Trung Quốc sốt sắng muốn hợp tác với Nga nghiên cứu máy bay vận tải

29/11/2012 08:03
Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã)
(GDVN) - Trung Quốc không còn hứng thú với máy bay vận tải IL-76 nữa, mà muốn hợp tác với Nga chế tạo máy bay mới thay thế, được Nga quan tâm.
Máy bay vận tải IL-76 của Không quân Trung Quốc, do Nga chế tạo.
Máy bay vận tải IL-76 của Không quân Trung Quốc, do Nga chế tạo.

Tân Hoa xã dẫn mạng “Global Strategy” Mỹ cho biết, Trung Quốc có kế hoạch mua 10 máy bay vận tải IL-76 cải tiến của Nga. Hơn nữa, họ còn có ý định hợp tác với Nga nghiên cứu phát triển máy bay vận tải Trung Quốc thay thế cho IL-76.

Kế hoạch mua 10 máy bay vận tải IL-76 cải tiến là một phần khôi phục chương trình mua vũ khí Nga năm 2005: Khi đó Trung Quốc sử dụng số tiền 1,5 tỷ USD mua 38 máy bay vận tải IL-76 và máy bay tiếp dầu IL-78 của Nga. Một năm sau, do Nga muốn nâng giá lên 27%, cho nên Trung Quốc đã hủy bỏ giao dịch này.

Sau đó, Trung Quốc bắt đầu tìm kiếm những con đường khác, trong đó có thúc đẩy các nhà chế tạo máy bay nội địa đuổi kịp với trình độ tiên tiến thế giới. Hiện nay, quá trình này vẫn đang tiếp tục, nhưng đồng thời Trung Quốc còn có cần có những máy bay vận tải mạnh hơn.

Tương tự như máy bay vận tải C-141 kiểu cũ của Mỹ, máy bay vận tải IL-76 ban đầu chỉ sản xuất ở Uzbekistan. Đây là do vào năm 1941, Đức xâm lược, một nhà chế tạo máy bay Nga đã di chuyển về hướng Đông đến Uzbekistan – quốc gia tách khỏi Liên Xô từ năm 1991. Trong 10 năm qua, Nga đã bắt đầu chuyển sản xuất máy bay chiến đấu IL-76 về Nga.

Máy bay vận tải quân dụng hạng nặng IL-476 của Nga
Máy bay vận tải quân dụng hạng nặng IL-476 của Nga

Trong 30 năm qua, tổng cộng có hơn 900 máy bay vận tải IL-76 được sản xuất, trong đó đa số là do doanh nghiệp liên doanh máy bay Tashkent Chkalov của Uzbekistan chế tạo. Gần 100 máy bay vận tải IL-76 xuất khẩu ra nước ngoài, chủ yếu là xuất khẩu cho Cuba, Iraq, Trung Quốc, Ấn Độ, Libya và Syria.

Nhưng, đến năm 2005, sau khi Trung Quốc bắt đầu đặt mua máy bay vận tải IL-76, doanh nghiệp liên doanh sản xuất máy bay Tashkent Chkalov mới hồi sinh nhờ cánh máy bay và các liên kiện khác của máy bay vận tải An-225, An-70 và An-124. Ngoài ra, công ty này còn cung cấp bộ kiện thay đổi cho máy bay IL-76 và IL-114.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, máy bay thương mại Nga sở dĩ sống sót được, một phần nguyên nhân là do họ có một thị trường độc quyền (các nước Liên Xô cũ, các nước Đông Nam Á do Liên Xô kiểm soát), hơn nữa cũng hấp dẫn những nước tìm cách sở hữu máy bay chiến đấu dùng bên nhưng giá rẻ.

Mặc dù hiện vẫn có rất nhiều máy bay vận tải thời đại Liên Xô hoạt động tích cực ở thị trường cấp 2, nhưng những thiết kế này không còn hấp dẫn nữa. Máy bay vận tải do phương Tây nghiên cứu chế tạo mặc dù giá khá đắt đỏ, nhưng dễ điều khiển hơn.

Trung Quốc phát triển máy bay vận tải cỡ vừa Y-9
Trung Quốc phát triển máy bay vận tải cỡ vừa Y-9

Các công ty hàng không thời đại Liên Xô tìm cách sinh tồn trong cạnh tranh, nhưng sự cạnh tranh này cuối cùng đã đào thải rất nhiều nhà chế tạo máy bay thời đại Liên Xô, chỉ có số ít tìm cách đuổi kịp trình độ tiên tiến của thế giới hoặc những nhà chế tạo tìm kiếm được thị trường mới thì mới sống sót được.

Trung Quốc không còn hứng thú với việc mua sắm 38 máy bay IL-76 hoặc IL-78, nhưng sẵn sàng hợp tác với Nga nghiên cứu phát triển một loại máy bay vận tải Trung Quốc thay thế cho IL-76. Trung Quốc đã thiết kế ra một loại máy bay như vậy, nhưng vẫn cần có động cơ và công nghệ hàng không của Nga.

Nga rất quan tâm hợp tác với Trung Quốc nghiên cứu phát triển máy bay vận tải, nhưng lịch sử sao chép sản phẩm vũ khí trang bị do Nga chế tạo của Trung Quốc luôn làm cho Nga giữ thái độ cảnh giác.

Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển máy bay vận tải chiến lược Y-20
Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển máy bay vận tải chiến lược Y-20
Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã)