Trung Quốc thông qua bán tên lửa cho Thổ Nhĩ Kỳ để chơi cờ với Mỹ?

23/02/2015 08:01
Đông Bình
(GDVN) - Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố tiếp tục trung thành với lựa chọn trước đây, không kết nối hệ thống mới với NATO, trong khi Trung Quốc đang làm cho NATO "rạn nứt".
Hệ thống phòng không FD-2000 (phiên bản xuất khẩu của HQ-9) tại Triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Hệ thống phòng không FD-2000 (phiên bản xuất khẩu của HQ-9) tại Triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc (nguồn mạng sina)

Thổ Nhĩ Kỳ cân nhắc tiếp tục mua tên lửa HQ-9 Trung Quốc

Theo hãng tin Reuters Anh ngày 19 tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cùng ngày cho biết, nước này không có ý định kết nối hệ thống phòng thủ tên lửa mới của họ với hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO. Có nhiều quan chức cho hay, hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang xem xét một thỏa thuận trị giá 3,4 tỷ USD với Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismet Yilmaz cho hay, Ankara có kế hoạch thúc đẩy chương trình hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc, đồng thời cho biết, công tác đánh giá đấu thầu đã hoàn thành, cũng chưa thu được báo giá mới. Ông cho hay, hệ thống này sẽ nhập vào hệ thống quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ không nhập vào hệ thống vũ khí của NATO.

Nhưng, nhiều quan chức chính phủ khác cho hay, điều này hoàn toàn không có nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra quyết định cuối cùng.

Cục mua sắm công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra tuyên bố cho hay: "Chúng tôi hiện vẫn đang tiến hành bàn thảo với tất cả các bên tranh thầu".

Quan chức Mỹ và NATO cảm thấy không hài lòng với việc Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn Tổng công ty xuất nhập khẩu máy móc chính xác Trung Quốc.

Công ty tên lửa phòng không châu Âu do Italia và Pháp liên doanh đứng thứ 2 trong cuộc đấu thầu này.

Hệ thống phòng không FD-2000 tại Triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Hệ thống phòng không FD-2000 tại Triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc (nguồn mạng sina)

Công ty Raytheon Mỹ cũng đã tham gia tranh thầu với hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot. Toàn thế giới đã có hơn 10 quốc gia đang sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa này.

Phó tổng giám đốc Tim Glaeser phụ trách nghiệp vụ hệ thống phòng thủ tổng hợp của Công ty Raytheon cho rằng, gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu Công ty Raytheon tiếp tục tiến hành trình bày về phương án đấu thầu.

Tim Glaeser nói: "Theo chúng tôi được biết, hiện nay họ vẫn đang đánh giá bỏ thầu của các bên. Họ đã bày tỏ quan tâm trở lại. Hiện nay, chúng tôi vẫn chưa bị loại bỏ".

Trung Quốc dựa vào bán tên lửa cho Thổ Nhĩ Kỳ để làm rạn nứt NATO?

Trang mạng tin tức vệ tinh Nga ngày 20 tháng 2 đưa tin, lợi ích chính trị quân sự hai nước Trung-Mỹ lần đầu tiên xảy ra va chạm ở NATO - khu vực do Mỹ lãnh đạo. Thổ Nhĩ Kỳ lấy Trung Quốc làm "át chủ bài" để làm trái lại Mỹ, Bắc Kinh có thể dựa vào điều này để gây rạn nứt NATO. Chuyên gia Nga đã đưa ra đánh giá như vậy về việc Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch hợp tác với Trung Quốc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa.

Vào thứ Năm vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yilmaz đã công bố những kế hoạch này. Ông nói thêm, hệ thống phòng thủ tên lửa do Ankara xây dựng sẽ không hòa nhập với hệ thống của NATO.

Hệ thống phòng không FD-2000 tại Triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Hệ thống phòng không FD-2000 tại Triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc (nguồn mạng sina)

Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yilmaz tuyên bố, Trung Quốc chiến thắng trong tranh thầu tên lửa phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ. Được biết, các công ty Mỹ như Raytheon, Lockheed Martin và tập đoàn Eurosam châu Âu đã tham gia cuộc đấu thầu này. Vào cuối tháng 4, Ankara sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Không loại trừ, dưới sức ép của Mỹ, kết quả này sẽ còn bị hủy bỏ. Năm 2013 từng có tiền lệ như vậy. Khi đó, Ankara quyết định mua sắm 12 hệ thống tên lửa từ Tổng công ty xuất nhập khẩu máy móc chính xác Trung Quốc (CPMIEC).

Trong 1 năm qua, mặc dù Mỹ đã gia tăng sức ép to lớn lên Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ tạm thời còn trung thành với sự lựa chọn của họ. Trên phương diện này, không chỉ là do ưu đãi giá cả của hệ thống Trung Quốc, tính năng tốt, hơn nữa, Thổ Nhĩ Kỳ có "tính toán" của họ, họ muốn đánh con bài Trung Quốc để chơi "trò" với Mỹ. Phó viện trưởng Bavier Zolotalev, Viện nghiên cứu Canada của Mỹ nhận định như vậy.

Ông nói: "Đây là việc rất tự nhiên, bởi vì tất cả mọi việc đều tùy thuộc vào sự va chạm lợi ích. Đối với cuộc tranh thầu này, một số người chơi có thực lực hùng hậu đã tham gia. Mỹ sẽ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của mình ở khu vực này. Đối tác chủ yếu của họ là Israel, hơn nữa trong tay họ cũng có đồ thật”.

“Trung Quốc đã giành được tiến triển nhất định về hệ thống kiểm soát, có thể đang sử dụng những công nghệ này trên phương diện hệ thống phòng thủ tên lửa. Xem ra, Trung Quốc dựa vào đó, đã đưa ra đề nghị có sức hấp dẫn đối với Ankara”.

“Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ là nước thành viên NATO, nước này có giới hạn nhất định về quyết sách độc lập. Nhưng, nếu Thổ Nhĩ Kỳ tận dụng tốt đề nghị của Trung Quốc trên lĩnh vực phòng thủ tên lửa, thì có thể củng cố vị thế của họ trong khuôn khổ NATO và quan hệ với Mỹ, đồng thời thu được nhiều lợi ích hơn".

Hệ thống phòng không FD-2000 tại Triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Hệ thống phòng không FD-2000 tại Triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc (nguồn mạng sina)

Bắc Kinh đương nhiên sẽ không phải không cân nhắc tới sự "tổ hợp" này. Căn cứ vào tình hình thực tế, có thể lấy Thổ Nhĩ Kỳ làm cơ sở, gây phiền phức cho Mỹ trên phương diện xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực. Hơn nữa, thậm chí có thể lần đầu tiên tạo ra một "vết rạn" trong NATO do Mỹ đóng vai trò tuyệt đối. Chủ nhiệm Vladimir Evseev thuộc Trung tâm nghiên cứu chính trị-xã hội Nga đã đưa ra quan điểm như vậy.

Ông cho hay: "Đối với NATO, đây là tín hiệu rất đáng kinh ngạc. Đương nhiên, đây không phải là lần đầu tiên. Chẳng hạn, Nga đang cung cấp vũ khí cho Hy Lạp - một nước thành viên NATO. Về tổng thể, sự phát triển liên tục của sự kiện loại này làm cho Mỹ càng khó điều khiển NATO. Hơn nữa, loại vấn đề này tương lai sẽ chỉ nhiều hơn”.

“Nhìn vào tình hình hiện nay, còn chưa xuất hiện trạng thái khủng hoảng nào, bởi vì Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đều rất lệ thuộc vào vũ khí của Mỹ. Nhưng, một số mâu thuẫn xuất hiện trong nội bộ NATO sẽ làm suy yếu NATO với tính chất là một tổ chức chỉnh thể. Phải biết rằng, NATO thực hiện nguyên tắc mang tính đồng thuận, thiếu đồng thuận, đưa ra quyết định sẽ trở nên phức tạp hơn".

Rõ ràng, Trung Quốc bán hệ thống phòng thủ tên lửa cho Ankara, thu được 4 tỷ USD chỉ là một phần trong trò chơi cạnh tranh ở Thổ Nhĩ Kỳ. Hiệu quả địa-chính trị phải vượt qua lợi ích về thương mại. Bởi vì, thông qua ván cờ này có thể làm tiêu hao vị thế của Mỹ trong NATO. Mỹ lấy NATO làm công cụ, gây ảnh hưởng và thực hiện quyền kiểm soát trên toàn cầu.

Hệ thống phòng không FD-2000 tại Triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Hệ thống phòng không FD-2000 tại Triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Đông Bình