Trung Quốc xua đuổi ngư dân Philippines ở đá Công Đo, tiếp tục xây đảo

22/06/2015 07:25
Đông Bình (nguồn mạng Quan sát)
(GDVN) - Do "cướp biển có vũ trang" tiến hành xua đuổi nên ngư dân Philippines gần đây đã không thể tới gần đá Công Đo, tiếp tục lấn biển ở đá Vành Khăn, đá Subi.
Hình ảnh Đá Vành Khăn trên tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc
Hình ảnh Đá Vành Khăn trên tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc

Mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 21 tháng 6 dẫn tờ "Thời báo Manila" Philippines ngày 20 tháng 6 đưa tin, ngư dân địa phương tỉnh Bataan, Philippines ngày 19 thông báo với chính quyền địa phương, cho biết, họ đã phát hiện ra hải quân và tàu cảnh sát biển Trung Quốc ở khu vực lân cận đá Công Đo (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

Đồng thời, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ ngày 18 tháng 6 cho rằng, Trung Quốc hiện nay vẫn tiến hành hoạt động lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa.

Ngư dân tên là Donie Cabacungan này cho biết, khoảng 1 tuần trước từng có một thuyền trưởng đến từ thành phố Iloilo, Philippines cho biết, có một tàu chiến Hải quân Trung Quốc mang số hiệu 29 xua đuổi họ rời khỏi đá Công Đo.

Mặc dù có quan điểm cho rằng, chiếc tàu chiến này rất có thể là tàu chiến của Malaysia, nhưng Donie Cabacungan nhấn mạnh, liên tục có tàu chiến Trung Quốc "không ngừng chạy quanh đá ngầm này" để ngăn chặn "chúng ta đánh bắt cá ở khu vực này".

Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.

Donie Cabacungan cho biết, mặc dù trên đá Công Đo có binh sĩ Philippines đồn trú (trái phép), nhưng do sự xua đuổi (bất hợp pháp) của Cảnh sát biển Trung Quốc (lực lượng này được Philippines xác định là cướp biển có vũ trang), tàu cá của họ gần đây đã không thể tới gần đá Công Đo.

Đá Công Đo nằm ở phía đông quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng báo Trung Quốc vẫn ngang nhiên bày đặt lãnh thổ của Trung Quốc đối với nó, cho rằng, ngư dân Trung Quốc "thường xuyên đến vùng biển đá Công Đo đánh bắt cá".

Theo bài báo, đá Công Đo bị Philippines xâm chiếm phi pháp vào năm 1980. Nhưng lưu ý là đá ngầm này thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam – quần đảo này cùng với Hoàng Sa và toàn bộ Biển Đông đang bị Trung Quốc tìm cách gặm nhấm bằng mọi loại thủ đoạn ngôn từ, ngoại giao, hành chính và quân sự... - PV.

Bài báo cho hay, Chính phủ Trung Quốc vừa ngang nhiên tuyên bố "sắp hoàn thành bồi đắp, tôn tạo" một số đá ngầm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, sau đó Tân Hoa xã cũng đã đăng một bức ảnh vệ tinh về đá Chữ Thập sau khi bồi đắp, tôn tạo. Đây là một hành động ngang ngược của kẻ cướp - PV.

Ngoài ra, giới cầm quyền Trung Quốc còn cho hay, họ sẽ tiếp tục hành vi bành trướng, thực dân bằng cách xây dựng các công trình cả quân sự và dân sự trên các đá ngầm đã bồi đắp, tôn tạo. Trung Quốc đưa ra tuyên bố nhằm thực hiện "trách nhiệm nước lớn" của kẻ xâm lược Biển Đông - PV.

Đá Chữ Thập
Đá Chữ Thập

Theo phân tích của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ, công trình lấn biển (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở đá Gạc Ma và đá Chữ Thập đã hoàn thành, còn công trình lấn biển (bất hợp pháp) ở đá Vành Khăn và đá Subi (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) vẫn đang tiến hành.

Hoạt động lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở đá Vành Khăn được tiến hành từ mùa xuân năm 2015, đến nay đá ngầm đã tạo thành bức tường biển hình vòng, mặt nam đá ngầm đã hình thành cảng.

Đến ngày 10 tháng 6, diện tích đá Vành Khăn tăng khoảng 5,42 km2, trở thành đảo lớn nhất quần đảo Trường Sa.

Trong khi đó, sau vài tháng lấn biển (bất hợp pháp), diện mạo đá Subi đã thay đổi toàn diện. Trung Quốc đã vây đá ngầm lại, tàu thuyền đã không thể chạy qua giữa đá ngầm, diện tích đá Subi tăng khoảng 3,95 km2, tổng diện tích đã lên tới 4,02 km2, là đảo lớn thứ hai ở quần đảo Trường Sa.

Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ cho rằng, công trình lấn biển (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở đá Subi vẫn đang tiến hành.

Đá Gạc Ma
Đá Gạc Ma

Cố vấn châu Á lâu năm Bonnie Glaser của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế cho rằng, Trung Quốc từng (ngang nhiên) tuyên bố "công trình Biển Đông sắp hoàn thành", nhưng thời điểm rốt cuộc là lúc nào, là tháng này hay 1 năm sau mới có thể hoàn thành thì vẫn còn chưa biết, chỉ có thể xác định hiện nay công trình lấn biển (bất hợp pháp) vẫn đang tiến hành.

Giới cầm quyền Trung Quốc thực sự đang bày trò lừa đảo về hoạt động lấn biển xây đảo bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam hòng áp đặt yêu sách bành trướng "đường lưỡi bò" cho cả Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Họ đã không ngại diễn những trò lố bịch mang danh "nước lớn" có một không hai - PV.

Đông Bình (nguồn mạng Quan sát)