Trưng cầu dân ý tại Crimea: Kiev chỉ biết thở dài và chờ đợi

17/03/2014 07:49
Đông Bình
(GDVN) - Trước đây, Mỹ và phương Tây cưỡng ép thúc đẩy Kosovo trưng cầu dân khiến cho Liên bang Nam Tư tan rã, còn nay phương Tây lại muốn Crimea ở lại với Ukraine.
Crimea tổ chức trưng cầu dân ý về số phận của nước cộng hòa tự trị này.
Crimea tổ chức trưng cầu dân ý về số phận của nước cộng hòa tự trị này.

Trong "ánh mắt lo ngại" của thế giới, nước Cộng hòa tự trị Crimea ngày 16 tháng 3 (giờ địa phương) tổ chức trưng cầu dân ý, trên phiếu bầu chỉ có 2 sự lựa chọn: Sáp nhập vào Nga hoặc tự trị ở mức độ cao hơn. Xung quanh cuộc trưng cầu dân ý của Crimea, cuộc khủng hoảng Ukraine đang leo thang, đối đầu giữa Nga và Mỹ-Âu trở nên trầm trọng hơn.

Ngày 15/3, 5 nước thành viên thường trực và 10 nước thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tiến hành bỏ phiếu biểu quyết đối với dự thảo nghị quyết vấn đề Ukraine do Mỹ đưa ra. Do nước thành viên thường trực Nga bỏ phiếu chống, theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, dự thảo không thể thông qua.

Trong thời điểm mấu chốt căng thẳng như vậy của cuộc khủng hoảng Ukraine, trong tình hình cộng đồng quốc tế bất đồng ý kiến, ép buộc thúc đẩy bản dự thảo nghị quyết biết rõ sẽ chết non như vậy, e rằng không phải là "giúp đúng lúc cần", mà là "họa vô đơn chí", đã làm lẫn lộn "tiêu cự" của cuộc khủng hoảng Ukraine, sẽ khiến cho tình hình phức tạp thêm. Điều này chỉ có thể làm cho khủng hoảng giải quyết chính trị trở nên khó khăn hơn.

Người dân Crimea đi bỏ phiếu về địa vị của khu vực này: gia nhập Nga hay ở lại Ukraine
Người dân Crimea đi bỏ phiếu về địa vị của khu vực này: gia nhập Nga hay ở lại Ukraine


Trong nhiều tháng liên tiếp vừa qua, từ xung đột đổ máu ở Thủ đô Kiev và thay đổi chính quyền quốc gia một cách bạo lực, đến cuộc trưng cầu dân ý Crimea hết sức căng thẳng hiện nay, tình hình hỗn loạn ngày càng xấu đi của cuộc khủng hoảng Ukraine có thể nói là ngày càng đáng lo ngại.

Một quốc gia có chủ quyền ra đời chỉ hơn 20 năm, do nguyên nhân lịch sử phức tạp và mâu thuẫn xã hội tích lũy, do vị trí đặc biệt của bản thân trong địa-chính trị quốc tế, trở thành "sàn đấu" đọ sức quyết liệt giữa các lực lượng bên trong và bên ngoài, số phận quốc gia ngày càng khó tự kiểm soát, khiến cho người ta phải thở dài.

Về khách quan, khủng hoảng Ukraine có tính đặc biệt về lịch sử và tính phức tạp hiện thực, nhưng phát triển đến mức như hôm nay, sự can thiệp của bên ngoài khó có thể từ chối trách nhiệm. Ở mức độ rất lớn, đây là "rượu đắng" dụ dỗ Ukraine lựa chọn phe cánh của phương Tây.

Cựu Thủ tướng Đức Schröder vừa phê phán EU "ngay từ đầu đã phạm sai lầm muốn ký thỏa thuận đồng minh (với Ukraine) với khẩu hiệu 'hoặc này hoặc kia' (hoặc lựa chọn EU hoặc lựa chọn Nga)". Sự thực chứng minh, ép nước khác vào góc tường thì đều không có lợi cho mình, cho người.

Phiếu bầu cho số phận của Crimea
Phiếu bầu cho số phận của Crimea

Phương Tây còn phải thức tỉnh đối với "tiêu chuẩn kép" của họ. Lần trước, trong dự thảo nghị quyết có liên quan đến vấn đề Ukraine, Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng. Nhưng, trong ngôn ngữ chính trị quốc tế đương đại, phiếu trắng cũng thể hiện một thái độ "rõ ràng".

Trước đây, trong vấn đề South Ossetia, vấn đề Kosovo cũng vậy, đến nay, trong vấn đề Crimea tTQ vẫn làm như vậy.

Bài báo cho rằng, nhìn lại phương Tây, trong vấn đề Kosovo trước đây, cưỡng ép thúc đẩy Kosovo trưng cầu dân ý độc lập, lập trường của họ trong vấn đề Crimea hiện nay lại trái ngược hoàn toàn. Tự mâu thuẫn và tiêu chuẩn kép như vậy rõ ràng xuất phát từ sự tính toán của mục đích chính trị tự thân, đương nhiên khó có thể đem lại lòng tin cho Nga và thế giới.

Crimea tác động mạnh đến cục diện thế giới, đưa tiền đồ quốc gia của Ukraine, đưa quan hệ Nga-phương Tây đến một "ngã tư đường" quan trọng. Nhưng, Ukraine không gánh nổi sự đối đầu và chia rẽ nhiều hơn, Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger cho rằng: "Nếu coi Ukraine là một phần của đối đầu Đông-Tây thì sẽ hủy diệt hy vọng đưa Nga và phương Tây vào hệ thống hợp tác quốc tế trong mấy chục năm tới".

Phiếu bầu đã được bỏ cho tương lai Crimea
Phiếu bầu đã được bỏ cho tương lai Crimea

Tục ngữ có câu, "sốt ruột không thể uống thuốc nóng". Tình hình mấy tháng qua cho thấy, hóa giải cuộc khủng hoảng Ukraine không chỉ cần kiên trì con đường giải quyết chính trị, mà còn cần các bên đều có kiên nhẫn chính trị to lớn.

Lúc này, việc gấp trước mắt không phải là cưỡng ép thúc đẩy nghị quyết gì ở cơ quan quốc tế cao nhất bảo vệ hòa bình thế giới - Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, mà là thực hiện lập trường khách quan và công bằng, nhanh chóng xây dựng cơ chế phối hợp quốc tế, thúc đẩy đàm phán và hòa bình, cố gắng tối đa để có thể tránh leo thang khủng hoảng.

Kết quả: Khả năng Crimea gia nhập Nga rất lớn

Theo hãng tin AFP, cuộc trưng cầu dân ý toàn dân của nước Cộng hòa tự trị Crimea đã được chính thức bắt đầu vào 8 giờ sáng ngày 16 tháng 3 (giờ địa phương). Cuộc bỏ phiếu lần này sẽ quyết định địa vị của Crimea: tiếp tục ở lại Ukraine hay gia nhập Liên bang Nga.

Được biết, trưng cầu dân ý sẽ tiến hành bỏ phiếu cho 2 câu hỏi: Một là "Bạn ủng hộ Crimea sáp nhập với Nga với tư cách Liên bang hay không?". Hai là "Bạn ủng hộ khôi phục Hiến pháp khu vực Crimea năm 1992 và tán thành Crimea là một phần của Ukraine hay không?".

Lực lượng tự vệ của nước Cộng hòa tự trị Crimea
Lực lượng tự vệ của nước Cộng hòa tự trị Crimea

Đối với quyết định của Crimea, chính quyền Kiev, Ukraine cho biết kiên quyết phản đối, cho rằng, trưng cầu dân ý như vậy là vi Hiến, là vi phạm pháp luật và áp dụng một loạt biện pháp để ngăn chặn, nhưng cho biết sẽ không can thiệp quân sự đối với Crimea. Nhưng, Nga cho rằng, trưng cầu dân ý hoàn toàn hợp pháp, Nga tôn trọng ý nguyện tự do của nhân dân Crimea.

Do người Crimea dân tộc Nga chiếm tuyệt đại đa số, dân tộc Nga ở đây do nguyên nhân lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ, đương nhiên ủng hộ Crimea gia nhập Nga. Các giới rộng rãi suy đoán, kết quả trưng cầu dân ý - khả năng Crimea gia nhập Nga là tương đối lớn.

Đông Bình