BÁO TRUNG QUỐC

Trước đại hội 18 ĐCS Trung Quốc:Chóp bu lãnh đạo quân sự muốn thể hiện

05/08/2012 06:04
Việt Dũng (nguồn báo Tin tức Trung Quốc)
(GDVN) - Tên lửa chống hạm của Trung Quốc triển khai ở duyên hải, dựa vào vệ tinh dẫn đường để tấn công chính xác, tiêu diệt tàu sân bay của đối phương - báo chí Trung Quốc tuyên truyền.
Tên lửa bờ đối hạm YJ-62 do Trung Quốc sản xuất.
Tên lửa bờ đối hạm YJ-62 do Trung Quốc sản xuất.

Tờ “Tin tức Trung Quốc” đưa tin, ngày 1/8, Quân đội Trung Quốc (PLA) đã tổ chức kỷ niệm tròn 85 năm thành lập.

Báo chí nước ngoài cho rằng, PLA có 2,3 triệu quân, vẫn là quân đội có quy mô lớn nhất thế giới. Gần đây, Quân đội Trung Quốc đã gia tăng đầu tư trên phương diện công nghệ quân sự. Ngoài tố chất quân sự, tăng cường tố chất quân sự cho quân đội cũng được Trung Quốc đưa vào chương trình làm việc.

Tờ “NeuesDeutschland” Đức chỉ ra, duy trì một đội quân như vậy và tiến hành hiện đại hóa sẽ phải chi phí rất lớn: Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2011 là 60,11 tỷ nhân dân tệ, năm 2012 lại tăng lên 67,03 tỷ nhân dân tệ, mức tăng vượt 10%.

Như vậy, tỷ lệ ngân sách quân sự công khai trong GDP của Trung Quốc chiếm 1,4%. Trong khi đó, chi tiêu quân sự của Mỹ chiếm 4,5% GDP, chi tiêu quân sự của các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khác cũng chiếm 2,3-3,5% GDP.

Trung Quốc đã bắt đầu triển khai tên lửa chống hạm ở khu vực duyên hải, dựa vào hệ thống vệ tinh tương ứng có thể bắn trúng mục tiêu và khiến cho tàu sân bay của đối phương mất đi sức chiến đấu - báo chí Trung Quốc tuyên truyền.

Tháng 1/2011, khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó là Robert Gates đến thăm Trung Quốc, Quân đội Trung Quốc đã bắt đầu cho bay thử chiếc máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên J-20.

Trung Quốc khẳng định cũng sẵn sàng cho chiến tranh điện tử chống lại sự tấn công của tin tặc (hacker).

Tên lửa bờ đối hạm YJ-62 của Trung Quốc.
Tên lửa bờ đối hạm YJ-62 của Trung Quốc.

Bài báo cho rằng, trong thời điểm Đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị tổ chức Đại hội 18, tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc đã tăng cường tố chất chính trị cho Quân đội, thể hiện rõ trong việc tuyên truyền “2 hoạt động giáo dục” hiện nay.

Một là “coi trọng chính trị và đại cục, tuân thủ kỷ luật”, hai là “ca ngợi thành tựu phát triển khoa học, trung thành thực hiện sứ mệnh lịch sử”. Điều này cho thấy, lãnh đạo Trung Quốc muốn Quân đội “làm gương” cho toàn xã hội trên nhiều phương diện – tố chất cao, khả năng mạnh, tuân thủ kỷ luật, không tự mãn.

Trong tình hình đó, các doanh nghiệp công nghiệp quân sự mạnh của Mỹ cùng tổ chức vận động hành lang của họ muốn nhấn mạnh rằng “Trung Quốc đe dọa Tây Thái Bình Dương và Viễn Đông”. Mục đích chủ yếu là để ngăn chặn Mỹ cắt giảm ngân sách quân sự lớn. Đối với vấn đề này, Bắc Kinh có thái độ phản ứng lạnh nhạt.

Trung Quốc và Nga mặc dù còn có cạnh tranh, nhưng quan hệ hai nước hiếm có khi nào tốt như hiện nay. Hai nước coi Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) là cái “mỏ neo” giữ sự ổn định quan trọng của Trung Á, đặc biệt, Ấn Độ cũng là nước quan sát viên của tổ chức này. Quân đội Trung Quốc sẽ có khả năng tiếp tục tập trung các nguồn lực cho nâng cao khả năng phòng thủ.

Tên lửa bờ đối hạm YJ-62 do Trung Quốc tự sản xuất.
Tên lửa bờ đối hạm YJ-62 do Trung Quốc tự sản xuất.
Việt Dũng (nguồn báo Tin tức Trung Quốc)