Tướng Nhật: Phải cảnh giác, coi nhẹ các động thái của TQ là sai lầm

14/01/2014 14:13
Việt Dũng
(GDVN) - "Trung Quốc đầu tư chi tiêu quân khổng lồ không ngừng tăng cường quân bị, nhưng cũng giống như xây "lâu đài trên cát".
Tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc chỉ là bia ngắm của Nhật Bản
Tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc chỉ là bia ngắm của Nhật Bản

Trang mạng báo thương mại Nhật Bản ngày 12 tháng 1 dẫn lời một tác phẩm của cựu tướng lĩnh nghỉ hưu Lực lượng Phòng vệ, chuyên gia quân sự Nhật Bản tiến hành bình luận về quân sự Trung Quốc và quan hệ Trung-Nhật trong tương lai, cho rằng: "Trong xây dựng quân sự, Trung Quốc có truyền thống coi trọng 'lượng', chứ không phải 'chất'".

Theo tờ "Thời báo Hoàn Cầu", những quan chức nghỉ hưu này của Quân đội Nhật Bản liên tiếp đưa ra nhiều sách khác nhau tại Nhật Bản, hầu hết đều nhấn mạnh đến "mối đe dọa Trung Quốc" hiện nay, "hò hét cổ động" cho sửa đổi Hiến pháp và tăng cường xây dựng Lực lượng Phòng vệ.

Trang mạng báo thương mại Nhật Bàn cho rằng, nhìn vào tình hình quan tâm của độc giả trong năm 2013 sẽ phát hiện, những thông tin mới liên quan đến đối đầu quân sự ở nhóm đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) là điểm nóng tuyệt đối, đối với việc thảo luận về sức mạnh quân sự Nhật-Trung, cuốn sách "Nhật-Trung có xảy ra chiến tranh trên biển không - các bước đi ra biển của Trung Quốc gia tăng và đối sách của Nhật Bản" đã tiến hành phân tích chi tiết.

Tàu hộ vệ Type 054A Trung Quốc
Tàu hộ vệ Type 054A Trung Quốc

Cuốn sách này do 3 nguyên tướng lĩnh của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản gồm Kazuya Natsukawa, Toshihiko Ôoka và Nobushi Shinji biên soạn, trong đó Kazuya Natsukawa và Toshihiko Ôoka cũng lần lượt đảm nhiệm Tham mưu trưởng trên biển của Nhật Bản và chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân thứ 22.

Kết quả đánh giá của cuốn sách này cho rằng, khoảng cách thực lực giữa Lực lượng Phòng vệ Biển với Hải quân Trung Quốc vẫn rất lớn, đơn thuần từ góc độ cân bằng sức mạnh quân sự, Trung Quốc còn chưa thể xâm phạm Nhật Bản.

Nhưng, Nhật Bản không nên quên phải luôn luôn cảnh giác, coi nhẹ các động thái của Trung Quốc không chỉ sai lầm, mà sẽ còn làm cho Trung Quốc nắm lấy cơ hội áp dụng các hành động quyết đoán.

Cuốn sách này còn lấy các số liệu phân tích công nghệ để phô trương, trên phương diện xây dựng năng lực quân sự, từ đời Thanh đến nay, Trung Quốc chỉ coi trọng số lượng. Giống như nhà Thanh mua tàu cỡ lớn bọc thép Định Viễn và Trấn Viễn, đến nay Trung Quốc đầu tư chi tiêu quân khổng lồ không ngừng tăng cường quân bị, nhưng cũng giống như xây "lâu đài trên cát".

Tàu khu trục Hải Khẩu, Type 052C, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Tàu khu trục Hải Khẩu, Type 052C, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Cuốn sách này thậm chí cho rằng, "dùng một câu rất đơn giản để nói, mặc dù Hải quân Trung Quốc đã có tàu ngàm hạt nhân và tàu sân bay, nhưng một khi xảy ra xung đột quân sự, tất cả đều sẽ trở thành mục tiêu tấn công tuyệt vời của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và Mỹ".

Bởi vì, thiết bị định vị thủy âm và công nghệ radar mà Quân đội Trung Quốc dùng cho tàu ngầm và tàu chiến mặt nước có khoảng cách tương đối lớn so với Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Điều này cũng có nghĩa là, Trung Quốc sản xuất lượng lớn tàu chiến chẳng qua chỉ là đem lại bia ngắm trên biển cho Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Về vấn đề này, chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt cho rằng, quan điểm của cuốn sách này cho thấy, một số sĩ quan nghỉ hưu của Nhật Bản đang hướng tới "chủ nghĩa quân phiệt trần trụi", gây khiêu khích chiến tranh đối với hòa bình khu vực.

Đối với việc so sánh thực lực quân sự Trung-Nhật, những sĩ quan nghỉ hưu này thường "đại ngôn quá lời", mục đích là để thúc đẩy "chủ nghĩa quân phiệt" và xây dựng sức mạnh quân sự của Nhật Bản.

Tàu ngầm Trung Quốc
Tàu ngầm Trung Quốc

Theo Lý Kiệt, so với chiến tranh Giáp Ngọ 120 năm trước, đến nay đã bước vào thời đại chiến tranh thông tin, việc xây dựng Quân đội Trung Quốc đã bước vào giai đoạn phát triển hệ thống hóa, lục-hải-không quân được cải thiện toàn diện, bởi vì một cuộc chiến tranh cục bộ hiện đại không thể chỉ là một cuộc so tài đơn nhất của Hải quân.

Chuyên gia này tự tin cho rằng, Trung Quốc đã dẫn trước Nhật Bản về tên lửa, máy bay chiến đấu hiện đại. Ngoài ra, về phát triển tàu chiến mặt nước hiện đại, đại diện là tàu chiến Aegis, xu thế của Trung Quốc cũng đã áp đảo Nhật Bản.

Báo Trung Quốc cho rằng, những người như các sĩ quan có sách nêu trên chỉ đại diện cho phe cánh hữu, không đại diện cho người dân Nhật Bản, chỉ tuyên truyền mối đe dọa Trung Quốc và qua đó muốn sửa đổi Hiến pháp.

Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn, Type 071, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn, Type 071, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Việt Dũng