Tướng Trần Hổ đăng đàn nói xấu chiến lược xây dựng quốc phòng của Nhật

12/08/2013 07:13
Việt Dũng
(GDVN) - Tướng Trung Quốc "nói người mà không ngẫm đến ta", quy kết sai trái về xây dựng hiện đại hóa quốc phòng bình thường của Nhật Bản.
Ngày 6 tháng 8 năm 2013, Nhật Bản hạ thủy tàu sân bay trực thăng Izumo Type 22DDH, lập tức bị Trung Quốc nói ra nói vào.
Ngày 6 tháng 8 năm 2013, Nhật Bản hạ thủy tàu sân bay trực thăng Izumo Type 22DDH, lập tức bị Trung Quốc nói ra nói vào.

Tân Hoa xã ngày 9 tháng 8 đăng bài viết của tướng học giả Trần Hổ. Sau đây là nguyên văn nội dung bài viết: Ngày 6 tháng 8 năm 2013, tàu sân bay trực thăng Type 22DDH của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã hạ thủy ở Yokohama. Tàu chiến này có lượng giãn nước tối đa là 27.000 tấn, dự kiến chính thức đi vào hoạt động vào năm 2015.

Tàu 22DDH được đặt tên là Izumo, số hiệu 183, tên của tàu này từng được sử dụng cho tàu chỉ huy của hạm đội Nhật Bản trong chiến tranh tại Trung Quốc trước đây.

Tướng học giả quân sự Trần Hổ khi còn là Đại tá, Tổng biên tập tạp chí "Quân sự thế giới" Trung Quốc.
Tướng học giả quân sự Trần Hổ khi còn là Đại tá, Tổng biên tập tạp chí "Quân sự thế giới" Trung Quốc.


Nhật Bản hạ thủy tàu sân bay trực thăng Izumo đúng vào ngày tròn 68 năm bom nguyên tử bắn phá Hiroshima. 68 năm trước, ở Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, Mỹ đã ném hai quả bom nguyên tử khiến cho gần 300.000 người chết và bị thương, nhiều nạn nhân đến nay vẫn bị đau đớn bởi di chứng do nhiễm xạ.

Chính quyền Shinzo Abe lựa chọn thời điểm nhạy cảm này để tiến hành lễ hạ thủy có lẽ là có ý định tăng cường ý thức quốc phòng cho người dân Nhật Bản, cũng có thể tuyên truyền với bên ngoài về những quan điểm khác nhau của Nhật Bản về kết quả Chiến tranh thế giới thứ hai trước đây.

Sơ lược về tàu Izumo Type 22DDH

Tên đầy đủ của DDH là Destroyer Depot Ship, tức là "tàu khu trục trực thăng", là loại tàu riêng có của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Bộ phận DDH lớp Haruna lớp 5.000 tấn là tàu khu trục thông thường, có cầu tàu, pháo, tên lửa, radar; phần nửa sau là một kho chứa máy bay trực thăng rộng lớn và đường băng cất/hạ cánh máy bay trực thăng dài trên 1/3.

Lượng giãn nước tiêu chuẩn của tàu Izumo là 19.500 tấn, dài toàn bộ 248 m, rộng 38 m, có thể mang theo máy bay cánh xoay MV-22 Osprey, có thể mang theo nhiều nhất 14 máy bay trực thăng.

Ngày 3 tháng 8 năm 2013, máy bay vận tải cánh xoay Opsrey của quân Mỹ đến sân bay Futenma.
Ngày 3 tháng 8 năm 2013, máy bay vận tải cánh xoay Opsrey của quân Mỹ đến sân bay Futenma.

Tàu Izumo là vừa xuất hiện với hình dáng của tàu sân bay trực thăng, nói nó là tàu khu trục cũng được, tàu hộ vệ cũng được, bán tàu sân bay cũng được, nói chung nói hiện chưa có sức chiến đấu như tàu sân bay thực sự. Nhưng, nó lại có tiềm năng trang bị máy bay chiến đấu F-35B và máy bay cánh xoay V-22, đến lúc đó thì nó có sức chiến đấu gần như tàu sân bay, thậm chí trực tiếp đạt tới sức chiến đấu của tàu sân bay. Điều này không thể không gây ngạc nhiên.

Tướng Trung Quốc Trần Hổ suy đoán cho rằng, trước đây, Nhật Bản đã chế tạo tàu sân bay đầu tiên thực sự, mang tên Hosho, hiện nay càng có khả năng đạt đến mức chế tạo được một chiếc tàu sân bay có ý nghĩa thực sự. Nhưng họ lại lựa chọn cách làm che giấu, thực sự là có ý định gì? Quả thật, tàu Izumo có tiềm năng nâng cấp thành tàu sân bay, việc tốn nhiều tiền bạc, thời gian và công sức như vậy có ý nghĩa gì đối với người Nhật Bản luôn thông minh?

Trước hết, tuy những năm gần đây Nhật Bản và các nước xung quanh liên tục xảy ra tranh chấp biển đảo, nhưng những vùng biển này phần lớn nằm trong phạm vi bao trùm toàn diện của lực lượng hàng không bờ biển của các nước xung quanh, thậm chí nằm trong tầm phóng có hiệu quả của tên lửa bờ đối hạm của các nước xung quanh và khu vực. Cho nên, tàu chiến mặt nước cỡ lớn như vậy chắc chắn sẽ không liều lĩnh trong môi trường khả năng sinh tồn bị đe dọa nghiêm trọng.

Đồng thời, tàu Izumo được trang bị hệ thống vũ khí phòng thủ gần mạnh, rõ ràng, Nhật Bản muốn sử dụng nó để tác chiến trong vùng biển có rủi ro cao. Từ 2 điểm trên để nói, phương hướng sử dụng và tác chiến chủ yếu của tàu chiến này trong tương lai chắc chắn là vùng biển xa hơn.

Máy bay chiến đấu F-35B do Mỹ chế tạo
Máy bay chiến đấu F-35B do Mỹ chế tạo

Trước đây, phạm vi tác chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản được Nhật Bản cho biết là "bảo vệ tuyến đường sinh mệnh trên biển 1.000 hải lý'. Đối với Lực lượng Phòng vệ Biển hiện có của Nhật Bản, họ đã có thể thành thạo bảo vệ tuyến đường sinh mệnh trên biển 1.000 hải lý này. Hiện nay, tàu Izumo ra đời rõ ràng cho thấy tham vọng đại dương của Nhật Bản đã bắt đầu vượt qua phạm vi "1.000 hải lý" này.

Nhưng, vấn đề là tham vọng vươn ra biển xa có thể thực hiện được hay không, tàu Izumo có thể hoạt động như Nhật Bản mong muốn hay không. Nhật Bản giao "chìa khóa" quan trọng nhất này cho người Mỹ.

Ông Shinzo Abe đang thăm dò giới hạn của Mỹ?

Như trên đã nói, nếu muốn biến tàu Izumo thành một chiếc tàu sân bay thực sự, người Mỹ phải bán máy bay chiến đấu F-35B cho Nhật Bản, thậm chí Nhật Bản có thể nhập giấy phép sản xuất dòng F-35, trong đó có F-35B; hơn nữa Mỹ cũng cần bán máy bay V-22 Osprey cho Nhật Bản.

Khi Nhật Bản sở hữu máy bay V-22 Osprey, họ có tiềm năng cải tạo thành máy bay cảnh báo sớm trang bị cho tàu chiến. Khi Nhật Bản đã có hai loại máy bay chiến đấu này, tàu Izumo có thể nhanh chóng biến hòa thành một chiếc tàu sân bay thực sự.

Nhưng, Mỹ phải chăng sẽ bật đèn xanh cho Nhật Bản?

Trần Hổ cho rằng, Mỹ luôn coi Nhật Bản là một "quân cờ" trong thế trận châu Á-Thái Bình Dương. Trong tình hình bình thường, Mỹ có ranh giới của họ - không muốn Nhật Bản trở thành “đế quốc Nhật Bản” như trước đây. Nếu Nhật Bản thực sự trở thành đế quốc Nhật Bản như trước đây, trước hết người bị thách thức chính là Mỹ.

Tàu sân bay trực thăng Izumo Nhật Bản
Tàu sân bay trực thăng Izumo Nhật Bản

Vì vậy, nhìn vào mục tiêu chiến lược quốc gia lâu dài của Nhật Bản - để Nhật Bản trở thành một cường quốc bình thường, Mỹ là trở ngại cuối cùng của Nhật Bản, cũng là người kiềm chế cuối cùng.

Trong tình hình này, nếu muốn thực hiện mục tiêu chiến lược quốc gia lâu dài, Nhật Bản cần phải đi qua "cửa ải" của Mỹ. Điều này rõ ràng tùy thuộc vào thái độ của Mỹ. Mỹ đương nhiên tuyệt đối sẽ không dễ dàng bật đèn xanh lớn, để cho Nhật Bản làm gì thì làm. Nhưng, có khả năng buộc phải bật đèn xanh hay không?

Hiện nay, Mỹ cũng đang bàn bạc, trong tình hình chịu sức ép về kinh tế, phải giảm quy mô cụm chiến đấu tàu sân bay hiện có xuống còn 8-9. Sự suy yếu lực lượng trên biển này của Mỹ có nghĩa là trong tương lai Mỹ phải ngày càng dựa nhiều hơn vào lực lượng đồng minh. Để đồng minh thay họ chốt giữ, thực hiện nhiệm vụ, trực chiến. Như vậy, một khi tình hình này phát triển đến mức độ cao nhất, Mỹ phải chăng có thể mở cánh cửa lớn cho Nhật Bản?

"Có thể, Nhật Bản cũng đợi ngày này lâu lắm rồi".- Trần Hổ bình luận.

Đương nhiên, Nhật Bản cũng sẽ không chỉ chờ đợi để có được cơ hội như vậy. Một khi có điều kiện thích hợp, Nhật Bản sẽ nỗ lực trực tiếp tranh thủ kết quả theo ý muốn. Trên thực tế, trong nước Nhật Bản hiện nay đang xuất hiện một loạt động thái như vậy.

Trong đó, sửa đổi "Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí", sửa đổi "Hiến pháp hòa bình", đổi tên Lực lượng phòng vệ thành quân đội chính quy, điều quân ra nước ngoài, thúc đẩy thực hiện quyền tự vệ tập thể... Thậm chí trong tương lai có thể Nhật Bản sẽ thoát khỏi sự trói buộc của Hiến pháp, giành lại "quyền tuyên chiến".

Tàu sân bay trực thăng Izumo Nhật Bản
Tàu sân bay trực thăng Izumo Nhật Bản

Hiện nay, nội các Shinzo Abe Nhật Bản đang từng bước tìm cách hoàn thành quá trình này, và một khi quá trình này được hoàn thành thì có thể chủ động thách thức những nghi ngờ của Mỹ đối với họ, chủ động bước lên con đường trở thành một nước lớn bình thường.

Vì vậy, tàu 22DDH xuất hiện, từ góc độ một chiếc tàu chiến mặt nước cỡ lớn, hoàn toàn không phải là một thứ xuất sắc, cũng hoàn toàn không thể tạo ra thách thức cho tàu chiến cỡ lớn thậm chí tàu sân bay của các nước xung quanh. Nguy cơ thực sự chính là tín hiệu đằng sau việc tàu chiến này đi vào hoạt động.

Trần Hổ suy luận rằng, con đường này nếu được tiếp tục, Nhật Bản có thể thực sự trở thành một cường quốc tàu sân bay, một cường quốc trên biển, tiếp tục quay trở lại con đường cũ "đế quốc Nhật Bản" trước đây.

Tóm lại, bài báo của ông Trần Hổ tuyên truyền Nhật Bản có khả năng quay trở lại làm "đế quốc", nhưng ông Trần Hổ quên đi rằng hiện nay Trung Quốc đang ra sức phát triển hải quân, đã đưa và và thúc đẩy mạnh mẽ chiến lược xây dựng "cường quốc biển", liên tục diễn tập quân sự răn đe các nước láng giềng, đã hạ thủy tàu sân bay đầu tiên và có kế hoạch chế tạo tàu sân bay mới, liên tục tìm cách “chọc thủng” chuỗi đảo thứ nhất...

Đặc biệt, Trung Quốc dùng mọi phương thức để hiện thực hóa tham vọng “đường lưỡi bò” phi lý, phi pháp. Liệu Trung Quốc có tham vọng như Nhật Bản mà ông Trần Hổ nói hay không?

Tàu sân bay trực thăng Izumo Nhật Bản
Tàu sân bay trực thăng Izumo Nhật Bản
* Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của báo GDVN. Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook
Việt Dũng