Báo Anh: Hải quân Mỹ lấy Trung Quốc làm quân xanh trong diễn tập

Vì sao Mỹ sử dụng quân xanh TQ trong các cuộc tập trận lớn?

18/10/2014 08:16
Đông Bình
(GDVN) - Theo bài báo, mục tiêu lâu dài của TQ là xưng hùng ở các vùng biển khu vực, Nhật, Hàn, Philippines và Việt Nam đều muốn "tái cân bằng" của Mỹ.
Quân đội Mỹ tổ chức diễn tập "Valiant Shield-2014" ở Guam vào cuối tháng 9 năm 2014 (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Quân đội Mỹ tổ chức diễn tập "Valiant Shield-2014" ở Guam vào cuối tháng 9 năm 2014 (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Trang mạng BBC Anh ngày 15 tháng 10 đăng bài "Tại sao diễn tập Hải quân Mỹ đang coi Trung Quốc là quân xanh?". Bài viết đã phỏng vấn thiếu tướng Mark Montgomery, tư lệnh cụm chiến đấu tàu sân bay thứ năm và ghi chép lại những thông tin nhìn thấy trên tàu sân bay USS George Washington do tác giả tận mắt chứng kiến. Sau đây là nội dung bài viết:

Tôi cho rằng, Mỹ thích bàn đến duy trì tiếp xúc với Trung Quốc, nhưng các cuộc diễn tập mà Hải quân Mỹ đang tiến hành rõ ràng cũng là đang làm tốt chuẩn bị cho một cuộc xung đột tiềm tàng.

Phóng viên thông thường không có cơ hội được mời lên tàu sân bay phỏng vấn. Sau khi tôi viết xong bài báo này, có thể trong một thời gian tương đối dài cũng sẽ không có cơ hội tiếp tục nhận được lời mời như vậy.

"Tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" lấy Trung Quốc làm đối tượng

Tiếng ồn trên đường băng tàu sân bay động cơ hạt nhân USS George Washington Hải quân Mỹ là thứ tôi chưa từng cảm nhận được. Cách chỗ tôi vài mét, 11 máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet đang xếp hàng chuẩn bị được phóng cất cánh.

Quân đội Mỹ tổ chức diễn tập "Valiant Shield-2014" ở Guam vào cuối tháng 9 năm 2014
Quân đội Mỹ tổ chức diễn tập "Valiant Shield-2014" ở Guam vào cuối tháng 9 năm 2014

Chiếc máy bay đầu tiên đã được đẩy ra trước máy phóng, động cơ máy bay phát ra tiếng nổ rất lớn. Sau đó, trong khói mù màu trắng, chiếc máy bay chiến đấu nặng 15 tấn này giống như một đồ chơi lớn được phóng trên đường băng, rời khỏi tàu sân bay.

Vài giây sau,  những nhân viên trên đường băng mặc các trang phục màu sắc khác nhau lại lặng lẽ bắt đầu chuẩn bị phóng chiếc máy bay tiếp theo.

Quan sát Hải quân Mỹ ở cự ly gần như vậy không khỏi có chút khâm phục. Trên thế giới còn chưa có hải quân nước nào có "đồ chơi lớn" tương tự hoặc có thể phô diễn chúng một cách thoải mái như vậy.

Nhưng, chính vào lúc tôi đứng trên đường băng, quay chụp tin TV "Mỹ đang tiến hành diễn tập khai chiến với Trung Quốc", tôi có thể nhìn hấy, chủ nhân của chúng tôi, quan chức của Văn phòng Công vụ Hải quân Mỹ lùi sang một bên không tự nhiên, thể hiện giấu giếm gì đó.

Thường có thể nghe thấy những lời xã giao của phía Mỹ: Hải quân Mỹ "hoàn toàn không tiến hành diễn tập nhằm vào quốc gia cụ thể nào". Nhưng tập trung 2 cụm chiến đấu tàu sân bay và 200 máy bay chiến đấu ở ven bờ Guam cũng không phải đùa giỡn. Đây chính là diễn tập "tác chiến hợp nhất trên không, trên biển" hiện nay của Lầu Năm Góc.

Quân đội Mỹ tổ chức diễn tập "Valiant Shield-2014" ở Guam vào cuối tháng 9 năm 2014
Quân đội Mỹ tổ chức diễn tập "Valiant Shield-2014" ở Guam vào cuối tháng 9 năm 2014

Khái niệm "tác chiến hợp nhất trên không, trên biển" được lần đầu tiên đưa ra vào năm 2009, nó chuyên được thiết kế để đối phó với mối đe dọa không ngừng tăng lên.

Tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay Trung Quốc khiến Quân đội Mỹ lo ngại

Vài phút sau, tôi lên đài chỉ huy của tàu sân bay USS George Washington, nhìn thấy thiếu tướng hải quân Mark Montgomery, ông là tư lệnh cụm chiến đấu tàu sân bay thứ năm của Hải quân Mỹ. Đơn vị dưới quyền ông đang diễn tập tình hình tác chiến tưởng tượng "chống can thiệp/ngăn chặn khu vực".

Mark Montgomery nói: "Khi chúng tôi bàn đến năng lực tác chiến, nội dung bàn bạc là năng lực hành động dùng phương thức không giới hạn ở vùng biển mà chúng tôi lựa chọn".

"Do có một số nước luôn nghiên cứu phát triển vũ khí 'chống can thiệp/ngăn chặn khu vực' ngày càng phức tạp, chúng tôi không thể không nghiên cứu chiến thuật, kỹ thuật và thủ tục của mình, như vậy mới có thể tiếp tục triển khai hành động đánh đâu thắng đó".

Thiếu tướng Montgomery không muốn bàn tới chi tiết cụ thể của cuộc diễn tập lần này. Nhưng, cụm chiến đấu tàu sân bay của ông đang đối mặt với một mối đe dọa ba chiều ngày càng phức tạp, mối đe dọa này đến từ biển, trên không, mặt đất, cũng đến từ không gian mạng và vũ trụ.

Quân đội Mỹ tổ chức diễn tập "Valiant Shield-2014" ở Guam vào cuối tháng 9 năm 2014
Quân đội Mỹ tổ chức diễn tập "Valiant Shield-2014" ở Guam vào cuối tháng 9 năm 2014

"Mọi người đều biết, có một số nước đã có năng lực tiêu diệt vệ tinh hoặc hạn chế năng lực thông tin vệ tinh, cho nên chúng tôi phải diễn tập làm thế nào để tác chiến trong môi trường không có thông tin".

Mặc dù Hải quân Trung Quốc hiện nay vẫn không thể so sánh được với Hải quân Mỹ, nhưng tình hình này sẽ không kéo dài quá lâu. Trái lại, Trung Quốc luôn nghiên cứu phát triển vũ khí khác nhằm đẩy tàu sân bay quý giá của Mỹ ra xa ngoài khu vực duyên hải Trung Quốc.

Vũ khí của Trung Quốc bao gồm tàu ngầm kiểu mới có tiếng ồn bé hơn, tên lửa chống hạm siêu âm tầm xa và có thể là tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay" gây lo ngại.

Giống như chương trình được sắp xếp tốt, một hồi chuông báo động bắt đầu vang lên. Trong loa truyền thanh truyền di một âm thanh: "Đây là một cuộc diễn tập, đây là một cuộc diễn tập! Khói đen, khói đen!".

Tàu sân bay USS George Washington đã bị tấn công mô phỏng. Một phần khu vực trên tàu bị cháy. Các lực lượng lao ra khắc phục.

Quân đội Mỹ tổ chức diễn tập "Valiant Shield-2014" ở Guam vào cuối tháng 9 năm 2014
Quân đội Mỹ tổ chức diễn tập "Valiant Shield-2014" ở Guam vào cuối tháng 9 năm 2014

“Hải quân Mỹ - nền tảng cho an ninh, ổn định châu Á-Thái Bình Dương”

Trong 10 năm qua, khẩu hiệu mang tính chính trị quan trọng nhất và cũng thường xuyên được nhắc lại của Trung Quốc là "trỗi dậy hòa bình". Họ có mục đích chứng minh với các nước láng giềng của Bắc Kinh là, sức mạnh quân sự không ngừng tăng cường của Trung Quốc hoàn toàn không tạo ra mối đe dọa.

Nhưng, bắt đầu từ năm 2013, đã có một sự thay đổi rất rõ ràng. Trung Quốc hiện nay đang thể hiện yêu sách lợi ích vượt xa khu vực tuyến đường bờ biển của họ.

Tàu thuyền Trung Quốc tuần tra đảo Senkaku một cách hung hăng hăm dọa, trong khi Nhật Bản luôn khẳng định chủ quyền đối với đảo này. Trung Quốc ngoài tích cực "bảo vệ" đảo Senkaku, còn chi vài tỷ xây dựng các đảo mới ở Biển Đông (một cách bất hợp pháp).

Tháng 8, một máy bay chiến đấu Trung Quốc đã đối đầu với một máy bay trinh sát Mỹ ở vùng trời quốc tế trên Biển Đông, bay sát và lướt qua máy bay Mỹ nhiều lần, theo Hải quân Mỹ, cự ly gần nhất của hai máy bay không đến 20 thước Anh (6 m).

Quân đội Mỹ tổ chức diễn tập "Valiant Shield-2014" ở Guam vào cuối tháng 9 năm 2014
Quân đội Mỹ tổ chức diễn tập "Valiant Shield-2014" ở Guam vào cuối tháng 9 năm 2014

Thiếu tướng Montgomery cho rằng, tất cả những điều này đều làm cho vai trò của Hải quân Mỹ tại khu vực này trở nên quan trọng chưa từng có.

Ông nói: "Hải quân Mỹ là người đóng góp duy nhất và lớn nhất cho an ninh và ổn định khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chúng tôi cũng là người như vậy trong gần 70 năm qua".

"Tôi cho rằng, bất luận là ở Biển Đông, biển Hoa Đông hay biển Philippines, Hải quân Mỹ đều đã phát huy vai trò ổn định, tốt đẹp, bảo đảm an ninh cho đồng minh, làm cho các đối thủ tránh áp dụng các hành động không minh bạch hoặc phi pháp".

Không còn nghi ngờ gì nữa, nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ không đồng ý với quan điểm này. Mục tiêu lâu dài của Bắc Kinh là xưng hùng ở khu vực vùng biển xung quanh của họ. Nếu Hải quân Mỹ muốn ngăn chặn mục tiêu này, điều này phải chăng sẽ làm cho xung đột dễ xảy ra hơn?

Nhưng, từ Tokyo đến Seoul, từ Manila đến Hà Nội, chính phủ rất nhiều quốc gia đều rất vui mừng nhìn thấy cụm chiến đấu tàu sân bay lớn của Mỹ tới lui tuần tra ở những vùng biển này.

Quân đội Mỹ tổ chức diễn tập "Valiant Shield-2014" ở Guam vào cuối tháng 9 năm 2014
Quân đội Mỹ tổ chức diễn tập "Valiant Shield-2014" ở Guam vào cuối tháng 9 năm 2014
Đông Bình