Việt Nam cho phép tàu Nga vào cảng Cam Ranh bảo dưỡng

28/07/2012 06:48
Nguồn: Nguoilaodong
(GDVN) - Trước đây, Liên Xô từng đồn trú ở căn cứ Cam Ranh và rút đi năm 2002 nên hiện tại, Nga muốn sử dụng lại cảng Cam Ranh. Nước này cũng đàm phán lại với Cuba và Seychelles.
Nga hy vọng sẽ thiết lập căn cứ hải quân đầu tiên của mình ở nước ngoài kể từ khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991. Các quốc gia mà Nga nhắm tới là Việt Nam, Cuba và Seychelles. Ria Novosti dẫn lời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết Việt Nam cho phép Nga thiết lập trạm bảo dưỡng tàu biển tại cảng Cam Ranh.

>> Tra cứu điểm thi đại học 2012 nhanh, chính xác nhất
>> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang (ảnh AFP/RIA)
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang (ảnh AFP/RIA)

Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, ngày 26-7, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, thăm chính thức Liên bang Nga từ ngày 26 đến 30-7.

Trước cuộc hội đàm quan trọng giữa hai nguyên thủ quốc gia, các hãng thông tấn đưa tin nước này đang muốn thiết lập căn cứ hải quân ở nước ngoài. “Đó là sự thật, chúng tôi đang phấn đấu để thiết lập các cơ sở bên ngoài Liên bang Nga” - ông Viktor Chirkov, Phó Đô đốc, chỉ huy trưởng hải quân Nga cho biết.

Theo đó Nga muốn mở rộng phạm vi ảnh hưởng của lực lượng hải quân trong những năm gần đây. Họ gửi tàu chiến đồn trú ở các nơi để nỗ lực khôi phục quyền lực, chống thống trị của quân đội Mỹ. Nga hiện nay chỉ còn duy trì hai căn cứ ở nước ngoài gồm Tartus ở Syria và Sevastopol ở Ukraine.

Trước đây, Liên Xô từng đồn trú ở căn cứ Cam Ranh và rút đi năm 2002 nên hiện tại, Nga muốn sử dụng lại cảng Cam Ranh. Nước này cũng đàm phán lại với Cuba và Seychelles.

Việt Nam đã nhiều lần khẳng định không cho phép nước ngoài mở căn cứ quân sự ở Cam Ranh. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn của Đài tiếng nói nước Nga, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang cho biết cảng không có ý định liên doanh quân sự với bất cứ nước nào tại cảng Cam Ranh.

Việt Nam làm chủ trong việc xây dựng quân cảng của mình. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ xây dựng cơ sở sửa chữa tàu, có thể làm dịch vụ cho tất cả các tàu bè của các quốc gia đến sửa chữa và cung cấp dịch vụ hậu cần tại đây.

Nga và Việt Nam có mối quan hệ hợp tác lâu dài và là đối tác chiến lược nên có thể sẽ được ưu tiên hơn. Ông không nói rõ các ưu tiên này là gì.

Nguồn: Nguoilaodong