Xây dựng lực lượng Hải quân hiện đại là đòi hỏi tất yếu

25/01/2012 20:13
Theo Infonet
Nước ta có vùng biển rộng với 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa có tiềm năng lớn cho việc đầu tư phát triển kinh tế biển.
Nhanh chóng hiện đại hóa, tăng cường sức mạnh của lực lượng hải quân, gắn kết phát triển kinh tế với quyết tâm sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo và thềm lục địa - Đó là những nội dung cơ bản trong chia sẻ của Chuẩn Đô đốc Đinh Gia Thật, Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân.Thưa Chuẩn Đô đốc, quân với dân như cá với nước, đối với những ngư dân hoạt động trên biển - ngoài việc phát triển kinh tế thì sự có mặt của họ góp phần khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển của đất nước ta. Vậy để giúp họ yên tâm bám biển phát triển kinh tế biển Hải quân đã và sẽ triển khai những hoạt động gì?
- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo là sự nghiệp chung của toàn dân, đòi hỏi phải phát huy sức mạnh của các cấp, các ngành, các lực lượng, trực tiếp là các lực lượng hoạt động trên biển, trong đó ngư dân ta là một lực lượng rất quan trọng. Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển, những năm qua Quân chủng Hải quân đã có nhiều cố gắng trong giúp đỡ ngư dân, thực sự là chỗ dựa vững chắc, là địa chỉ tin cậy cho ngư dân làm ăn kinh tế trên biển, nổi bật là: Đã thường xuyên duy trì hoạt động trên các vùng biển đảo, nắm chắc tình hình, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định trên biển; tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân an tâm làm ăn, phát triển kinh tế gắn với giữ vững an ninh, trật tự trên biển. Phối hợp với các lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, duy trì thực thi pháp luật trên biển ngăn chặn kịp thời và đấu tranh có hiệu quả các loại tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, cướp biển; bảo vệ nhân dân, bảo vệ môi tr­ường sinh thái, làm chỗ dựa tin cậy, vững chắc cho ngư dân và các lực l­ượng hoạt động và làm ăn trên biển. Tập trung mọi nỗ lực cố gắng, khắc phục khó khăn, nguy hiểm, sẵn sàng lực lư­­ợng, phư­­ơng tiện v­ư­ợt qua sóng to, gió lớn thực hiện tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển, nhất là ở những vùng biển xa, nơimà các lực lư­­ợng khác ch­ư­a v­ư­ơn tới được (Hiện tại, Quân chủng Hải quân đã tổ chức 13 điểm bắn pháo hiệu báo bão trên các vùng biển, xây dựng xong 6 trạm tìm kiếm, cứu nạn trên 6 đảo). Đặc biệt là tổ chức các dịch vụ hậu cần nghề cá tại Âu tàu Song Tử Tây như: Cung ứng nhiên liệu theo giá quy định của nhà nước trong đất liền; cung ứng lương thực, thực phẩm; bán sản phẩm và dịch vụ chuyển sản phẩm vào bờ để tiêu thụ theo giá thoả thuận; cung cấp nước ngọt và chăm sóc y tế miễn phí; sửa chữa tàu miễn phí tiền công, chỉ tính tiền vật tư, phụ tùng thay thế; hướng dẫn đưa tàu vào âu thực hiện dịch vụ neo đậu tránh bão miễn phí; cấp cứu, cứu hộ, cứu nạn trên biển. Được sử dụng dịch vụ điện thoại mạng Viettel và làm tốt công tác tuyên truyền biển, đảo, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân, đặc biệt là nhân dân ven biển và ngư dân hoạt động trên biển các nội dung cơ bản của pháp luật quốc tế và của Nước ta đối với biển đảo, về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, cũng như các vấn đề có liên quan, cần nắm vững khi hoạt động trên biển.Chúng ta xác định phát triển kinh tế trên biển kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển đảo, góp phần kéo gần khoảng cách giữa biển khơi và đất liền, tuy vậy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các đơn vị của Hải quân đã phải trải qua những khó khăn như thế nào, thưa Phó Chính ủy?
Chuẩn Đô đốc, Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân Đinh Gia Thật Ảnh: Quang Thanh
Chuẩn Đô đốc, Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân Đinh Gia Thật Ảnh: Quang Thanh
Hải quân Việt Nam đang nhanh chóng thay đổi diện mạo, tiến nhanh trong quá trình hiện đại hóa. Trong ảnh là chiến hạm Lý Thái Tổ, lớp Gepard 3.9 và hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion được biên chế trong lực lượng hải quân Việt Nam. Ảnh: Tư liệu
Hải quân Việt Nam đang nhanh chóng thay đổi diện mạo, tiến nhanh trong quá trình hiện đại hóa. Trong ảnh là chiến hạm Lý Thái Tổ, lớp Gepard 3.9 và hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion được biên chế trong lực lượng hải quân Việt Nam. Ảnh: Tư liệu
Âu tàu trên đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Thiềm Thừ
Âu tàu trên đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Thiềm Thừ
Phi đội trực thăng tuần tra biển Eurocopter của lực lượng hải quân Việt Nam Ảnh: Duy Khánh
Phi đội trực thăng tuần tra biển Eurocopter của lực lượng hải quân Việt Nam Ảnh: Duy Khánh
Chiến hạm hiện đại Lý Thái Tổ tham gia luyện tập chiến đấu trên biển Ảnh: Tuổi Trẻ
Chiến hạm hiện đại Lý Thái Tổ tham gia luyện tập chiến đấu trên biển Ảnh: Tuổi Trẻ
Bộ đội hải quân sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa Ảnh: Duy Khánh
Bộ đội hải quân sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa Ảnh: Duy Khánh
- Giải quyết vấn đề kết hợp phát triển kinh tế trên biển sao cho có hiệu quả, đồng thời phải gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, góp phần kéo gần khoảng cách giữa biển khơi và đất liền luôn là một bài toán khó, không chỉ riêng đối với Hải quân mà còn đối với tất cả các lực lượng hoạt động trên biển. Bởi chỗ: Nước ta có vùng biển rộng với 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa có tiềm năng lớn cho việc đầu tư phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên việc một số nước có yêu sách phi lý về chủ quyền đối với vùng biển của ta đã và đang đặt ra cho Hải quân những khó khăn, thách thức không nhỏ trong gắn phát triển kinh tế với bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Hơn nữa hoạt động ở môi trường biển, nhất là trên các vùng biển đảo xa đòi hỏi rất cao về cơ sở vật chất, trang bị tàu thuyền, ý chí nghị lực và sức khoẻ của con người... Mặt khác kết quả các hoạt động phát triển kinh tế biển luôn chịu sự tác động chi phối ảnh hưởng rất lớn của điều kiện môi trường, khí hậu thuỷ văn... Hải quân là lực lượng tiên phong đi trước, nhất là trong nuôi trồng, đánh bắt hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá... tạo động lực và chỗ dựa cho các ngành, các địa phương phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo... nên nhiều lúc tính rủi ro trong hoạt động là rất cao. Để đến được với thành công, chúng tôi cũng đã từng phải nếm mùi nhiều phen thua lỗ, có khi mất trắng, có khi phải trả giá bằng cả sự hy sinh tính mạng con người. Tất cả những khó khăn này cán bộ, chiến sĩ Hải quân đã và đang phải hàng ngày, hàng giờ đối mặt. Việc quan tâm mang tính đặc thù đối với các doanh nghiệp làm nhiệm vụ kết hợp kinh tế với quốc phòng trong Quân chủng Hải quân nói riêng, các doanh nghiệp trong cả nước làm nhiệm vụ này trên biển nói chung còn có những hạn chế nhất định. Các doanh nghiệp này vẫn thường xuyên phải đối mặt với những biến động bất lợi của thị trường về giá cả, lãi suất ngân hàng, chi phí đầu vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh tăng cao... nguồn tài nguyên thuỷ hải sản ngày càng cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, dịch bệnh phát triển... việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn khó khăn. Mặt khác hiện nay cơ chế phối hợp chuyển giao cơ sở vật chất, mô hình các hoạt động phát triển kinh tế, làm ăn có lãi từ Hải quân sang cho các bộ ban ngành, các doanh nghiệp và ngư dân tiếp nhận và phát huy, phát triển đang còn nhiều khó khăn nên chưa thực sự tạo được sức hút đối với các lực lượng trong thực hiện chủ trương này.Chuẩn Đô đốc cho biết phương hướng chung cho sự phát triển của Hải quân nhân dân Việt Nam hiện nay ? - Nhìn lại giai đoạn đầu mới thành lập, Hải quân nhân dân Việt Nam gặp phải không ít khó khăn thiếu thốn cả về cơ sở vật chất, con người cũng như vũ khí trang bị kỹ thuật. Trải qua hơn 56 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, đến nay diện mạo của Hải quân nhân dân Việt Nam đã có sự đổi thay và phát triển vượt bậc. Gần đây nhất, trong phương hướng chung của nhiệm vụ quân sự - quốc phòng và xây dựng Đảng bộ Quân đội nhiệm kỳ 2010-2015, đã xác định: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và toàn diện; tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ Quân đội, xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Trước tiên xây dựng lực lượng Hải quân; Phòng Không - Không quân; Thông tin; Tác chiến điện tử và Trinh sát kỹ thuật hiện đại..". Chủ trương xây dựng lực lượng Hải quân hiện đại là đòi hỏi tất yếu khách quan, là yêu cầu cấp thiết trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc nói chung và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc hiện nay nói riêng.
Thưa Phó Chính ủy, thời gian qua, đồng bào cả nước luôn dành những tình cảm, sự quan tâm to lớn tới chủ quyền biển, đảo Tổ quốc đang là sức mạnh vô giá đối với Hải quân nhân dân Việt Nam (NDVN). Để đáp lại, Hải quân đã và đang làm gì để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân cả nước đã dành cho bộ đội hải quân ?
- Phải nói rằng, từ khi thành lập đến nay Hải quân NDVN đã luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quân đội, sự yêu thương đùm bọc, chở che của nhân dân cả nước, các tầng lớp xã hội; đặc biệt trong những năm gần đây đồng bào cả nước luôn dành những tình cảm, sự quan tâm to lớn tới biển, đảo Tổ quốc. Đây là nguồn động viên tinh thần vô giá đối với Hải quân NDVN. Là lực lượng nòng cốt trong thế trận chiến tranh nhân dân trên biển; trước đòi hỏi ngày càng cao của yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, cán bộ, chiến sỹ Hải quân, nhất là lực lượng làm nhiệm vụ trên các tuyến đảo, nhà giàn, tàu trực luôn tỏ rõ lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. Nêu cao ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, trụ vững nơi đầu sóng, ngọn gió, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Phải tập trung xây dựng Quân chủng thực sự vững mạnh về chính trị, làm cơ sở để xây dựng Quân chủng chính quy, hiện đại, có sức mạnh tổng hợp và khả năng SSCĐ cao; đặc biệt là khai thác, làm chủ, sử dụng thành thạo trang bị vũ khí, phương tiện hiện đại. Sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời góp phần giữ vững môi trường hoà bình trên biển.
Theo Infonet