LỊCH SỬ QUÂN SỰ:

Xem tên lửa mồi được chế tạo bằng... cót của Việt Nam

12/01/2012 20:13
Trịnh Tuân
(GDVN) - Bảo tàng Phòng không - Không quân Việt Nam được xếp hạng 2 trong hệ thống bảo tàng Quốc gia Việt Nam. Đây là nơi lưu giữ những hình ảnh, tư liệu, hiện vật minh chứng cho quá trình ra đời, xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và chiến thắng của bộ đội Phòng không - Không quân Việt Nam. Cùng thăm quan Bảo tàng Phòng không - Không quân với bộ sưu tập hiện vật vũ khí độc đáo về 4 lực lượng của bộ đội PK- KQ: Máy bay, Pháo Cao xạ, Tên lửa và Ra đa.
Đạn tên lửa giả (Racót). Bộ đội công binh Quân chủng PK-KQ thiết kế, chế tạo tên lửa giả làm bằng cót sau cải tiến đầu đạn bằng kim loại kết hợp với tạo khói để phục kích nhử máy bay địch. Nó được các đơn vị tên lửa phòng không sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ, bắn hạ nhiều máy bay chiến đấu của địch khi các máy bay này tấn công trận địa tên lửa giả.
Đạn tên lửa giả (Racót). Bộ đội công binh Quân chủng PK-KQ thiết kế, chế tạo tên lửa giả làm bằng cót sau cải tiến đầu đạn bằng kim loại kết hợp với tạo khói để phục kích nhử máy bay địch. Nó được các đơn vị tên lửa phòng không sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ, bắn hạ nhiều máy bay chiến đấu của địch khi các máy bay này tấn công trận địa tên lửa giả.
Tên lửa Petrora S-125 do Liên Xô sản xuất là tổ hợp tên lửa tầm thấp, được Tiểu đoàn 169, Trung đoàn Tên lửa phòng không 276, Quân chủng PK-KQ triển khai chiến đấu bảo vệ Hà Nội cuối tháng 12 năm 1972 đến năm 1979, cơ động sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (từ 1979 - 1987).
Tên lửa Petrora S-125 do Liên Xô sản xuất là tổ hợp tên lửa tầm thấp, được Tiểu đoàn 169, Trung đoàn Tên lửa phòng không 276, Quân chủng PK-KQ triển khai chiến đấu bảo vệ Hà Nội cuối tháng 12 năm 1972 đến năm 1979, cơ động sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (từ 1979 - 1987).
Bệ phóng tên lửa do Liên Xô sản xuất. Tiểu đoàn 59, Trung đoàn 261 bắn tan xác chiếc B52 đầu tiên đêm 18/12/1972 trên bầu trời Hà Nội.
Bệ phóng tên lửa do Liên Xô sản xuất. Tiểu đoàn 59, Trung đoàn 261 bắn tan xác chiếc B52 đầu tiên đêm 18/12/1972 trên bầu trời Hà Nội.
Đài điều khiển tên lửa Dvina do Liên Xô sản xuất. Đài điều khiển tên lửa của Tiểu đoàn 61 anh hùng, Trung đoàn 236 anh hùng đã tham gia cơ động chiến đấu trên các chiến trường, có trận băng một quả đạn bắn rơi 2 máy bay Mỹ.
Đài điều khiển tên lửa Dvina do Liên Xô sản xuất. Đài điều khiển tên lửa của Tiểu đoàn 61 anh hùng, Trung đoàn 236 anh hùng đã tham gia cơ động chiến đấu trên các chiến trường, có trận băng một quả đạn bắn rơi 2 máy bay Mỹ.
Xe ra đa RS-7 đã lập nhiều thành tích xuất sắc trong cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ từ năm 1964 – 1973, đã cơ động nhiều sân bay, đã giúp cho các sở chỉ huy, chỉ huy hàng ngàn lần máy bay cất cánh kịp thời và an toàn.
Xe ra đa RS-7 đã lập nhiều thành tích xuất sắc trong cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ từ năm 1964 – 1973, đã cơ động nhiều sân bay, đã giúp cho các sở chỉ huy, chỉ huy hàng ngàn lần máy bay cất cánh kịp thời và an toàn.
Máy dẫn đường P-35. Trong chiến tranh phá hoại, Mỹ đã dùng nhiều thiết bị điện tử hiện đại hòng làm tê liệt mạng lưới ra đa của ta nhưng các chiến sĩ Đại đội 45 Ra đa, đơn vị anh hùng rất dũng cảm, thông minh sử dụng máy này dẫn đường cho không quân ta đánh thắng cả không quân chiến thuật lẫn chiến lược của Mỹ.
Máy dẫn đường P-35. Trong chiến tranh phá hoại, Mỹ đã dùng nhiều thiết bị điện tử hiện đại hòng làm tê liệt mạng lưới ra đa của ta nhưng các chiến sĩ Đại đội 45 Ra đa, đơn vị anh hùng rất dũng cảm, thông minh sử dụng máy này dẫn đường cho không quân ta đánh thắng cả không quân chiến thuật lẫn chiến lược của Mỹ.
Ra đa P-12 do Liên Xô sản xuất là đài ra đa trinh sát sóng mét. Trong kháng chiến chống Mỹ (giai đoạn từ 1965 - 1972), P-12 đã góp phần phát hiện, thông báo 212.809 lần tốp máy bay địch (có 106.031 lần tốp ở tầng thấp), phục vụ đắc lực cho các lực lượng PK-KQ và dân quân tự vệ bắn rơi 125 máy bay Mỹ.
Ra đa P-12 do Liên Xô sản xuất là đài ra đa trinh sát sóng mét. Trong kháng chiến chống Mỹ (giai đoạn từ 1965 - 1972), P-12 đã góp phần phát hiện, thông báo 212.809 lần tốp máy bay địch (có 106.031 lần tốp ở tầng thấp), phục vụ đắc lực cho các lực lượng PK-KQ và dân quân tự vệ bắn rơi 125 máy bay Mỹ.
Đài ra đa P-35 gắn liền với chiến công của Đại đội 45, Trung đoàn 291, đơn vị phát hiện mục tiêu từ xa tạo điều kiện cho cao xạ, tên lửa, máy bay của ta đánh địch kịp thời. P-35 đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không khi ngày 18/12/1972 đã phát hiện tốp B.52 đầu tiên đánh Hà Nội, đã thông báo kịp thời cho trung tâm.
Đài ra đa P-35 gắn liền với chiến công của Đại đội 45, Trung đoàn 291, đơn vị phát hiện mục tiêu từ xa tạo điều kiện cho cao xạ, tên lửa, máy bay của ta đánh địch kịp thời. P-35 đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không khi ngày 18/12/1972 đã phát hiện tốp B.52 đầu tiên đánh Hà Nội, đã thông báo kịp thời cho trung tâm.
Các mảnh xác máy bay của Mỹ (bao gồm cả máy bay ném bom chiến lược B-52) do Bộ đội Phòng không – Không quân Việt Nam bắn rơi.
Các mảnh xác máy bay của Mỹ (bao gồm cả máy bay ném bom chiến lược B-52) do Bộ đội Phòng không – Không quân Việt Nam bắn rơi.

Trịnh Tuân