Xung đột ở Triều Tiên phụ thuộc vào những người lính trực chiến?

31/03/2013 09:30
Theo VOR
(GDVN) - "Xác suất của sự kiện như vậy được xác định bởi vố số yếu tố và nói chung phụ thuộc vào những người lính trực chiến từ cả hai phía.”

Cuộc chiến mà Bắc Triều Tiên tuyên bố với Hàn Quốc là hậu quả lỗi chuyển ngữ của các cơ quan thông tấn phương Tây. Văn bản gốc của tuyên bố từ Bình Nhưỡng nói rằng, nước Cộng hòa sẽ hành động phù hợp với luật thời chiến trong trường hợp các động thái khiêu khích thù địch.

Phản ứng bình tĩnh của Seoul chính là bằng chứng cho thấy thực tế chiến tranh không được công bố. Hàn Quốc thậm chí chẳng coi phát ngôn của Bắc Triều Tiên là mối đe dọa mới, mà chỉ như sự tiếp nối loạt lời lẽ hung hăng xuất hiện trong thời gian gần đây.

Đầu tháng Ba năm nay, phản ứng với cuộc tập trận Mỹ-Hàn trên bán đảo, Bình Nhưỡng đã hủy thỏa thuận ngừng bắn giữa hai miền Triều Tiên và từ chối sử dụng đường dây điện thoại khẩn cấp nối với Seoul. Ban lãnh đạo Bắc Triều Tiên cảnh báo họ sẽ không bỏ qua bất cứ hành động khiêu khích, - chuyên gia Evgheni Kim thuộc Trung tâm Các nghiên cứu Triều Tiên, Viện nghiên cứu Viễn Đông Nga cho biết nhận xét.

“Một thực tế vô cùng nhạy cảm đối với Bắc Triều Tiên là việc máy bay ném bom B-52 Mỹ, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, đã ba lần bay gần Bắc Triều Tiên mặc dù hạn chế trong không phận Hàn Quốc, đồng thời thực hiện các bài tập oanh tạc.

Đối với Mỹ như vậy vẫn chưa đủ. Ngày 28/03 Mỹ điều động từ căn cứ quân sự ở Missouri, cách Hàn Quốc 20.000 km, hai máy bay ném bom B-2 có tiềm năng mang 16 đầu đạn hạt nhân. Các B-2 cũng tiến hành huấn luyện oanh tạc tại Hàn Quốc. Hoa Kỳ đang công khai khiêu khích Bắc Triều Tiên.”

Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Caitlin Hayden nhấn mạnh, người Mỹ có thái độ nghiêm túc với những lời đe dọa của Bình Nhưỡng.

Gần đây, với tư cách chỉ huy tối cao lãnh đạo Bắc Triều Tiên ong Kim Jong-un đã ký kế hoạch lực lượng tên lửa chiến lược chuẩn bị kỹ thuật tấn công căn cứ quân sự Hoa Kỳ nằm trên lục địa, các đảo Guam, Hawaii và Hàn Quốc, nếu đối phương thực hiện hành động khiêu khích.

Vậy nhưng một điều rõ ràng là chưa có tên lửa Bắc Triều Tiên nào đủ mạnh để bay tới căn cứ quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương. Cũng như Bình Nhưỡng không phải là kẻ tự sát để cho phép mình tấn công bất cứ ai, - chuyên gia Alexander Khramchikhin, Viện Phân tích chính trị và quân sự Nga chia sẻ ý kiến.

“Tôi không nghĩ rằng Bắc Triều Tiên nghiêm túc dự định chiến đấu. Tất nhiên, trong tình huống căng thẳng như lúc này, tồn tại mối đe dọa nổ súng tình cờ kéo theo leo thang xung đột không kiểm soát. Xác suất của sự kiện như vậy được xác định bởi vố số yếu tố và nói chung phụ thuộc vào những người lính trực chiến từ cả hai phía.”

Trong những ngày qua, trên biên giới Triều Tiên đã xảy ra sự cố có thể khơi mào một cuộc chiến quy mô giữa hai nước láng giềng. Một binh sĩ Hàn Quốc ngộ nhận có ai đó tìm cách đột nhập từ phía Bắc Triều Tiên vào lãnh thổ do người này canh gác.

Dưới áp lực căng thẳng, người lính đã không nén nổi và ném trái lựu đạn về phía Bắc Triều Tiên. Mối lo ngại không được xác nhận. May thay, không có ai bị thiệt mạng và vụ việc được khép lại. Tuy nhiên, ví dụ này cho thấy bầu không khí căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang ngày một tăng.
Theo VOR