Bộ Văn Hóa “nhường” Thủ tướng hay lại “nhường nhiệm kỳ sau”?

16/02/2017 07:53
Xuân Dương
(GDVN) - Mười người đi vay, chín người quỵt nợ có cho thấy một sự bất tín ngự trị trong xã hội hay chỉ là chuyện tầm phào không cần để ý?

Đoạn sapô trong bài “Nếu Bộ Văn hóa ngại lên tiếng về lễ hội thì để Thủ tướng” đăng trên Thanhnien.vn ngày 14/2/2017 như sau:

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, sáng nay ông được Thủ tướng gọi sang và nhắn nhủ, nếu Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch không lên tiếng, phản hồi về những bức xúc trong lễ hội thì báo cáo để Thủ tướng lên tiếng”.

Gần hết thập niên thứ hai của thế kỷ 21, lễ hội không còn giữ được nét văn hóa dân gian độc đáo trong đời sống tinh thần của người Việt.

Sự biến tướng và những chiêu trò kinh doanh tâm linh thực sự đã trở thành nỗi bức xúc của cả người dân và lãnh đạo Chính phủ.

Sự kiện phát ấn Đền Trần - Nam Định trở thành tiếng gọi khó cưỡng với một bộ phận người dân, đặc biệt là công chức, viên chức nhà nước.

Sau Nam Định đến lượt thành phố Hải Phòng tổ chức phát ấn đền Trần (từ năm 2008) tại đền thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trong khu di tích Bạch Đằng Giang (thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên).

Năm 2010 tỉnh Hà Nam có sáng kiến mở lễ “Phát Lương” tại đền Trần Thương (xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân).

Đặc biệt năm nay, sau khi được công nhận di tích cấp quốc gia, ban tổ chức nơi đây dự định phát 150.000 túi lương cho khách thập phương.

Hình ảnh trực tiếp từ Truyền hình Quốc Hội đêm 10/2/2017 cho thấy các bàn “phát lương” đều có “hòm công đức”.

Lễ hội khai ấn đền Trần ở Nam Định. (Ảnh: dangcongsan.vn)
Lễ hội khai ấn đền Trần ở Nam Định. (Ảnh: dangcongsan.vn)

Hà Nội năm 2016 dự định phát ấn “Sắc mệnh chi bảo” (hiện vật khảo cổ tìm được tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long) và gần nhất Quảng Ninh cũng tổ chức phát ấn.

Nhận xét về chuyện khai ấn, phát ấn, một giáo sư Sử học cho rằng:

Vì thế, không nên khai ấn này (ấn “Sắc mệnh chi bảo”), dù có thiện ý chỉnh sửa sai lầm ghê gớm trong việc khai ấn, xin ấn, cướp ấn ở đền Trần đi chăng nữa.

Đây là sự mông muội, mê tín dị đoan và hướng tới lợi lộc vật chất rất tệ, không nên có vào lúc này”. [1]

Nhìn cảnh đi chợ cầu may ở đền Viềng, cảnh “mua” ấn đền Trần, cảnh “vay tiền” ở đền Bà Chúa Kho, cảnh cướp chiếu, cướp phết, cướp lộc lấy may đầu năm ở nhiều nơi (chủ yếu là ở miền Bắc), cảnh giết động vật (trâu, lợn…) ở một số lễ hội không thể không nêu câu hỏi:

“vì sao sự cuồng tín của không ít người Việt lại càng ngày càng phát triển” và liệu có phải đó là nét “đặc sắc” của văn hóa dân gian Việt Nam thời hiện đại?

Tại một số địa điểm tâm linh, nghi lễ phóng sinh chim, cá, thủy sản (ốc, ếch, cua,…) không còn là hình ảnh nhân văn mà giống như sự lạm sát động vật bởi nhiều cá thể bị chết ngay sau khi phóng sinh hoặc bị người dân bắt để bán tiếp cho người khác.

“Phóng sinh” là để mang lại sự sống cho động vật, phóng sinh mà mang lại cái chết cho động vật thì sự phóng sinh đó là một tội lỗi vì nhà Phật kiêng sát sinh.

Bắt chim về nhốt gần chết rồi đem thả đâu có thể gọi là phóng sinh, sao không để cho chúng sống tự do ngoài thiên nhiên mà lại bắt rồi thả, có đạo lý nào như vậy, có sự ngộ nhận nào cao hơn thế?

Động vật hoang dã bị nạn được cứu hộ sau đó thả về tự nhiên thì có thể gọi là phóng sinh.

Giăng bẫy bắt chúng ngoài tự nhiên để bán lấy tiền, mua chúng để thả tưởng là tích công, tích đức nhưng thực chất là tiếp tay cho hành động săn bắt động vật hoang dã.

Bộ Văn Hóa “nhường” Thủ tướng hay lại “nhường nhiệm kỳ sau”? ảnh 2

Tháng Giêng chơi đến bao giờ, ăn bao nhiêu mới đủ?

Dù chim bố mẹ được phóng sinh sau mấy ngày bị bắt có tìm được đường về tổ thì lũ chim non cũng bị chết đói, đó là sát sinh chứ không phải phóng sinh?

Nói đến tín ngưỡng hay tôn giáo là nói đến đức tin của con người vào một thế lực siêu nhiên hay nhân vật huyền thoại nào đó.

Đó là quyền con người, không thể ngăn cấm bằng các chế tài pháp luật mà phải là sự giáo dục ý thức công dân, trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và môi trường. 

Tuy nhiên khi đức tin đó trở nên cuồng tín, vượt quá khuôn khổ và gây hại cho xã hội thì luật pháp không thể không điều chỉnh.

Theo thống kê từ năm 2009 hiện vẫn lưu trữ trên mạng xã hội, cả nước Việt có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (88,36%), 332 lễ hội lịch sử (4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (0,12%), còn lại là lễ hội khác (0,5%).

Các địa phương có nhiều lễ hội là Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương và Phú Thọ. [2]

Lễ hội không phải là biểu hiện duy nhất của văn hóa Việt Nam, không phản ánh niềm tin của 90 triệu người Việt.

Liệu tình trạng lễ hội tràn lan có phản ánh sự xuống cấp của văn hóa, của đức tin, sự mất phương hướng của một bộ phận (ngày càng lớn) cư dân, cán bộ, công chức, đặc biệt là một số người giữ vị trí lãnh đạo? 

Vấn đề không ở chỗ người ta đã xin nghỉ phép để đi lễ mà ở chỗ người ta đặt niềm tin vào đâu?

Du xuân đi lễ chùa là nét văn hóa đẹp nếu không gắn với việc cầu xin quan tước, bổng lộc nhất là cầu mong thoát tội đã phạm trong các vụ án.

Vì sao dù có chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, một số cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức Bộ Công Thương, Bảo Hiểm Hà Nội, Y tế Bình Định,… vẫn đi lễ trong giờ làm việc?

Vì người ta tin vào thần thánh, vào vận may hơn là nỗ lực phấn đấu để có chỗ đứng trong xã hội, vì người ta cho rằng đã có thánh thần phù hộ thì mọi tai ương đều có thể tránh khỏi kể cả khi vi phạm pháp luật? 

Mặt khác, cũng có thể không tin vào năng lực và trình độ bản thân người ta có thể vượt lên trên những đồng nghiệp kém hơn mình nhưng có lợi thế hơn mình vì họ là “hậu duệ”?

Trong một bài trả lời phỏng vấn đăng trên An ninh Thế giới, ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ phát biểu:

Chẳng phải đến năm 2016 thì chuyện gia đình trị, chuyện con ông cháu cha mới trở nên nhức nhối.

Bộ Văn Hóa “nhường” Thủ tướng hay lại “nhường nhiệm kỳ sau”? ảnh 3

Lễ hội và sự xấu xí của không ít người Việt

Khi tôi làm việc ở TP HCM, tôi cũng đã chứng kiến có trường hợp mà con của vị lãnh đạo này, vị lãnh đạo kia được bổ nhiệm rất nhanh, nếu không muốn nói là bất thường.

Không chỉ ở Hà Giang, không chỉ ở TP HCM, mà ở tỉnh nào, địa phương nào cũng xảy ra chuyện đó.

Và ai cũng nhìn thấy, ai cũng biết, ai cũng hiểu, chỉ không dám nói ra”. [3]

Người trong cuộc như ông Lê Mạnh Hà - con trai nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, một “hậu duệ” đích thực đã phát biểu như vậy thì không thể không tin, không thể coi đó là chuyện đồn thổi.

Nhưng có thực những người đi lễ thành tâm hay cũng chỉ là một cách lừa dối thánh thần?

Tại đền Bà Chúa kho, theo truyền thống từ xưa, lễ vay tiền diễn ra vào đầu năm, đến cuối năm là lễ tạ (trả nợ).

Thế nhưng chính người có trách nhiệm quản lý ở đây cho biết thời điểm cuối năm, tức thời điểm làm lễ tạ, lượng khách về đền không bằng 1/10 thời điểm đầu năm. [4]

Vậy là có đến 9/10 những người đến vay không quay lại trả, họ quỵt nợ thánh thần hay làm ăn thất bát không có cái để trả?

Mười người đi vay, chín người quỵt nợ có cho thấy một sự bất tín ngự trị trong xã hội hay chỉ là chuyện tầm phào không cần để ý?

Những người cuối năm về lễ tạ là giữ lời hứa, là họ thành công trong làm ăn nhờ tiền “vay” hay chỉ là một sự trùng hợp do may mắn, do năng lực cá nhân của họ? 

Khai ấn, không phải cứ thích là làm, không phải cứ thấy nơi này, nơi khác tiến hành thì mình cũng “khai” cho đỡ kém cạnh, kiểu như “năm gà tức nhau… cái ấn”?

Nếu các buổi biểu diễn ca nhạc, các đêm nhạc do nhạc sĩ hay ca sĩ tổ chức chỉ dành cho người thành phố, với những cặp vé lên đến cả triệu đồng thì đại đa số công nhân, nông dân, người buôn bán nhỏ chỉ còn lại sinh hoạt văn hóa cộng đồng mà lễ hội là dịp mỗi năm chỉ có một vài lần.

Bộ Văn Hóa “nhường” Thủ tướng hay lại “nhường nhiệm kỳ sau”? ảnh 4

Trên bảo, dưới ...cãi!

Vấn đề là sinh hoạt văn hóa cộng đồng hiện nay liệu có đúng hướng?

Một năm cả nước có hơn 8.000 lễ hội, mỗi ngày trung bình có trên 20 lễ hội.

Trong khi Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về tiêu thụ rượu bia (sau Trung Quốc và Nhật Bản).

Chính quyền một số địa phương còn huy động cả hệ thống chính trị vào việc quảng bá bia cho một hãng nào đó.

Thanh niên đi lễ chùa với cách ăn mặc hở hang, phản cảm, nhà sư đứng trên cao ném lộc như ném của bố thí,… tất cả những biểu hiện đó đâu phải là văn hóa, đâu phải là truyền thống văn hiến của người Việt.

Đó đều là sản phẩm của sự xuống cấp văn hóa, của sự buông lỏng quản lý.

Người dân vẫn còn nhớ câu chuyện không biết nên khóc hay cười tại diễn đàn Quốc hội khi nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh trả lời chất vấn về vấn đề du lịch:

Với câu hỏi này, tôi xin phép không dám trả lời, xin để Bộ trưởng nhiệm kỳ sau”.

Vậy “nhiệm kỳ sau” sẽ nhường “nhiệm kỳ sau nữa” về vấn đề lễ hội hay “nhường” Thủ tướng?

Hôm qua, 15/2, Bộ Văn hóa đã có công văn gửi các đơn vị, địa phương về việc tăng cường quản lý lễ hội. Việc này tuy muộn, nhưng dư luận và nhân dân cả nước hy vọng các bất cập của lễ hội sẽ được cải thiện khi Bộ này vào cuộc.

Những hành động cụ thể, cần thiết, có tác dụng đang được trông đợi.

Bài viết “Quốc gia đội sổ và… báo cáo Thủ tướng” đăng ngày 30/3/2015 trên Giáo dục Việt Nam đến nay đã gần hai năm, bài viết có 252 bình luận và gần 4.000 like cho thấy người dân rất quan tâm đến tình trạng lãnh đạo địa phương và các bộ, ban ngành rất nhiều vấn đề nhẹ thì báo cáo Thủ tướng, nặng thì đùn đẩy cho Thủ tướng quyết định.

Liệu đó có phải là trốn tránh trách nhiệm, sợ chịu trách nhiệm hay còn là vấn đề khả năng ra quyết định của người đứng đầu cơ quan chưa cao?

"Nếu Bộ Văn hóa ngại lên tiếng về lễ hội thì để Thủ tướng” là câu nói sẽ còn được nhắc lại nhiều trên truyền thông cũng như câu nói “để nhiệm kỳ sau trả lời”.

Không may cả hai câu này đều rơi vào Bộ Văn Hóa, sao lại như vậy?

Tài liệu tham khảo:

[1] http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/khai-phat-an-o-hoang-thanh-thang-long-20160226222227231.htm

[2https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%85_h%E1%BB%99i_Vi%E1%BB%87t_Nam

[3] http://antgct.cand.com.vn/Tro-chuyen-cuoi-thang/Nguoi-dan-can-danh-sach-con-ong-chau-cha-426143/

[4] http://www.vtc.vn/vi-sao-hang-van-nguoi-vay-von-o-den-ba-chua-kho-d147469.html

Xuân Dương