Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trực tiếp chỉ huy tàu sân bay Thi Lang

18/08/2011 23:32
(GDVN) – Tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc ngày 18/8 đưa tin, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của tàu sân bay Thi Lang sẽ là Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.

(GDVN) – Tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc dẫn bài phỏng vấn người đại diện Hải quân Trung Quốc cho biết, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của tàu sân bay Thi Lang sẽ là Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.

Theo nguồn tin này, chiếc tàu sân bay “tái chế” đầu tiên của quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc mua của Ukraina mang tên Thi Lang sẽ chính thức đưa vào biên chế trang bị vào ngày 1/8/2012. (Xem thêm:Robert Gate đến thăm Bắc Kinh, Trung Quốc lại khoe J-20 )

Ông Hồ Cẩm Đào - Chủ tịch nước Trung Quốc
Ông Hồ Cẩm Đào - Chủ tịch nước Trung Quốc

Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên ở đây là chiếc tàu sân bay đầu tiên này lại không được Hải quân Trung Quốc trực tiếp điều hành mà nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng quân sự Trung ương mà đứng đầu là Tổng Tư lệnh tối cao quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.

Trước khi đưa vào biên chế trang bị một cách hình thức, tàu sân bay Thi Lang sẽ còn phải tiến hành một vài đợt chạy thử nghiệm nữa. Sau khi đưa vào biên chế, tàu sân bay Thi Lang sẽ được triển khai tại căn cứ hải quân trên đảo Hải Nam.(Xem thêm:Trung Quốc tiếp tục thử nghiệm thành công máy bay tàng hình J-20?)

Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của tàu sân bay Thi Lang sau khi đưa vào biên chế là tham gia tập trận trên biển Đông mà theo báo chí Nga là nhằm gây áp lực với các quốc gia đang có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc ở vùng biển này.

alt
Tàu sân bay Thi Lang sẽ được triển khai trên đảo Hải Nam.

Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích, tàu sân bay của Trung Quốc chính là nguy cơ đe dọa lớn nhất đối với đảo Đài Loan, vì nó chỉ nằm cách căn cứ hải quân trên đảo Hải Nam của Trung Quốc có 1.000 km.

(Xem thêm:Chiến đấu cơ thế hệ 5 thứ 2, sự rò rỉ thông tin có chủ đích của TQ?)

Tiếp sau đảo Đài Loan sẽ là Nhật Bản, quốc gia đang có tranh chấp với Trung Quốc xung quanh hòn đảo Senkaku mà Trung Quốc vẫn gọi là đảo Điếu Ngư. Hiện, Nhật Bản chỉ nằm cách Hải Nam có 1.500 km.(Xem thêm:Mỹ đang mất dần ưu thế về công nghệ máy bay tàng hình?)

{iarelatednews articleid='11102,11089,10964,10351,10862,10883,10824,10738,10687,10578,10577,10547,10519,10503,10459,10432,10417,10397'}

Hữu Kỷ - Nhật Minh (Theo báo Nga)