Ngân Thương: ‘Búp bê Vàng’ TDDC Việt Nam (Mỗi ngày một ngôi sao kỳ 1)

16/03/2012 08:08
Xuân Thanh (Ảnh: Quang Minh, VSI)
(GDVN) - Dù có tuổi đời chưa lâu (ra đời năm 1946) nhưng Thể thao Việt Nam đã gặt hái được khá nhiều thành công trên các đấu trường châu lục và quốc tế. Để làm được điều đó, cần phải nhờ đến sự cố gắng, miệt mài rèn luyện và tỏa sáng của các nhân tài thể thao đất Việt. Và một trong những ‘viên ngọc sáng’ của Thể thao Việt Nam trong nhiều năm qua đó là VĐV Thể dục dụng cụ Đỗ Thị Ngân Thương, người hiện đang nắm giữ đến 7 tấm HCV SEA Games trong 10 năm qua.
Ngân Thương sinh ngày 10/03/1989 tại Hà Nội trong một gia đình không có ai theo nghiệp thể thao. Khi 6 tuổi, thấy con gái hay ốm nên mẹ cô đã đưa cô vào Trung tâm Thể thao Quần Ngựa để tập luyện cho thêm cứng cáp.
Ngân Thương sinh ngày 10/03/1989 tại Hà Nội trong một gia đình không có ai theo nghiệp thể thao. Khi 6 tuổi, thấy con gái hay ốm nên mẹ cô đã đưa cô vào Trung tâm Thể thao Quần Ngựa để tập luyện cho thêm cứng cáp.
Nhờ thần thái tinh anh cùng độ dẻo dai trời phú, trong một lần đến trường để tuyển chọn VĐV cho môn thể dục dụng cụ chuẩn bị cho SEA Games 22, cô đã lọt ‘mắt xanh’ của chuyên gia Trung Quốc, Trương Kiến Minh.
Nhờ thần thái tinh anh cùng độ dẻo dai trời phú, trong một lần đến trường để tuyển chọn VĐV cho môn thể dục dụng cụ chuẩn bị cho SEA Games 22, cô đã lọt ‘mắt xanh’ của chuyên gia Trung Quốc, Trương Kiến Minh.
Trong kỳ SEA Games 22 tổ chức ở Việt Nam, Ngân Thương đã giành được thành công lớn với 2 tấm HCV vô địch môn xà lệch đồng đội và cá nhân. Khi đó cô mới 14 tuổi.
Trong kỳ SEA Games 22 tổ chức ở Việt Nam, Ngân Thương đã giành được thành công lớn với 2 tấm HCV vô địch môn xà lệch đồng đội và cá nhân. Khi đó cô mới 14 tuổi.
Sau thành công ở SEA Games 22, trên bước đường tiến tới trở thành một vận động viên thể dục dụng cụ chuyên nghiệp, cô rời Hà Nội sang Trung Quốc trực tiếp huấn luyện dưới sự dẫn dắt của các huấn luyện viên Trung Quốc.
Sau thành công ở SEA Games 22, trên bước đường tiến tới trở thành một vận động viên thể dục dụng cụ chuyên nghiệp, cô rời Hà Nội sang Trung Quốc trực tiếp huấn luyện dưới sự dẫn dắt của các huấn luyện viên Trung Quốc.
Tại SEA Games 23 tại Philippines, Ngân Thương đạt 2 HCV cho nội dung toàn năng và nội dung cầu thăng bằng cá nhân, 1 HCB đồng đội. Trong đó đáng chú ý nhất là HCV toàn năng nhờ thi đấu xuất sắc cả 4 môn cầu thăng bằng, xà lệch, nhảy ngựa và thể dục tự do. Đây là chiếc huy chương mà TDDC Việt Nam đã chờ đợi rất lâu mới có được.
Tại SEA Games 23 tại Philippines, Ngân Thương đạt 2 HCV cho nội dung toàn năng và nội dung cầu thăng bằng cá nhân, 1 HCB đồng đội. Trong đó đáng chú ý nhất là HCV toàn năng nhờ thi đấu xuất sắc cả 4 môn cầu thăng bằng, xà lệch, nhảy ngựa và thể dục tự do. Đây là chiếc huy chương mà TDDC Việt Nam đã chờ đợi rất lâu mới có được.
Đến SEA Games 24 tổ chức tại Thái Lan, Ngân Thương lại tiếp tục ‘gặt’ Vàng về cho TDDC Việt Nam với 1 HCV cá nhân ở môn cầu thăng bằng, 1 HCB đồng đội và 1 HCĐ cá nhân ở môn xà lệch.
Đến SEA Games 24 tổ chức tại Thái Lan, Ngân Thương lại tiếp tục ‘gặt’ Vàng về cho TDDC Việt Nam với 1 HCV cá nhân ở môn cầu thăng bằng, 1 HCB đồng đội và 1 HCĐ cá nhân ở môn xà lệch.


Tại thế vân hội Olympic Bắc Kinh 2008, Ngân Thương vinh dự đại diện cho Việt Nam thi đấu ở bộ môn thể dục dụng cụ. Tuy vậy, trước các đối thủ quá mạnh đến từ khắp nơi trên thế giới, Ngân Thương chỉ đạt 52.100 điểm, xếp thứ 59 trong tổng số các vận động viên tham gia.
Tại thế vân hội Olympic Bắc Kinh 2008, Ngân Thương vinh dự đại diện cho Việt Nam thi đấu ở bộ môn thể dục dụng cụ. Tuy vậy, trước các đối thủ quá mạnh đến từ khắp nơi trên thế giới, Ngân Thương chỉ đạt 52.100 điểm, xếp thứ 59 trong tổng số các vận động viên tham gia.
Không thi đấu thành công, Ngân Thương còn vướng phải tai họa lớn nhất trong sự nghiệp thi đấu từ trước tới nay. Cô bị Ủy ban Olympic Bắc Kinh 2008 phát hiện sử dụng doping. Đó là chất furosemide, một chất lợi tiểu có tác dụng khiến cơ thể không tích nước, dẫn đến giảm cân.
Không thi đấu thành công, Ngân Thương còn vướng phải tai họa lớn nhất trong sự nghiệp thi đấu từ trước tới nay. Cô bị Ủy ban Olympic Bắc Kinh 2008 phát hiện sử dụng doping. Đó là chất furosemide, một chất lợi tiểu có tác dụng khiến cơ thể không tích nước, dẫn đến giảm cân.
Tuy nhiên đây không phải là lỗi cố ý của Ngân Thương mà là do sự kém hiểu biết về các chất kích thích của cô gái trẻ này. Cô đã trở thành vận động viên thể dục dụng cụ đầu tiên bị trục xuất khỏi một kỳ Olympic vì sử dụng doping và vị cấm thi đấu 1 năm.
Tuy nhiên đây không phải là lỗi cố ý của Ngân Thương mà là do sự kém hiểu biết về các chất kích thích của cô gái trẻ này. Cô đã trở thành vận động viên thể dục dụng cụ đầu tiên bị trục xuất khỏi một kỳ Olympic vì sử dụng doping và vị cấm thi đấu 1 năm.
Án phạt cấm thi đấu 1 năm của Liên đoàn Thể dục thế giới khiến Ngân Thương không thể tham dự SEA Games 25 tại Lào.
Án phạt cấm thi đấu 1 năm của Liên đoàn Thể dục thế giới khiến Ngân Thương không thể tham dự SEA Games 25 tại Lào.
Năm 2010, Ngân Thương tuyên bố chấm dứt sự nghiệp VĐV chuyên nghiệp để chuyên tâm cho việc học.tại Đại học Thể dục Thể thao Từ Sơn (Bắc Ninh), chuyên ngành HLV Thể dục dụng cụ.
Năm 2010, Ngân Thương tuyên bố chấm dứt sự nghiệp VĐV chuyên nghiệp để chuyên tâm cho việc học.tại Đại học Thể dục Thể thao Từ Sơn (Bắc Ninh), chuyên ngành HLV Thể dục dụng cụ.
Tuy nhiên, do thiếu những VĐV trẻ đủ khả năng nên Ngân Thương đã trở lại đội tuyển tham dự SEA Games 26.
Tuy nhiên, do thiếu những VĐV trẻ đủ khả năng nên Ngân Thương đã trở lại đội tuyển tham dự SEA Games 26. 
Dù đang bị chấn thương và không còn ở phong độ tốt, cô vẫn gây bất ngờ khi đoạt 2 HCV và 1 HCB. Tất cả đã cho thấy, Ngân Thương có tài năng hiếm có và một nghị lực phi thường.
Dù đang bị chấn thương và không còn ở phong độ tốt, cô vẫn gây bất ngờ khi đoạt 2 HCV và 1 HCB. Tất cả đã cho thấy, Ngân Thương có tài năng hiếm có và một nghị lực phi thường.

Ngân Thương đã có tổng cộng 7 chiếc HCV SEA Games cho đoàn thể thao Việt Nam trong 10 năm thi đấu chuyên nghiệp. Một thành tích rất đáng tự hào cho cô gái trẻ người Hà Nội. Có lẽ sẽ còn rất lâu nữa, TDDC Việt Nam mới có được một VĐV tài năng như cô.
Ngân Thương đã có tổng cộng 7 chiếc HCV SEA Games cho đoàn thể thao Việt Nam trong 10 năm thi đấu chuyên nghiệp. Một thành tích rất đáng tự hào cho cô gái trẻ người Hà Nội. Có lẽ sẽ còn rất lâu nữa, TDDC Việt Nam mới có được một VĐV tài năng như cô.
Ngoài thành tích vang dội tại các đấu trường quốc tế, Ngân Thương còn rất được chú ý bởi một ngoại hình xinh xắn, đáng yêu và tính tình hoạt bát, cởi mở.
Ngoài thành tích vang dội tại các đấu trường quốc tế, Ngân Thương còn rất được chú ý bởi một ngoại hình xinh xắn, đáng yêu và tính tình hoạt bát, cởi mở.
Với những thành tích đã đạt được trong suốt thời gian qua, có thể khẳng định rằng, Ngân Thương chính là một trong những VĐV xuất sắc nhất của thể thao Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21.
Với những thành tích đã đạt được trong suốt thời gian qua, có thể khẳng định rằng, Ngân Thương chính là một trong những VĐV xuất sắc nhất của thể thao Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21.

Xuân Thanh (Ảnh: Quang Minh, VSI)