Nữ sinh bị ông chủ nhà trọ vào màn “bắt muỗi hộ”

21/04/2011 14:02
(GDVN) - “Đêm đó, mình đang mơ màng thì thấy có bóng người đứng ở trước cửa màn, rồi dần dần chui vào trong màn của mình, sờ vào người mình”.

(GDVN) - “Đêm đó, mình đang mơ màng thì thấy có bóng người đứng ở trước cửa màn, rồi dần dần chui vào trong màn của mình, sờ vào người mình” – Trang kể lại trong nỗi hoảng sợ.

Báo giá càn quét khiến không ít sinh viên như Trang phải lựa chọn việc ở cùng phòng với chủ nhà cho giá thành rẻ hơn.

Bão giá nên đành ở cùng phòng với chủ nhà

Tiêu chí “càng cách xa chủ nhà càng tốt” cũng đành nhường bước khi “báo giá” càn quét đến cuộc sống sinh viên.

Nguyễn Thùy Trang, sinh viên trường ĐH Lao động Xã hội từng thuê nhà ở chung với chủ. Nhà Trang thuê ở hai tầng. Gia đình chủ nhà có 5 người, Trang ở tầng hai cùng với hai bác, còn vợ chồng con trai và cháu của bác ngủ tầng dưới.

Ông bà chủ chỉ lên tầng 2 ngủ buổi tối, còn ban ngày phòng là của Trang, hết sức yên tĩnh và thoải mái. Mọi chuyện tưởng như yên ổn cho đến một hôm người con dâu ốm vào viện nằm liền vài ngày, bà nội xuống tầng dưới ngủ trông cháu cho con trai vào viện trông con dâu.
 

Bác bảo, bác vào để
Bác bảo, bác vào để "đuổi muỗi" cho mình

“Lúc đó, hòng tầng trên chỉ còn mình và bác chủ nhà. Bác chủ nhà cũng lớn tuổi rồi, nên mình nghĩ không quá lo lắng”.

Thế nhưng, mọi chuyện đều không như mình nghĩ! – Trang kể trong trong trạng thái vẫn còn hoảng sợ.

“Đêm đó, mình đang mơ màng thì thấy có bóng người đứng ở trước cửa màn, rồi dần dần chui vào trong màn của mình, sờ vào người mình. Mình choàng tỉnh dậy thì hóa ra đó là bác chủ nhà. Mình hoảng sợ, to tiếng hỏi bác làm gì thì bác bịt miệng, không cho mình được nói to và bảo: Bác thấy có muỗi nên… đuổi hộ!”

Hoảng hồn, cả đêm không ngủ, sáng Trang chuyển sang ngay sang nhà bạn ở nhờ vài hôm rồi tìm nhà trọ khác.

Học trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, Huyền đang ở trọ khu Triều Khúc – Thanh Xuân với 1,2 triệu đồng/tháng tiền phòng thì chủ nhà trọ đột ngột tuyên bố tăng lên 1,5 triệu/tháng với lý do hết sức “thuyết phục”: “Giá xăng tăng”.

 “Ở khổ lắm, bác chủ nhà ở một mình và rất khó tính, điện nước dùng phải thật tiết kiệm, giặt quần áo mà cứ mở máy nước tràn ra ngoài chậu một tí là bác mắng cho cả ngày”.

Cố gắng ngáy thật to, để anh chị được… tự do

Bạn bè vừa thấy Nam (sinh viên ĐH Xây Dựng) dọn ra ngoài ở riêng với anh trai với lí do: “Anh tớ mới cưới vợ”, thì chưa đầy 2 tháng, lại thấy cậu đeo ba lô, tay xách nách mang dọn đồ về ở chung với anh chị.

“Về ở với anh chị còn có bữa cơm, chứ ở riêng thế này, toàn ăn mỳ tôm. Tiền bố mẹ gửi lên vẻn vẹn chỉ đủ đóng tiền trọ” – Nam phân trần.
Phòng trọ của anh chị Nam cũng không lấy làm rộng rãi gì cho cam, kê đủ một giường, một tủ và cái tivi. Từ hồi có Nam, anh chị phải kiếm cái ghi-đô để “quây” cái giường lại, còn cậu em trai chải chiếu nằm dưới đất.

Biết anh chị mới cưới, cần không gian riêng, nên Nam chủ yếu chỉ ăn cơm và ngủ ở nhà, còn học hành, gặp gỡ bạn bè…, cậu đều tìm địa điểm khác. Thế nhưng, nào có tránh khỏi những chuyện “tế nhị”.

Có đêm, thấy anh chị cứ lục sục, chị hỏi nhỏ anh: “Xem Nam nó ngủ chưa đã…” Dù đang thức, mình cũng phải cố tình giả vờ ngáy thật to, để anh chị được… tự do.

Thôi thì đành…tìm về “cuội nguồn”


Nguyễn Thanh Mai, sinh viên năm thứ ba khoa Lịch sử trường ĐH Sư phạm Hà Nội, không “né” nổi cơn bão giá, đành chuyển về “thân mật” với người bác ruột sống trên thành phố, nhưng rồi lại than thở:  “Từ hồi về đây, đồ đạc của mình không có cái gì gọi là riêng tư cả, từ đôi tất, cái quần, cái áo…”

Chị mình dù có rất nhiều quần áo rồi nhưng cứ đi chơi đâu là lại hỏi mượn đồ. Chị ấy còn thường xuyên dùng đồ cá nhân, cả sữa tắm, dầu gội, nước hoa, son môi... của mình nữa. Ở nhà mình, hai chị em ruột cũng không dùng chung đồ một cách tùy tiện như thế, vì hai chị em có nguyên tắc không dùng chung, xin ra xin, cho ra cho. Nói xa, nói gần mãi rồi mà chị không chịu hiểu hay cố tình không hiểu nữa!”.

Sinh viên phải tính toán, đong đếm từng củ hành trong thời bão giá
Sinh viên phải tính toán, đong đếm từng củ hành trong thời bão giá

Mai nhớ lại, ngày đỗ ĐH Sư phạm, hai bác đã bảo Mai đến ở nhà bác vì nhà rộng, và đỡ tốn kém. Mai tìm mọi cách thuyết phục bố mẹ cho ở trọ cho tiện việc học hành, vì biết ở chung sẽ không thoải mái.

Nhưng giờ đây, nhà có tới ba chị em ăn học, nghĩ mình là con gái nên chịu thiệt một chút để bố mẹ đỡ vất vả, Mai xin đến ở nhà bác ở Hà Đông nhân dịp bạn cùng phòng chuyển tới ở nhà họ hàng sống.

Mai tâm sự: “Đã vậy, chị gái “tốt bụng” nhường hết việc nhà cho mình, nấu cơm, rửa bát, quét nhà, đôi khi giặt quần áo cho cả nhà”.

Đối phó với việc tăng giá nhà, kèm giá điện, nước, phòng Thu (ĐH Hà Nội) có 4 người đều tìm cách chuyển nhà về phía ngoại thành cho rẻ. Thu xin về nhà dì ở vì không tìm được nhà rẻ và không có bạn ở cùng. Nhà dì đầy đủ tiện nghi, Thu không phải lo lắng về ăn uống, đi lại, nhưng từ khi Thu về ở chung thì... "dì không thuê người giúp việc nữa”.

Văn Phong