6 động vật "sống khỏe" ở Thung lũng Chết

27/08/2012 07:35
Nguồn: Kenh 14
(GDVN) - Thung lũng Chết là một thung lũng dài và hẹp nằm giữa hai bang California và Nevada của Hoa Kỳ. Thời tiết của khu vực này vô cùng khắc nghiệt, quanh năm hầu như không có mưa và nhiệt độ mùa hè trung bình khoảng 50 độ C. Đất đai luôn khô hanh, rạn nứt và bị nhiễm mặn nên sự tồn tại của sinh vật rất hiếm có. Tuy vậy, vẫn có một số loài động vật đặc biệt “gan lì” chống chọi lại điều kiện sống ấy.
1. Cá pupfish Dù là vùng đất tưởng chừng không có sự sống nhưng thung lũng Chết lạ là nơi trú ẩn của hàng nghìn loài cá pupfish. Pupfish là loài cá vây tia thuộc họ cá sóc đặc hữu ở châu Mỹ, có khả năng tiến hóa cao, thường sống trong các vũng nước. Tuy nước ở đây nóng và có độ mặn gấp đôi nước biển nhưng loài cá này vẫn sống được vì đường ruột của chúng có thể đào thải muối vô cùng hiệu quả.
1. Cá pupfish
Dù là vùng đất tưởng chừng không có sự sống nhưng thung lũng Chết lạ là nơi trú ẩn của hàng nghìn loài cá pupfish. Pupfish là loài cá vây tia thuộc họ cá sóc đặc hữu ở châu Mỹ, có khả năng tiến hóa cao, thường sống trong các vũng nước. Tuy nước ở đây nóng và có độ mặn gấp đôi nước biển nhưng loài cá này vẫn sống được vì đường ruột của chúng có thể đào thải muối vô cùng hiệu quả.
2. Gà lôi đuôi dài Đây là một loài chim thuộc họ Cu cu, có mào rậm và mỏ dài, đuôi màu đen, cổ và bụng màu xanh da trời. Chúng có bốn ngón trên mỗi bàn chân, hai hướng về phía trước và hai hướng về sau. Chúng có khả năng sinh trưởng ở sa mạc và vùng cây bụi. Chúng là loại động vật ranh mãnh, thường sử dụng tốc độ nhanh như chớp để bắt chuột, côn trùng và rắn.
2. Gà lôi đuôi dài
Đây là một loài chim thuộc họ Cu cu, có mào rậm và mỏ dài, đuôi màu đen, cổ và bụng màu xanh da trời. Chúng có bốn ngón trên mỗi bàn chân, hai hướng về phía trước và hai hướng về sau. Chúng có khả năng sinh trưởng ở sa mạc và vùng cây bụi. Chúng là loại động vật ranh mãnh, thường sử dụng tốc độ nhanh như chớp để bắt chuột, côn trùng và rắn.
3. Kền kền gà tây Kền kền gà tây có hình dạng xấu xí với cái đầu trọc to đùng, đỏ ửng. Đây là đặc điểm nổi bật vì nó thường rúc đầu vào các xác chết để ăn thịt. Để giữ thân nhiệt mát mẻ, chúng thường “tiểu tiện” trên chính chân mình, giảm bớt cái nóng.Cách này với chúng nhằm hai mục đích: nước tiểu bốc hơi làm mát máu lưu thông từ dưới chân và có chức năng như một chất tẩy trùng, giết chết vi trùng từ “bữa ăn” xác chết động vật.
3. Kền kền gà tây
Kền kền gà tây có hình dạng xấu xí với cái đầu trọc to đùng, đỏ ửng. Đây là đặc điểm nổi bật vì nó thường rúc đầu vào các xác chết để ăn thịt. Để giữ thân nhiệt mát mẻ, chúng thường “tiểu tiện” trên chính chân mình, giảm bớt cái nóng.Cách này với chúng nhằm hai mục đích: nước tiểu bốc hơi làm mát máu lưu thông từ dưới chân và có chức năng như một chất tẩy trùng, giết chết vi trùng từ “bữa ăn” xác chết động vật.
4. Rùa sa mạc Rùa sa mạc đối phó với nhiệt độ khắc nghiệt của Thung lũng Chết bằng cách hạn chế di chuyển. Nó dành hơn 90% cuộc sống của nó để nằm bất động và thường chỉ hoạt động sau khi trời mưa. Rùa sa mạc tích trữ nước bằng cách ăn thực vật và đào rãnh để thu thập mưa. Bàng quang của chúng có khả năng giữ nước tốt nên đó là cơ quan rất quan trọng cho sự sống còn của loài rùa. Nhờ vậy, chúng có thể sống cả năm mà không cần tìm nguồn nước ngọt nào.
4. Rùa sa mạc
Rùa sa mạc đối phó với nhiệt độ khắc nghiệt của Thung lũng Chết bằng cách hạn chế di chuyển. Nó dành hơn 90% cuộc sống của nó để nằm bất động và thường chỉ hoạt động sau khi trời mưa. Rùa sa mạc tích trữ nước bằng cách ăn thực vật và đào rãnh để thu thập mưa. Bàng quang của chúng có khả năng giữ nước tốt nên đó là cơ quan rất quan trọng cho sự sống còn của loài rùa. Nhờ vậy, chúng có thể sống cả năm mà không cần tìm nguồn nước ngọt nào. 
5. Thằn lằn Hình dạng đặc biệt của lớp vảy trên ngón chân của thằn lằn cho phép chúng chạy nhanh trên các cồn cát, nhanh hơn hầu hết các động vật ăn thịt. Tuy nhiên, tốc độ không phải là điểm mạnh duy nhất chống lại những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chúng có thể biến mất ngay lập tức bằng cách lặn đầu dưới bề mặt cát.
5. Thằn lằn
Hình dạng đặc biệt của lớp vảy trên ngón chân của thằn lằn cho phép chúng chạy nhanh trên các cồn cát, nhanh hơn hầu hết các động vật ăn thịt. Tuy nhiên, tốc độ không phải là điểm mạnh duy nhất chống lại những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chúng có thể biến mất ngay lập tức bằng cách lặn đầu dưới bề mặt cát.
6. Thỏ rừng Thỏ rừng ở đây có đặc trưng là đuôi đen với đôi tai quá khổ, nhưng đó lại là đặc điểm giúp nó “đánh bại” cái nắng nóng ở Thung lũng Chết. Đôi tai dài 18cm của chúng chứa số lượng lớn các mạch máu tản nhiệt, giúp điều hoà nhiệt độ cơ thể. Hơn nữa, giống như nhiều sinh vật sa mạc, thỏ rừng thường chờ đợi cho đến những tháng mùa hè nóng để tiêu thụ cỏ và xương rồng chứa đầy nước, mỗi ngày, chúng nạp vào lượng thức ăn gấp vài lần trọng lượng cơ thể của chúng để tích trữ nước.
6. Thỏ rừng
Thỏ rừng ở đây có đặc trưng là đuôi đen với đôi tai quá khổ, nhưng đó lại là đặc điểm giúp nó “đánh bại” cái nắng nóng ở Thung lũng Chết. Đôi tai dài 18cm của chúng chứa số lượng lớn các mạch máu tản nhiệt, giúp điều hoà nhiệt độ cơ thể. Hơn nữa, giống như nhiều sinh vật sa mạc, thỏ rừng thường chờ đợi cho đến những tháng mùa hè nóng để tiêu thụ cỏ và xương rồng chứa đầy nước, mỗi ngày, chúng nạp vào lượng thức ăn gấp vài lần trọng lượng cơ thể của chúng để tích trữ nước.

Nguồn: Kenh 14