Giải mã huyền bí về “trăng xanh” sẽ xuất hiện đêm 31/8

30/08/2012 07:11
Kim Tuyến (Theo Daily Mail)
(GDVN) - Trăng xanh xuất hiện nhiều năm sau vụ phun trào núi lửa Krakatoa (1883). Người ta còn nhìn thấy mặt trời màu hoa oải hương và lần đầu tiên được chiêm ngưỡng những đám mây tỏa sáng.
Trong tiếng Anh có câu thành ngữ: “Once in a blue moon” được dùng để chỉ những sự kiện hiếm khi xảy ra. Trăng xanh (blue moon) không chỉ được sử dụng làm hình ảnh trong câu thành ngữ mà còn chỉ một hiện tượng thiên nhiên vài ba năm mới xuất hiện một lần.

Thông thường cứ sau 29 ngày sẽ có một lần trăng tròn . Tuy nhiên có các tháng trong dương lịch kéo dài tới 31 ngày. Vì thế sau khoảng 2-3 năm sẽ có một năm âm lịch với 13 tháng, tương ứng với 13 lần trăng tròn.

Vào ngày thứ Sáu, 31/8, trăng xanh sẽ xuất hiện lần đầu tiên kể từ lần cuối vào tháng 3/2010 và phải đến tháng 7/2015, người ta mới có thể chiêm ngưỡng trăng xanh một lần nữa.

Đáng buồn, đây chỉ là hình ảnh được chỉnh sửa màu sắc, không phải là hình ảnh chúng ta mong đợi được nhìn thấy trên bầu trời vào ngày thứ Sáu.
Đáng buồn, đây chỉ là hình ảnh được chỉnh sửa màu sắc, không phải là hình ảnh chúng ta mong đợi được nhìn thấy trên bầu trời vào ngày thứ Sáu.

Gọi là trăng xanh nhưng không phải đến ngày đó mặt trăng sẽ chuyển sang màu xanh và người ta cũng không biết cách gọi “trăng xanh” bắt nguồn từ đâu. Trong lịch sử, trăng đã từng có lúc xuất hiện với màu xanh nhạt bất thường ở những sự kiện hiếm gặp.

Đáng chú ý nhất là sau khi vụ phun trào núi lửa Krakatoa vào năm 1883, Mặt trăng xuất hiện một màu xanh đến gần hai năm. Các hạt khí quyển có đường kính khoảng một micrômét thì trường hợp này ánh sáng bước sóng dài xuất hiện màu đỏ khi quan sát dưới mặt đất còn ánh sáng bước sóng ngắn xuất hiện màu xanh được chọn lọc truyền vào mắt người.

Trăng xanh xuất hiện nhiều năm sau vụ phun trào núi lửa Krakatoa. Người ta còn nhìn thấy mặt trời màu hoa oải hương và lần đầu tiên được chiêm ngưỡng những đám mây tỏa sáng.

Khói từ vụ phun trào núi lửa Krakatoa còn tạo nên “màu hoàng hôn đỏ rực đến nỗi lính cứu hỏa được điều động tại New York, Poughkeepsie và New Haven để dập tắt cái họ lầm tưởng là những đám cháy lớn”, theo nhà nghiên cứu núi lửa của trường Đại học Hawaii.

Một vụ phun trào nhỏ tại núi lửa Krakatoa: Vụ núi lửa phun trào vào năm 1883 gây hiện tượng trăng xanh.
Một vụ phun trào nhỏ tại núi lửa Krakatoa: Vụ núi lửa phun trào vào năm 1883 gây hiện tượng trăng xanh.

Tuy nhiên, những lần phun trào núi lửa khác có cường độ nhỏ hơn cũng có thể tạo ra hiện tượng trăng xanh. Trăng xanh được nhìn thấy vào năm 1983 sau vụ phun trào núi El Chichon tại Mexico. Vụ phun trào núi Helens vào năm 1980 và núi Pinatubo vào năm 1991 cũng gây nên hiện tượng trăng xanh.

Theo Nasa, nguyên nhân chính làm mặt trăng có màu xanh là do các phân tử bụi trong không khí có kích thước lớn hơn bước sóng 0.7 micromet và không có lẫn các loại bụi khác. Điều này hiếm khi xảy ra, nhưng núi lửa đôi khi đâm xuyên qua những đám mây và gây cháy rừng.

Người yêu thích thiên văn học không nên bỏ lỡ cơ hội ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên huyền bí này vào lúc 13h58 GMT ngày 31/8 (20h58 giờ Hà Nội).


Kim Tuyến (Theo Daily Mail)