Phát hiện loài cá hiếm chuyên "đi bộ" dưới đại dương

25/08/2012 16:33
Nguồn: Infonet
Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện được một loài cá vô cùng quý hiếm di chuyển dưới đáy biển bằng vây ngực và thay đổi màu da liên tục trong quá trình sinh trưởng.
Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện được một loài cá vô cùng quý hiếm di chuyển dưới đáy biển bằng vây ngực và thay đổi màu da liên tục trong quá trình sinh trưởng.

Qua hình ảnh thu được từ chiếc camera đặt trong một tàu ngầm cỡ nhỏ do các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Hải dương Vịnh Monterey (MBARI) điều khiển, họ đã phát hiện được một loài cá mới di chuyển bằng vây ngực sinh sống trong vùng biển ngoài khơi bang California.

Con cá đặc biệt này thuộc loài cá vây chân Chaunacops coloratus. Nó có thể "đi bộ" và thay đổi màu sắc trong suốt cuộc đời và sinh sống dưới độ sâu hơn 3.350 m so với mặt nước biển.

Theo nhà nghiên cứu - Lonny Lundsten tại (MBARI), điều đáng nói là loài cá vây chân mới không mang màu sắc cố định bởi những con cá lớn sẽ mang màu hồng, còn những con nhỏ hơn sở hữu bộ da màu xanh. Do đó, khả năng loài cá này chuyển màu da cơ thể từ xanh sang đỏ khi trưởng thành.

Trong quá trình nghiên cứu đáy biển, nhóm nghiên cứu của Lundsten đã phát hiện được con cá vây ngực lớn nhất có chiều dài tối đa khoảng 20 cm và tối thiểu là 7 cm.

Một bất ngờ khác là giống cá này có thể "đi bộ" dưới đáy biển nhờ sử dụng kết hợp giữa các vây ngực và vây xương chậu.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, hoạt động "đi bộ" sử dụng năng lượng của cơ thể hiệu quả hơn so với bơi ở những quãng đường ngắn. Ngoài ra, việc đi bộ sẽ ít khuấy động vùng nước xung quanh, giảm khả năng đánh động cho con mồi.

Vào năm 1891 trong lần khám phá rặng Cocos trên Thái Bình Dương gần Costa Rica, lần đầu tiên, giới khoa học phát hiện được một con cá vây ngực C. coloratus nhưng nó đã bị chết.

Tới tận năm 2002, khi thiết bị điều khiển từ xa (ROV) - Tiburon lặn xuống khu vực núi Davidson ngoài khơi bờ biển California, giới khoa học mới được tận mắt chứng kiến hình ảnh những con cá vây ngực sinh sống trong môi trường tự nhiên.

Năm 2010, nhóm nghiên cứu đã phát hiện được 6 con cá vây ngực khi một ROV lặn xuống khu vực núi Taney. Từ đó, họ xác định cá C. coloratus có thể sống ở độ sâu hơn 3.350 m – độ sâu gấp đôi so với những tính toán trước đây.

Trong quá trình săn mồi, cá vây ngực Chaunacops coloratus thường ẩn lấp sau các dãy đá dưới lòng biển, năm phục kích chờ con mồi bơi qua.

Trên đỉnh đầu của cá Chaunacops coloratus có một miếng thịt lủng lẳng nhô ra và nó dùng chính bộ phận thừa này làm mồi nhử săn mồi.

Nguồn: Infonet