Bà Thái Hương chính thức đầu tư dự án Sữa tươi sạch tại Nga

22/10/2015 17:16
Cao Nguyên
(GDVN) - Dự án Sữa tươi sạch tại Nga do Tập đoàn TH quản lý trong vòng 10 năm, từ 2015 đến 2025. Dự kiến giữa năm 2017 sẽ ra mắt sản phẩm sữa TH đầu tiên tại Nga.

Hôm nay tại Hà Nội, Tập đoàn TH tổ chức đón tiếp ông Andrey Vorobiev Iu-Thống đốc tỉnh Mátcơva (Liên bang Nga) và đoàn chính quyền tỉnh Mátxcơva sang thăm và làm việc tại tập đoàn. 

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chuyến thăm của đoàn công tác tỉnh Mátxcơva tới Việt Nam nhằm đẩy mạnh các mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và Liên bang Nga.

Với việc ký thỏa thuận hợp tác ngày 22/10 giữa Thống đốc Andrey Vorobiev Iu và bà Thái Hương, “Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp công nghệ cao” chính thức được triển khai tại tỉnh Mátxcơva.
Với việc ký thỏa thuận hợp tác ngày 22/10 giữa Thống đốc Andrey Vorobiev Iu và bà Thái Hương, “Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp công nghệ cao” chính thức được triển khai tại tỉnh Mátxcơva. 

Đã từng sang thăm đất nước Nga, bà Thái Hương một lần nữa lại có quyết định táo bạo khi quyết định sẽ đầu tư tại Nga.

Xuất phát từ nền tảng mối thâm tình bền chặt giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, 2 nền văn hóa Nga - Việt suốt chiều dài lịch sử 65 năm, đó không chỉ là mối quan hệ ngoại giao mà còn sâu nặng ân tình thủy chung son sắt qua chiến tranh và dựng xây Tổ quốc, bà Thái Hương tâm niệm, đây là lúc đồng hành cùng nhân dân Nga giải quyết các vấn đề về lương thực - một trong những vấn đề hàng đầu giữ vững an sinh xã hội.

Chỉ sau gần 6 tháng nhanh chóng triển khai hàng loạt hoạt động khảo sát thị trường, điều kiện kinh tế, thổ nhưỡng, khí hậu, chính sách, Tập đoàn TH quyết định đầu tư nông nghiệp công nghệ cao tại Nga.

Bà Thái Hương đánh giá, điều kiện chính trị, xã hội của nước bạn có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam trong vòng 20 năm trở lại đây. Nga đang có một diện tích lớn đất canh tác nông nghiệp bị bỏ hoang hoặc chưa khai thác hiệu quả.

Các chính sách khuyến khích đầu tư của Chính phủ hai nước, sự ủng hộ và tạo điều kiện của chính quyền tỉnh Mátxcơva về vốn, đất đai, các điều kiện đầu tư sẽ mang lại nhiều thuận lợi để tập đoàn TH có thể đưa công nghệ cao, máy móc, thiết bị, kỹ thuật hiện đại nhất Thế giới vào sản xuất nông nghiệp sữa tươi - rau sạch - dược liệu sạch trên quy mô lớn, góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng đất nông nghiệp của nước Nga.

Sự hợp tác giữa Tập đoàn TH và tỉnh Mátxcơva sẽ đẹp thêm một biểu tượng của tình hữu nghị, biểu tượng ngành nông nghiệp hai nước.
Sự hợp tác giữa Tập đoàn TH và tỉnh Mátxcơva sẽ đẹp thêm một biểu tượng của tình hữu nghị, biểu tượng ngành nông nghiệp hai nước.

Dự án Sữa tươi sạch tại Nga do Tập đoàn TH quản lý trong vòng 10 năm, từ 2015 đến 2025. Khi hoàn thành Dự án, tổng số đàn bò dự kiến là: 350.000 con, tổng công suất chế biến sữa là 5.900 tấn/ngày, tương đương gần 1.800.000 tấn/năm, tổng diện tích vùng nguyên liệu tập trung là 140.000 ha. Dự kiến giữa năm 2017 sẽ ra mắt sản phẩm sữa TH đầu tiên tại Nga.

Với việc ký thỏa thuận hợp tác ngày 22/10 giữa Thống đốc Andrey Vorobiev Iu và bà Thái Hương, “Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp công nghệ cao” chính thức được triển khai tại tỉnh Mátxcơva. Đây là Dự án lớn nhất về nông nghiệp, thực phẩm của Việt Nam đầu tư tại Liên bang Nga.

Về phía Thống đốc Andrey Vorobiev Iu, ông cho rằng Dự án của tập đoàn TH là phù hợp với sự phát triển năng động của quan hệ song phương mà lãnh đạo hai nước đã nâng lên là đối tác chiến lược toàn diện.

Cũng trong chuyến thăm này, ông Dmitriy Alexandrovic Stepanenko - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và lương thực tỉnh Mátxcơva tới thăm trang trại TH tại Nghĩa Đàn (Nghệ An).

Ông D.A. Stepanenko rất ấn tượng tới quy mô trang trại và trình độ chuyên môn, kỹ thuật của các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật của tập đoàn TH. Ông tin tưởng rằng khi Dự án tương tự được xây dựng tại Mátxcơva, đội ngũ chuyên gia này sẽ đảm bảo vận hành tốt trang trại chăn nuôi bò sữa của TH tại Liên bang Nga.

Sự hợp tác giữa Tập đoàn TH và tỉnh Mátxcơva sẽ đẹp thêm một biểu tượng của tình hữu nghị, biểu tượng ngành nông nghiệp hai nước trong lộ trình phát triển năng động của kinh tế hai nước, góp phần xây dựng mối quan hệ bền lâu, vì lợi ích của hai dân tộc.

Cao Nguyên