Bầu Đức: Cáo buộc của Global Witness không có căn cứ, sai 99,9%

18/05/2013 08:07
Thảo Nguyên
(GDVN) - Phản bác cáo buộc của tổ chức Global Witness (trụ sở tại London, Anh) về việc HAGL chiếm đất, khai thác gỗ lậu tại Lào và Campuchiatrên, bầu Đức một lần nữa khẳng định: “Tất các cáo buộc đó sai 99,9%”.
Ngày 17/5, nhằm công khai và phản pháo các thông tin liên quan đến các cáo buộc của tổ chức Global Witness (trụ sở tại London, Anh) về việc HAGL chiếm đất, khai thác gỗ lậu tại Lào và Campuchia, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã gặp gỡ các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước. Mọi cáo buộc của Global Witness đều không có căn cứ Trả lời câu hỏi về diện tích cao su của HAGL tại Campuchia, theo cáo buộc của Global Witness là 47.370 ha, trong lúc giới hạn mỗi công ty chỉ được 10.000 ha, ông Đức nói HAGL có 4 công ty con tại đây, hoạt động hoàn toàn độc lập, mỗi công ty chưa tới 10.000, cộng lại 40.000 ha thì không sai, được Chính phủ Campuchia cho phép. Còn tại Lào, các công việc vẫn tiếp tục triển khai vì đúng luật pháp sở tại. Về vấn đề tham nhũng, ông Đức khẳng định: “Global Witness chưa chỉ ra bất cứ bằng chứng nào, nếu Global Witness và các hãng thông tấn đưa ra các bằng chứng cụ thể và xác đáng, HAGL sẵn sàng giải quyết các vấn đề liên quan”.
“Chúng tôi tin tưởng rằng đã tuân thủ pháp luật nước sở tại, bao gồm cả việc bảo vệ rừng” - ông Đức khẳng định.
“Chúng tôi tin tưởng rằng đã tuân thủ pháp luật nước sở tại, bao gồm cả việc bảo vệ rừng” - ông Đức khẳng định.
Về cáo buộc của Global Witness cho rằng HAGL và Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) đã ký
kết những thương vụ mờ ám với chính phủ Lào và Campuchia nhằm có được quyền sử dụng hơn 200.000 hecta đất. Ông Đức thừa nhận HAGL có cho chính phủ Lào vay 19 triệu USD, bao gồm 15 triệu USD tiền nợ trả dần và 4 triệu USD tài trợ không hoàn lại để xây làng SEA Games từ tháng 12/2009 nhưng không nhằm mục đích lấy đất như Global Witness cáo buộc mà là để quảng bá thương hiệu của HAGL tại khu vực Đông Nam Á. Đến nay thì chính phủ Lào cũng đã trả gần hết tiền, chỉ còn khoảng 5 triệu USD, ông Đức nói, đồng thời khẳng định quan hệ giữa HAGL với chính phủ Lào là “một quan hệ tốt vì mục đích đơn thuần là thể thao”. Trong báo cáo của mình, Global Witness cũng tố cáo HAGL đang hủy hoại kế sinh nhai của người dân địa phương. Phát biểu tại cuộc họp báo, Chủ tịch HAGL cho rằng cáo buộc trên không có căn cứ. Ông Đức cho biết, trước khi HAGL có mặt vào năm 2008, Attapeu là một trong những tỉnh nghèo nhất của Lào. HAGL đã bỏ ra trên 30 triệu USD để làm công tác từ thiện, xây 3 cây cầu lớn, kéo hàng trăm km điện, xây bệnh viện, trường học, tặng nhà cho người nghèo và tạo công ăn việc làm cho dân địa phương. Sau 5 năm đầu tư, diện mạo tỉnh này đã khác. Thu nhập bình quân đầu người trước đây chỉ 300-400 USD/năm nhưng nay đã đạt 1.200 USD, cao hơn cả thu nhập của lao động phổ thông tại Việt Nam.. Tại đây, HAGL sử dụng 90% lao động địa phương (10.000 người làm cho HAGL) và thu nhập bình quân của lao động Lào là 250-300 USD/tháng.  “Chúng tôi tin tưởng rằng đã tuân thủ pháp luật nước sở tại, bao gồm cả việc bảo vệ rừng” - ông Đức khẳng định. Quyết làm minh bạch mọi vấn đề Cũng tại cuộc họp báo, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Công ty HAGL, cho biết tập đoàn chịu ảnh hưởng nặng nề từ những cáo buộc trên nhưng sẽ không xem xét khởi kiện tổ chức này. “Global Witness là tổ chức phi chính phủ, hoạt động không lợi nhuận… Kiện họ ở đâu? Kiện họ như kiện củ chuối thì kiện làm gì” - ông Đức nói.
Những khu đất trống, đồi trọc bây giờ đã được phủ xanh bởi bạt ngàn cao su (Ảnh: Tư Khương, gửi về từ Attapeu, Lào).
Những khu đất trống, đồi trọc bây giờ đã được phủ xanh bởi bạt ngàn cao su (Ảnh: Tư Khương, gửi về từ Attapeu, Lào).
Ông Đức cho biết, lĩnh vực đầu tư tại nước ngoài của HAGL là cao su, mía đường. Đây cũng là ngành
Global Witness là một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại London (Anh quốc) và Washington (Mỹ), chuyên điều tra, nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến thiên nhiên và nhân quyền.
HAGL  xác định hướng phát triển lâu dài nên khá nhạy cảm. Hiện HAGL đã trồng 27.000 ha cao su tại Lào, gần 14.000 ha tại Campuchia và tại Việt Nam là gần 9.000 ha và khoảng 30.000ha trong quy hoạch chưa trồng. Ngoài ra còn 10.000 ha mía tại Lào. Dự kiến trong năm 2013, lợi nhuận từ cao su là 300 tỷ. Sắp tới, doanh nghiệp sẽ mời Bureau Veritas, một tổ chức độc lập của Pháp có 28.000 nhân viên chuyên cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực quản lý chất lượng, an toàn, sức khỏe, môi trường và trách nhiệm xã hội có mạng lưới khắp thế giới đánh giá và cấp chứng chỉ FSC-FM về tác động môi trường, xã hội cho các dự án trồng cao su tại Việt Nam, Lào, Campuchia. “ Tôi nghĩ sau HAGL, các doanh nghiệp Việt Nam khác cũng sẽ phải làm như vậy”, ông Đức nhấn mạnh. Đưa ra những phản bác trên, bầu Đức một lần nữa khẳng định: “Tất các cáo buộc đó sai 99,9%. Global Witness không chịu gặp mặt tại những nơi mà họ phản ánh mà lại muốn gặp riêng tôi tại văn phòng ở Việt Nam, tôi cho rằng có cái gì đó không rõ ràng”. Theo đó, ông Đức cho biết, không  hề có chuyện Global Witness đã gặp đại diện của HAGL cách đây gần 1 năm và chiều ngày 16/5, HAGL đã nhận được trả lời bằng email của Global Witness với nội dung chỉ muốn gặp đại diện của HAGL tại Việt Nam. Phía HAGL cũng đã đề nghị mời đại diện của Global Witness cùng các cơ quan truyền thông nước ngoài mà họ đã cung cấp thông tin đến thăm bất cứ dự án nào của HAGL tại Việt Nam, Lào hay Campuchia để thực địa.
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi
Thảo Nguyên