Biến đổi khí hậu làm gia tăng nguy cơ chiến tranh

01/09/2012 09:12
Diện Hứa
(GDVN) - Nhiều chuyên gia nhận định rằng, nhân loại đang đứng trên bờ vực của những cuộc xung đột, dẫn tới chiến tranh thế giới khác vì sự biến đổi khí hậu toàn cầu.

Theo New Scientist, đã có nhóm nghiên cứu về hiện tượng này nhận thấy, có một mối liên hệ chặt chẽ giữa nhiệt độ và nguy cơ xung đột vũ trang.

Trong những giai đoạn mà nhiệt độ trung bình tăng thì số lượng các cuộc chiến cũng leo thang. Các tính toán dựa trên mô hình khí hậu cho thấy, nguy cơ chiến tranh sẽ tăng lên 54% trong khoảng thời gian từ nay tới năm 2030, với số người chết tăng thêm 393.000. Marshell Burke và David Lobell, hai trưởng nhóm nghiên cứu, cho rằng lượng khí thải sẽ không giảm trong ngắn hạn nên nhiệt độ trái đất còn tăng và các cuộc chiến trong tương lai sẽ thảm khốc như hiện nay.

Giới thực vật không phát triển, không đảm bảo lương thực

Biến đổi khí hậu gây ra những hiện tượng như mưa lớn, lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng rất lớn tới an ninh lương thực.  Thực vật không phát triển, không đảm bảo gây ra đói kém và xung đột dễ dàng xảy ra.

Chiến tranh ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa (Internet).
Chiến tranh ngày càng gia tăng  do biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa (Internet).
Vấn đề đói kém đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn đối với hàng triệu người trên thế giới. Một báo cáo gần đây của Ngân hàng thế giới (WB) cho biết, giá lương thực đã tăng 33% kể từ tháng 7/2010 và tiến gần đến mức đỉnh của năm 2008. Tình hình dự trữ lương thực trên thế giới vẫn còn đáng báo động, trong khi giá cả trong nước tiếp tục biến động. Tình hình bất ổn ấy chủ yếu là do thiên tai, yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá lương thực.

Giá lương thực biến động đa chiều. Ví như giá ngô tăng 100% ở một số nước và giảm 19% trong vùng lãnh thổ khác. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, giá ngô trung bình tăng 84% so với năm ngoái, đường là 62%, lúa mì là 55% và dầu đậu nành là 47%. Giá dầu thô cũng theo đà tăng đó với con số 45%.

Giá giao dịch của các loại ngũ cốc dự kiến sẽ tăng do nhu cầu cao về xuất khẩu trên toàn cầu và mùa màng kém tại các nước xuất khẩu. Một mùa đông lạnh ở Mỹ, lũ lụt ở Canada và Úc, cũng như hạn hán ở Argentina càng làm phát sinh thêm những mối quan tâm hệ trọng nhất với các thị trường. Giá đường vẫn ở mức rất cao - gần mức tối đa trong hơn một thập kỷ qua. Những nước xuất khẩu đường lớn nhất là Ấn Độ và Mexico cũng bị tác động lớn bởi điều kiện thời tiết.
Tình trạng thiếu lương thực gây ra các cuộc xung đột. Ảnh minh họa (Internet).

   Tình trạng thiếu lương thực gây ra các cuộc xung  đột. Ảnh minh họa (Internet).

Đối với năng suất cây trồng, khi chịu sự biến đổi của khí hậu toàn cầu giảm mạnh, có khi không thu hoạch. Như những nông trường ở Tây Bắc,Việt Nam năm 1959 mới khai phá, năng suất lúa 25 tạ/ha, đến năm 1960 chỉ còn 18 tạ/ha, năm 1961 còn 5 tạ/ha và năm 1962 gieo ngô cũng không thu hoạch được. Môi trường bị tàn phá, gây ô nhiễm tạo nên sự xói mòn đất, ảnh hưởng xấu tới thời vụ, nương rẫy chỉ gieo trồng vài ba vụ rồi bỏ, lại phá rừng đốt rẫy. Lâm sản bị tiêu hao rất nhiều. Sau nhiều lần phá như vậy, cuối cùng chỉ còn đồi núi trọc, hậu quả là đất đai bị thoái hóa. Khi rừng cây bị phá sẽ kèm theo nạn lũ lụt, hạn hán và khí hậu khu vực thay đổi rõ rệt, như vậy sẽ gây ra không đảm bảo lương thực, dễ dàng dẫn đến các cuộc xung đột. Ví dụ: Ở châu Phi, đã xảy ra cuộc nội chiến và xung đột vì tình trạng ấm lên toàn cầu. Trước đây những nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu với các cuộc chiến tại châu Phi chỉ tập trung vào lượng mưa. Nhưng mới đây các nhà khoa học của Đại học California và Đại học Stanford (Mỹ) đã phân tích cả dữ liệu về lượng mưa, nhiệt độ và số lượng các cuộc xung đột vũ trang tại châu Phi từ năm 1981 tới 2002. Đất đai bị thu hẹp
Mực nước biển dâng cao là một trong những lý do gây ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng ngàn người, gây ra sóng thần, động đất và thu hẹp diện tích đất.

Theo báo cáo khoa học của một nhóm nhà khoa học Mỹ ngày 19/4/2007, cuộc sống của một tỷ người trên trái đất sẽ bị đe dọa nếu mực nước biển dâng cao đột ngột như thảm họa sống thần tại châu Á vào năm 2004 làm thiệt mạng 230.000 người.

Một nhóm khảo sát địa chất của Mỹ đã chỉ rõ lượng đất đai và nhân mạng bị thiệt hại khi mực nước biển dâng cao nhanh chóng gây ra bão lụt và động đất. Trưởng nhóm khảo sát, E.Lynn Usery cho biết 1/4 dân số thế giới hiện sống dưới 30m so với mực nước biển.

Đất đai bị nước biển xâm lấn. Ảnh minh họa (Internet).

Đất đai bị nước biển xâm lấn. Ảnh minh họa (Internet).



Cuộc khảo sát nêu rõ rằng mực nước biển dâng cao 30m trên phạm vi rộng lớn có thể sẽ gây ngập lụt 3.7 triệu dặm vuông đất đai trên thế giới, còn với mực nước biển dâng cao 5m đột ngột thì cuộc sống của 669 triệu người và 2 triệu dặm vuông đất đai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cách đây 10.000 năm, mực nước biển đã dâng lên 20m trong vòng 500 năm.

Trong khu vực Đông Á, với đặc trưng về vị trí địa lý cũng như địa hình thì Việt Nam lại là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Điều này có thể thấy rõ qua biểu đồ so sánh mức độ tác động của Việt Nam so với mức trung bình của khu vực Đông Á và toàn thế giới. Trong phạm vi nước ta thì hai khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long - vốn là hai khu vực đất thấp, gần biển, lại có mật độ cư dân rất cao. 

Cũng chính vì thế, chỉ cần mực nước biển dâng cao thêm 1 mét thì sẽ có 5,3% diện tích đất, 10,8% dân cư, 10,2% GDP, 10,9% diện tích đô thị, 7,2% diện tích nông nghiệp, và 28,9% diện tích đất trũng bị tác động. Mặc dù chưa thể ước lượng được thiệt hại tiềm tàng tính bằng tiền, nhưng với phạm vi và quy mô tác động như thế này, cuộc sống của hàng chục triệu người dân nước ta sẽ phải trải qua những biến động to lớn.

Diện tích đất bị thu hẹp, trong khi dân số liên tục tăng dẫn tới nhu cầu không được đáp ứng đầy đủ. Điều đó làm cho sự cạnh tranh, bon chen nhau gây ra những xung đột dẫn tới chiến tranh. Vậy nguy cơ tăng chiến tranh do biến đổi khí hậu là vấn đề rất cấp thiết của toàn thế giới, cần sớm có biện pháp giảm sự biến  đổi khí hậu để con người có được cuộc sống bình yên.
Diện Hứa