Bộ trưởng Bộ Tài Chính: Năm 2012, giá điện sẽ còn tăng

17/01/2012 16:40
H.N
(GDVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ: trong năm 2012, giá điện sẽ tăng nhưng mức tăng sẽ phải tính toán kỹ...
Trong buổi giao lưu trực tuyến trên cổng thông tin điện tử chính phủ vào chiều nay (17/1/2012), trước câu hỏi của độc giả về việc tăng giá điện trong năm 2012,  Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho rằng: trong năm 2012, giá điện sẽ tăng nhưng mức tăng sẽ phải tính toán kỹ...


Năm 2012, dự kiến giá điện sẽ tăng bao nhiêu?

Trước băn khoăn của bà  Đỗ Thị Mai (một nhân viên bán hàng ở siêu thị tại Hà Nội) về việc tăng giá điện trong năm 2012, ảnh hưởng của việc tăng giá điện tới mặt bằng giá chung trên thị trường, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết: Việc tính tăng giá của các mặt hàng, cụ thể là điện dến các mặt hàng khác phải dựa vào định mức kinh tế-kỹ thuật của nhiều ngành. Ví dụ, trong ngành luyện thép, định mức sử dụng điện cho 1 tấn thép cán là 163 kWh điện, chiếm 1% giá thành. 

Các cơ quan chuyên môn tính toán rằng khi giá điện tăng sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) qua 2 vòng. Một là là qua trực tiếp chi phí, theo như con số thống kê, cứ tăng 1% giá điện thì tác động tới 0,0246%. Như vừa rồi, giá điện tăng 5% thì tác động tới CPI 0,153%.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết: Ông sẽ sử dụng công cụ mạng xã hội để giao lưu và tiếp thu ý kiến của người dân. (Ảnh: chinhphu.vn)
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết: Ông sẽ sử dụng công cụ mạng xã hội để giao lưu và tiếp thu ý kiến của người dân. (Ảnh: chinhphu.vn)
Tác động tại vòng 2 gấp khoảng 2 lần vòng 1, có nghĩa là giá điện tăng 1% thì tác động tăng 0,0492% CPI. Tính cả vòng 1 và vòng 2, giá điện tăng 5% khiến CPI tăng khoảng 0,369%. Ông Huệ khẳng định: “Ngoài việc điều chỉnh giá để sản xuất phát triển, thu hút đầu tư, đảm bảo đủ điện, Chính phủ đã hỗ trợ trực tiếp người nghèo. Với chính sách như vậy, tôi đã có lần trả lời trước Quốc hội là giá điện 2012 về cơ bản đáp ứng được giá thành kế hoạch, phân bổ thêm 1 phần lỗ của năm 2011, cũng như đáp ứng được một phần giá bán than sẽ được điều chỉnh 80% so với hiện nay”. Trên tinh thần đó, theo Bộ trưởng Huệ: trong năm 2012, giá điện sẽ tăng nhưng mức tăng sẽ phải tính toán kỹ và vẫn phải thực hiện 2 mục tiêu. Một là đến năm 2013,  thực hiện đúng Nghị quyết của Quốc hội là các mặt hàng điện, xăng dầu, than và một số dịch vụ công về cơ bản thực hiện theo nguyên tắc thị trường. Mục tiêu thứ hai là đồng thời kiềm chế lạm phát dưới 1 con số, cụ thể là Chính phủ đã đặt mục tiêu khoảng 9%. “Tôi kêu gọi các doanh nghiệp tiết giảm chi phí quản lý từ 5-10%” Vấn đề kiềm chế lạm phát, tiết giảm chi phí công được Bộ trưởng Vương Đình Huệ nhấn mạnh nhiều trong cuộc giao lưu trực tuyến. Khi anh Nguyễn Văn Cầu phản ánh về việc Chủ tịch mới ở huyện mỗi lần thay đổi lại mua xe ô tô mới rất đắt tiền chứ không sử dụng xe của Chủ tịch cũ, Bộ trưởng Vương Đình Huệ khẳng định: “Chúng tôi sẽ kiểm tra lại, phối hợp với chính quyền địa phương xem xét xử lý theo quy định”. Bởi lẽ, theo vị Bộ trưởng này: “Làm cán bộ là công bộc của dân, nên không thể muốn sử dụng tài sản thế nào cũng được”. Ông nhắc lại: “Về xe công, từ Bộ trưởng đến Chủ tịch huyện đều có tiêu chuẩn, định mức cụ thể. Đối với Chủ tịch huyện, có tiêu chuẩn sử dụng xe có mức giá mua tối đa là 750 triệu đồng. Khi Chủ tịch mới lên nhậm chức, nếu xe còn mới, còn tốt, trong hạn mức sử dụng thì dứt khoát là phải dùng xe đó. Nếu mua xe mới là vi phạm”. Cũng trong buổi giao lưu, Bộ trưởng Huệ cũng thẳng thắn trả lời với người dân về tình hình kiểm toán toàn diện việc sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính của Tổng công ty xăng dầu - Petrolimex trong năm 2012, cũng như việc thanh tra Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN. “Đối với thanh tra Bộ tài chính, chúng tôi chỉ đạo thanh tra tất cả các đầu mối xăng dầu còn lại, cũng như các đầu mối bán điện giá cao cho EVN để làm rõ cơ cấu chi phí, giá thành trong kinh doanh điện lực cũng như xăng dầu, phân tích kỹ nguyên nhân khách quan, chủ quan làm tăng giá thành, theo nguyên tắc nhà nước, nhân dân chỉ chấp nhận bù đắp cho các doanh nghiệp những chi phí thực sự khách quan” – ông Huệ nói.
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết: Trong năm 2012, giá điện sẽ tăng nhưng mức tăng sẽ phải tính toán kỹ...
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết: Trong năm 2012, giá điện sẽ tăng nhưng mức tăng sẽ phải tính toán kỹ...
Tại diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cũng kêu gọi các doanh nghiệp tiết giảm chi phí quản lý từ 5-10%. Hiện NQ 01 của Chính phủ về thực hiện kế hoạch  phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước 2012 đưa chỉ tiêu tiết giảm này của các Tập đoàn, tổng công ty nhà nước là một chỉ tiêu pháp lệnh của năm 2012. Bộ trưởng Huệ cũng khẳng định: Kết quả cân đối thu chi năm 2012 sẽ rất tích cực, một trong những năm tích cực nhất từ trước tới nay. Mục tiêu giảm bội chi xuống mức dưới 4,8%. Trước băn khoăn của độc giả Phạm Thế Sơn, ở phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng – Hà Nội về mục tiêu giảm bội chi ngân sách xuống dưới 4,8%, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết: Mục tiêu kéo bội chi ngân sách xuống dưới 4,8% đòi hỏi chúng ta phải rất nỗ lực. Năm 2011, chúng ta đã nỗ lực và với dư địa của năm 2010 chuyển sang, bội chi đã giảm từ mức 5,3% theo Nghị quyết của Quốc hội xuống 4,9% (đã báo cáo Quốc hội). Tuy nhiên, nhiệm vụ dưới 4,8% trong năm 2012 là rất khó khăn, trong khi chính sách thu không có nhiều thay đổi, chỉ có thuế bảo vệ môi trường và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là chính sách mới, với nguồn thu rất ít.
“Tôi nghĩ với các biện pháp quyết liệt như vậy, mục tiêu Bộ Tài chính hứa trước Quốc hội và Chính phủ là tăng thu từ 5-8% so với dự toán hoàn toàn có thể thực hiện được. Và với tiết kiệm chi, hi vọng chúng ta sẽ đạt được mục tiêu giảm bội chi xuống mức dưới 4,8%” – Bộ trưởng Huệ tin tưởng.
“Tôi nghĩ với các biện pháp quyết liệt như vậy, mục tiêu Bộ Tài chính hứa trước Quốc hội và Chính phủ là tăng thu từ 5-8% so với dự toán hoàn toàn có thể thực hiện được. Và với tiết kiệm chi, hi vọng chúng ta sẽ đạt được mục tiêu giảm bội chi xuống mức dưới 4,8%” – Bộ trưởng Huệ tin tưởng.
Bộ trưởng Huệ cho biết: Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP và giảm bội chi, chúng ta phải hết sức coi trọng việc nâng cao hiệu quả đầu tư công, coi trọng yếu tố tăng năng suất lao động xã hội trong tăng trưởng GDP. Với nguồn vốn như cũ hoặc thấp hơn, nhưng nếu đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tính toán tốt “ra tấm ra món”, phát huy được hiệu quả nhanh thì chưa chắc kết quả đã kém hơn. “Cùng với việc hỗ trợ sản xuất, cần tăng cường thắt chặt chi tiêu theo hình thức tiết kiệm điện, nước, vật tư tiêu hao trong quản lý hành chính, cương quyết không bố trí các khoản chi ngoài dự toán, chỉ trừ những trường hợp đặc biệt liên quan đến an ninh quốc phòng, ứng phó thiên tai, an sinh xã hội…” – Bộ trưởng Huệ nhấn mạnh. Và một giải pháp nữa là chống thất thu thuế. Ngoài đề án của Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính đã giao Tổng cục Hải quan xây dựng đề án quản lý hàng tạm nhập tái xuất, đặc biệt là quản lý thuế trong lĩnh vực này. Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Thuế, Hải quan tập trung, cương quyết rà soát việc hoàn thuế GTGT, tăng cường các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ thuế…. “Tôi nghĩ với các biện pháp quyết liệt như vậy, mục tiêu Bộ Tài chính hứa trước Quốc hội và Chính phủ là tăng thu từ 5-8% so với dự toán hoàn toàn có thể thực hiện được. Và với tiết kiệm chi, hi vọng chúng ta sẽ đạt được mục tiêu giảm bội chi xuống mức dưới 4,8%” – Bộ trưởng Huệ tin tưởng.
Trong buổi giao lưu trực tuyến trên cổng thông tin điện tử chính phủ vào chiều nay (17/1/2012),  trước câu hỏi của độc giả về việc Bộ trưởng có dùng mạng xã hội không, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ bật mí: “Tôi cũng sử dụng máy tính bảng Ipad và truy nhập Internet thường xuyên, mọi lúc mọi nơi, lúc nghỉ trưa, lúc thư giãn, trên ô tô, chờ đợi ở sân bay và trước khi đi ngủ, khi ngủ dậy…”.

Ông thừa nhận: ‘Về kỹ năng sử dụng mạng xã hội, chắc là tôi không thạo bằng con gái tôi, nhưng tiếp thu ý kiến độc giả, tôi sẽ sử dụng công cụ này để giao lưu và tiếp thu ý kiến của người dân”.
H.N