Các ngân hàng có nên tin vào kết quả xếp hạng tín nhiệm của CRV?

21/09/2012 06:25
Vũ Vũ (lược ghi)
(GDVN) - “CRV ở đây đã quá non kém khi làm mà không có đủ thông tin và dữ liệu” - ông Trần Quang Phúc, Trưởng bộ phận phân tích xếp hạng của Vietnam Credit, người đã có 8 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp trong hoạt động xếp hạng tín nhiệm và 4 năm trực tiếp đưa hoạt động xếp hạng tín nhiệm ngân hàng vào thực tế tại Việt Nam, đã nhận xét.
Công ty xếp hạng tín nhiệm Credit rating agency (viết tắt là CRA) có đáng tin cậy không?

Cách đây 3 năm, vào hồi tháng 12/2009, Công ty TNHH Thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam (Vietnam Credit) công bố bảng xếp hạng tín nhiệm các ngân hàng Việt Nam, thị trường lập tức có những hiệu ứng khác nhau. Một cuộc tranh cãi lớn đã nổ ra, lần đầu tiên, một công ty tư nhân lên tiếng trong một lĩnh vực nhạy cảm như vậy…

Các ngân hàng có nên tin vào kết quả xếp hạng tín nhiệm của CRV? ảnh 1
Các ngân hàng có nên tin vào kết quả xếp hạng tín nhiệm của CRV?
“Những tưởng sau sự kiện đó, thị trường đã có những hiểu biết nhất định về hoạt động xếp hạng tín nhiệm, tuy nhiên tôi nhận thấy rằng vẫn rất cần phải cung cấp thêm các thông tin để độc giả có thể hiểu biết thêm về hoạt động này, tránh những nhận định sai lầm có thể giết chết một hoạt động cần thiết mới manh nha xuất hiện tại Việt Nam” – ông Trần Quang Phúc nhấn mạnh.

Xem ra việc xếp hạng này vẫn còn khá mới mẻ và nhiều người vẫn chưa quen với hoạt động này của một đơn vị tư nhân độc lập với cơ quan quản lý.

Và một câu hỏi được đặt ra là: Kết quả của các Công ty xếp hạng tín nhiệm Credit rating agency (viết tắt là CRA) có đáng tin cậy không?

Ông Phúc giải thích: Không chỉ ở Việt Nam mà ngay các các nước phát triển, CRA không phải lúc nào cũng đúng và người dùng rõ ràng phải chấp nhận điều đó. Kết quả có tính chất tham khảo cho nhà đầu tư là lẽ dĩ nhiên bởi chức năng của CRA là cung cấp ý kiến, quan điểm của mình về chủ thể phát hành chứ không phải là cung cấp phán xét, kết luận về chủ thể phát hành. Hiểu được điều này chúng ta sẽ giúp xã hội cảm thấy bình thường hơn với hoạt động xếp hạng tín nhiệm.

Trở lại những vấn đề tồn tại thời gian qua về hoạt động xếp hạng tín nhiệm ngân hàng. Cơ quan quản lý nói rằng chỉ có cơ quản quản lý mới có thẩm quyền xếp hạng…, theo ông Phúc, đây là một cách hiểu có vẻ hơi lạc hậu. Vậy Moodys, Fitch, S&P,… định kỳ công bố các xếp hạng vào Việt Nam thì chúng ta giải thích sao?

Nếu nói họ có uy tín vậy mình không bắt đầu thì bao giờ công ty trong nước có uy tín...? Nếu chúng ta không có một đơn vị có uy tín trong nước để thẩm định lại các kết quả đó thì có lẽ chúng ta đã mặc nhiên để cho nước ngoài thao túng một vấn đề hết sức quan trọng. Do đó sự ra đời của một CRA nội địa có uy tín là cực kỳ cần thiết.

“Không ai làm mất uy tín của hoạt động xếp hạng tín nhiệm như mấy ông CRV này”

“Liên quan đến công bố thông tin, khi làm trong nghề nhiều năm bạn mới hiểu được thực tế về cung cấp thông tin. Khó lòng mà bạn có thể tiếp cận các thông tin cần thiết từ cơ quản quản lý để xếp hạng vì các thông tin đó rất mật và chỉ phục vụ cho điều hành.

Còn các ngân hàng, một cách dễ dàng kiểm chứng là có hàng loạt các ngân hàng không công bố báo cáo tài chính năm gần nhất có kiểm toán và đầy đủ thuyết minh trên website của mình, họ chỉ đăng công báo một bản tóm tắt cho đủ quy định. CRV ở đây đã quá non kém khi làm mà không có đủ thông tin và dữ liệu” – ông Phúc nhận xét.

Theo ông Phúc, CRV cần nêu rõ ràng các tiêu chí đưa vào đánh giá là gì, các cơ quan đánh giá phải công bố ra, để ngân hàng có yếu tố gì yếu hay mạnh để họ điều chỉnh lại, còn giờ nếu chưa có phương pháp, định nghĩ cụ thể thì thị trường cũng không thể hiểu được đánh giá dựa trên cái gì.

Ngân hàng giấu thông tin, công ty xếp hạng làm ăn gian đối với mục đích kiếm tiền tài trợ quảng cáo in sách, nhà đầu tư mất niềm tin ném đá … là hệ lụy vô cùng nguy hiểm cho một ngành mới chập chững manh nha ở Việt Nam.
Ngân hàng giấu thông tin, công ty xếp hạng làm ăn gian đối với mục đích kiếm tiền tài trợ quảng cáo in sách, nhà đầu tư mất niềm tin ném đá … là  hệ lụy vô cùng nguy hiểm cho một ngành mới chập chững manh nha ở Việt Nam.

“Về kỹ thuật nói chung thì chúng ta có thể học hỏi, việc áp dụng như thế nào mới là điều cần coi trọng. Chúng ta thấy rõ là trên thế giới có các hệ thống xếp hạng thuộc về cơ quan quản lý và tư nhân rất độc lập. Mục đích của cơ quan xếp hạng nhà nước là quản lý và điều tiết hoạt động của các tổ chức tín dụng. Còn với các tổ chức tư nhân thực hiện vai trò giám sát thị trường, theo tôi cần tăng cường vai trò của các tổ chức này cũng như tạo khuôn khổ pháp lý để các tổ chức này hoạt động, từ đó giúp thị trường có công cụ giám sát tốt hơn và giúp cơ quan quản lý nhà nước thực hiện đúng và tốt hơn vai trò của họ”- Trưởng bộ phận phân tích xếp hạng của Vietnam Credit nói. Cuối cùng, theo ông Phúc, thực sự tất cả các bên phải hết mình thì mới mong có một nền kinh tế phát triển minh bạch. Ngân hàng giấu thông tin, công ty xếp hạng làm ăn gian đối với mục đích kiếm tiền tài trợ quảng cáo in sách, nhà đầu tư mất niềm tin ném đá … là  hệ lụy vô cùng nguy hiểm cho một ngành mới chập chững manh nha ở Việt Nam. "Mượn lời của GS Ngô Bảo Châu “không ai làm mất uy tín của hoạt động xếp hạng tín nhiệm như mấy ông CRV này” - ông Phúc kết luận.  
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những ý kiến của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Vũ Vũ (lược ghi)