Chuyên gia chỉ rõ lỗ hổng khiến NH mất hàng tỷ đồng vì bút “phù thủy”

06/06/2013 11:20
Hoàng Lực
(GDVN) -  Các ngân hàng sẽ có nguy cơ mất hàng tỷ đồng nếu bị kẻ gian dùng bút “phù thủy” ký séc, ủy nhiệm chi thanh toán, một phương thức giao dịch tắt mà các ngân hàng bị thụ động hoàn toàn.
Thời gian qua những thông tin liên quan đến bút “phù thủy” xuất xứ từ Trung Quốc có khả năng mất màu mực sau một thời gian viết ra hoặc viết lên giấy nhưng không hiện chữ khiến nhiều người lo ngại các đối tượng xấu sẽ sử dụng bút “phù thủy” cho các mục đích khác nhau đặc biệt giao dịch, mua bán tài sản…
Thông tin bút “phù thủy” sau khi được báo chí phản ánh cũng dấy lên lo ngại cho các ngân hàng, nhất là đối với bộ phận ghi các giấy tờ thực hiện giao dịch. Bởi thực tế hiện nay khách hàng có quyền sử dụng bút của ngân hàng hoặc bút của mình mang đi để thực hiện hợp đồng giao dịch, nếu trường hợp khách hàng sử dụng bút “phù thủy”, ngân hàng sẽ chịu thiệt hại và gặp nhiều rắc rối để giải quyết vấn đề.
LS Trần Minh Hải, GĐ Công ty luật Ngân hàng - Chứng khoán - Đầu tư (Basico), nguyên GĐ pháp chế Ngân hàng Quốc tế VIB: "... đang có một lỗ hổng nguy hiểm mà các ngân hàng cần phải siết chặt trong thời gian tới để tranh rủi ro về tài chính".
LS Trần Minh Hải, GĐ Công ty luật Ngân hàng - Chứng khoán - Đầu tư (Basico), nguyên GĐ pháp chế Ngân hàng Quốc tế VIB: "... đang có một lỗ hổng nguy hiểm mà các ngân hàng cần phải siết chặt trong thời gian tới để tranh rủi ro về tài chính".
Chính vì lo ngại điều này, một vị Phó TGĐ ngân hàng lớn tại Hà Nội cho biết, ngân hàng của ông đã ra văn bản yêu cầu toàn bộ nhân viên khi thực hiện giao dịch với khách hàng phải đề nghị khách hàng sử dụng bút của ngân hàng. Tuy nhiên, theo LS Trần Minh Hải, GĐ Công ty luật Ngân hàng - Chứng khoán - Đầu tư (Basico), nguyên GĐ pháp chế Ngân hàng Quốc tế VIB thì những thận trọng đó của ngân hàng chưa đủ bởi trong giao dịch ngân hàng còn có hình thức thành toán khác, tội phạm hoàn toàn có thể sử dụng bút “phù thủy”. Cụ thể, theo LS Trần Minh Hải: Hiện nay các ngân hàng đang chấp nhận hai hình thức thanh toán ký séc, ký ủy nhiệm chi. Đặt giả thiết chủ tài khoản của ngân hàng ký séc chuyển một lượng tiền nhất định cho một người, người này cầm đến ngân hàng làm thủ tục rút số tiền. Nhưng ngay sau đó chủ tài khoản đến thắc mắc về số tiền trong tài khoản của mình bị hụt đi. Khi đó nhân viên ngân hàng giải thích việc chủ tài khoản này đã ký séc chi trả nhưng khi mang tấm séc ra thì hoàn toàn không có dấu vết gì do mực trên tờ séc đã bị bay mất. Khi đó ngân hàng sẽ là người bị thiệt vì trước khi tìm ra nguyên nhân ngân hàng phải bù trả số tiền đã mất.
Sẽ bất lợi cho ngân hàng nếu chủ tài khoản dùng bút "phù thủy" ký séc chuyển khoản sau đó quay lại đòi ngân hàng đền bù số tiền thất thoát (Ảnh minh họa, nguồn Internet).
Sẽ bất lợi cho ngân hàng nếu chủ tài khoản dùng bút "phù thủy" ký séc chuyển khoản sau đó quay lại đòi ngân hàng đền bù số tiền thất thoát (Ảnh minh họa, nguồn Internet).
“Đây là một ví dụ đơn giản vì thực chất tờ séc được ký ở một nơi, nhân viên ngân hàng không biết và khi có người cầm tờ séc đến nhân viên ngân hàng sẽ theo thủ tục để chuyển khoản hoặc trả tiền mặt theo giá trị tờ séc. Như vậy đối tượng lừa đảo chỉ cần căn giờ theo đặc tính của bút “phù thủy” là hoàn toàn có thể qua mặt được nhân viên ngân hàng” – LS Hải cho biết. Về tấm séc, theo LS Hải có thể ngay cả chủ tài khoản cũng không biết hoặc cố ý làm như vậy để buộc ngân hàng phải đền bù thiệt hại. Tương tự với ủy nhiệm chi cũng như vậy, đặt giả thiết ông A là TGĐ một doanh nghiệp lớn có ký ủy nhiệm chi, nhân viên mang ủy nhiệm chi đến ngân hàng để quyết toán, thanh khoản nhưng sau đó ông A lại  đến ngân hàng thắc mắc. Và khi nhân viên đưa ra tờ ủy nhiệm chi thì hoàn toàn chỉ là tờ giấy trắng, “từ những giả thiết đó đang có một lỗ hổng nguy hiểm mà các ngân hàng cần phải siết chặt trong thời gian tới để tranh rủi ro về tài chính” – LS Hải cho hay. Để hạn chế rùi ro từ những tờ séc, tờ ủy nhiệm chi đã được chủ khoản ký trước theo LS Trần Minh Hải các ngân hàng cần phải có những quy định cụ thể. Đối với bộ nhân viên giao dịch trực tiếp với khách hàng phải thực hiện các việc, thứ nhất xác nhận rõ nhân thân người cầm tờ séc, ủy nhiệm chi đang tiến hàng giao dịch tại ngân hàng.Thứ hai, khi tiến hành giao dịch nhân viên ngân hàng nên có bảng cam kết yêu cầu người đang tiến hàng giao dịch ký cam kết loại mực, bút viết trên tờ séc không phải loại bút “phù thủy”. Thứ ba, là ngay sau khi phát hiện tờ séc có hiện tượng mờ mực hoặc mất mực phải giữ lại giúp cho công tác điều tra sau này. “Trước đó để đảm bảo an toàn số tiền của chủ khoản, ngân hàng nên có thỏa thuận với chủ tài khoản về vấn đề thanh toán, chuyển khoản qua séc, qua ủy nhiệm chi như cam kết của chủ khoản với ngân hàng hoặc khi ký séc, chuyển khoản chủ tài khoản phải báo cho ngân hàng quan điện thoại… Những việc làm như vậy sẽ làm giảm rủi ro cho ngân hàng khi thanh khoản qua séc, ủy nhiệm chi” – Luật sư Hải đưa ra giải pháp.
Trước đó, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ Công an Hà Nội đã kiểm tra Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Lê Gia T và T Việt Nam (ở số 15A/ 155 Đặng Tiến Đông, Q.Đống Đa), tại đây phát hiện và thu giữ 9 “bút phù thủy” và nhiều camera, máy định vị, ống nhòm, đồng hồ, bút, kính, móc khóa có xuất xứ từ Trung Quốc có chức năng ghi âm, ghi hình các loại.

Sau đó cơ quan chức năng tiếp tục bắt quả tang đối tượng Đỗ Thị Làn (sinh năm 1993, ở Hà Phòng, hiện đang là sinh viên và làm thêm cho Công ty vận tải Hoàng Long) thu giữ 8 bút “phù thủy” được đối tượng Làn đang giao hàng tại cầu Vĩnh Tuy, Q. Hai Bà Trưng. Thời điểm kiểm tra các đối tượng không xuất trình được hóa đơn chức từ chứng minh xuất xứ nguồn gốc của sản phẩm.
Được biết loại bút “phù thủy” có giá bán trên thị trường khoảng từ 300 - 500 nghìn đồng. Sau khi viết, khoảng 15 phút sau chữ sẽ tan dần rồi bay hết nét trên trang giấy trắng.  (Theo Tuổi trẻ)

* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Hoàng Lực