Cư dân chung cư Nam Trung Yên đang "sống trong sợ hãi"

07/08/2011 00:18
(GDVN) - Mặc dù mới được đưa vào sử dụng hơn một năm từ tháng 6/2010 đến nay, nhưng có rất nhiều bất cập xảy ra như tại khu đô thị tái đinh cư Nam Trung Yên.

(GDVN) - Nhà bị thấm dột, cầu thang máy bị hỏng, tường bong bóc, đèn điện hàng lang không có, máy phát điện dành cho thang máy cũng không… Những vấn đề này đã tồn tại từ lâu và được người dân tại khu đô thị tái định cư  Nam Trung Yên nhiều lần kiến nghị giải quyết, nhưng đâu vẫn hoàn đấy.

>> Nước ăn bốc mùi hôi thối, cuộc sống chung cư Nam Trung Yên đảo lộn

Mặc dù mới được đưa vào sử dụng hơn 1 năm, từ tháng 6 năm 2010 đến nay, nhưng có rất nhiều bất cập xảy ra tại các tòa nhà chung cư thuộc khu đô thị Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) như: Nhà bị thấm dột, cầu thang máy bị hỏng, tường bị bong bóc, máy phát điện dành cho thang máy không có, đèn điện hành lang thiếu…

â
Mặc dù mới được đưa vào sử dụng hơn 1 năm nhưng nhiều
bức tường nhà đã nứt nẻ thế này.
Theo bác Phán, phòng 601, từ tháng 7/ 2010 đến nay cầu tháng máy lớn bị hỏng, không sử dụng được còn cầu thang máy nhỏ thì bị đơ và trục trặc liên tục. Để thang máy hoạt động được, phải dập cầu dao khởi động lại một ngày không dưới 10 lần.
"Nhiều hôm vội đưa cháu đi học nhưng khi bấm thang máy chỉ có một cái nhỏ hoạt động mà lượng người đi rất đông nên phải chờ gần nửa tiếng và chuyện muộn học của cháu tôi là chuyện bình thường", bác Phán bức xúc. Hệ thống thắp sáng hàng lang cao tầng hiện nay chưa đến 30% số đèn hiện có. Không những thế, hệ thống đèn chiếu sáng ngoài sân không được sử dụng khi trời tối nên tại khu vực này thường xảy ra tai nạn giao thông và mất cắp.

Đại diện cư dân B6B Nam Trung Yên, bác Nghiêm Văn Lợi - tổ trưởng tạm thời tòa nhà B6B bày tỏ: Hiện rất nhiều người dân trong tòa nhà gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan chức năng nhưng chỉ giải quyết được một số vấn đề rất nhỏ như: bong bóc tường, nền nhà, còn hiện tượng thấm dột, tu bổ cầu thang, hay máy phát điện dành cho thang máy vẫn "án binh ất động" khi chỉ có lời hứa từ tháng này qua tháng khác.
 
â
Khu đô thị tái định cư Nam Trung Yên thấm dột chẳng khác gì
nhà "tranh".
Cũng theo bác Lợi, mặc dù có hai cầu thang máy nhưng chỉ một cái hoạt động được nên ảnh hưởng rất lớn đến cư dân thậm chí đến cả tính mạng người dân.
Cụ thể, vào ngày 16/2/2011 (tức là 14/1/2011 âm lịch) đã xảy ra cái chết của bà Vũ Thị Mùi ở phòng 1206 khiến nhiều cư dân ở đây bất bình. Bà Mùi là người vui tính, đang còn rất khỏe chỉ mắc bệnh ho, phế quản nhưng mỗi khi phát bệnh là phải đi đến bệnh viện cấp cứu ngay. Nhưng vào hôm 16/2, thấy bệnh của mình tái phát bà Mùi đã chủ động đến bệnh viện. Tuy nhiên, do đợi cầu thang máy quá lâu nên khi xuống đến tầng 1 để bắt taxi đi cấp cứu thì bà Mùi đã ngất xỉu và  chết trên đường đến bệnh viện.
"Nếu như có hai thang máy hoạt động thì chắc không có chuyện thương tâm như vậy xảy ra”, bác Lợi kể lại với giọng buồn.
 
7alt

Văn bản cuộc họp vào ngày 27/7 giữa đại diện các bên, thông
qua vấn đề sửa chữa, khắc phục sự cố, cũng như những vấn
đề liên quan đến cuộc sống của cư dân tại khu đô thị tái định
cư Nam Trung Yên.

Cũng theo bác Lợi, vào ngày 27/7 vừa qua, đã có một cuộc họp đại diện giữa các bên: Chủ đầu tư, Xí nghiệp quản lý khu đô thị, Sở Xây dựng, Sở Tài chính... về những vấn đề bấp cập đang tồn tại ở khu đô thị này. Sau cuộc họp, người dân mới nhận được lời “hứa” của chủ đầu tư sẽ sửa chữa và hoàn thành các hạng mục hỏng  trước ngày 10/8 và các hạng mục thuộc phần xây dựng họ sẽ sửa chữa, hoàn thành trước ngày 30.8. "Nhưng đến hôm nay là 7/8 mà vẫn chưa thấy động tĩnh gì", bác Lợi nói.

Một điều mà bác Lợi cũng như người dân ở tòa nhà B6B băn khoăn nữa là, hiện tại trên tòa nhà có 4 cọc sóng của Viettel đã được đặt và có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cư dân. Mặc dù  không thông báo với toàn bộ cư dân trong tòa nhà B6B và chưa có sự đồng ý của họ, ban quản lý vẫn cho Viettel thuê để đặt cột sóng này. "Khi chúng tôi phản ánh, phía ban quản lý chưa có cách để giải quyết và bảo là không ảnh hưởng gì!?", bác Lợi bức xúc.

alt
Theo chị Hà hiện nay các dây cáp, ống sắt của trạm phát sóng
Viettel trên nóc tòa nhà đã bịt kín hết nắp bể nên việc lau chùi,
tẩy rửa bể nước là rất khó điều đó cũng ảnh hưởng nguồn nước
sạch.
“Bình cứu hỏa treo ở hàng lang các cầu thang chỉ để làm...cảnh. Có xảy ra hỏa hoạn, chúng tôi cũng chẳng biết sử dụng. Bị kẹt trong thang máy, tôi chẳng biết xử lý ra sao...", chị Nguyễn Thị Hà, phòng 1603 tòa nhà B6B bức xúc.
Mặc dù mới đưa vào hoạt động được hơn 1 năm nhưng nhà thì bị thấm dột ở tầng 1 và tầng 17, tường nhà bị bong bóc, nứt nẻ…"Tính sơ qua, theo thiết kế tổng thể, tòa nhà này ít nhất tuổi thọ đến 50 năm, nhưng chưa đầy 2 năm mà đã xuống cấp thế này, liệu đến khoảng 10 năm sau thì căn hộ này sẽ như thế nào? Đây cũng là một vấn đề mà cư dân chúng tôi đang sinh sống tại đây rất lo lắng", chị Hà nói.

Theo chị Hà, mấy ngày nay, ban quản lý dự án có cho người đến sửa cầu thang mặc dù chưa hoàn thiên, nhưng vẫn cho vận hành. Trong quá trình sửa chữa thì không hề có biển báo hay giấy treo vào để người dân biết được cầu thang đang sửa chữa. Điều đó đã làm cho người dân ở đây vô cùng bức xúc.

aggg
Vừa mới được sửa chữa nhưng vào lúc 11h30 ngày 3/8 đã xảy
ra sự cố cầu thang máy rơi tự do. Rất may cho chị Mai nạn nhân
của sự cố đã không xảy ra thương tích.
Trưa ngày 3/8, vào lúc 11h15 đã xảy ra sự cố cầu thang máy rơi tự do trong khi bên trong cầu thang vẫn có người.
"Vừa đi làm về thấy mọi người đã sử dụng thang máy bình thường, tôi rất mừng là cầu thang đã được sửa. Khi tôi bước vào thì cửa cầu thang đóng lại ngay, trong cái rủi lại có cái may là hai đứa con nhỏ của tôi chưa kịp vào. Lên đến tầng 4, tôi thấy xảy ra chuyện gì không ổn, người cứ như trên trời đang rơi xuống đất. Lúc bị rơi xuống tai tôi đã bị ù lên không nghe thấy một tiếng gì. Nếu như không phải tôi mà là trẻ con, hoặc thậm chí lúc đó con tôi vào thì chắc chắn sẽ xảy ra chuyện. Cũng rất may là do hệ thống con quay (phanh cơ học) còn hoạt động, nếu không đã mất mạng", chị Trần Thị Tuyết Mai bàng hoàng kể lại về sự cố bị rơi khi sử dụng thang máy.

Trần Nguyên

Tin liên quan:

>> Sở Tài chính yêu cầu Keangnam tạm dừng thu phí trông ôtô

>> Căn hộ gần 10 tỷ ở Keangnam: Vừa hoàn thiện đã nứt tường, bong sàn gỗ

>> Hệ thống “quẹt thẻ” tối tân, cư dân Keangnam chỉ biết khóc ròng?

>> Cư dân Ciputra, Hà Thành Plaza “kêu trời” phí dịch vụ đắt đỏ

>> Người giàu vẫn phải "khóc" ở The Manor, Sky City...

>> Khách hàng “chết ngập” ở chung cư AZ Vân Canh

alt