“Cuộc cách mạng đỏ” và 30% hành khách Vietjet lần đầu đi máy bay

31/01/2016 07:43
Mai Anh
(GDVN) - Vietjet đã tạo nên thay đổi mang tính cách mạng trên thị trường hàng không, đó là cuộc “cách mạng đỏ” đã mang đến hàng triệu cơ hội bay cho người dân.

30% hành khách Vietjet lần đầu đi máy bay

Vietjet Air vừa chào đón hành khách thứ 19 triệu. Đây được xem là mốc son mới trong tiến trình phát triển vươn lên mạng mẽ của hãng hàng không trẻ.

Chỉ sau 4 năm hoạt động, Vietjet tăng trưởng mạnh mẽ đặc biệt tại thị phần nội địa. Từ con số 29,4% năm 2014, Vietjet đã vươn lên chiếm lĩnh 36,3% thị phần trong hàng không trong nước.

Bên cạnh đó, số lượng tàu bay Vietjet liên tục tăng. Từ con số 8 tàu bay thời điểm đầu tiên, hiện Vietjet đã có đội tàu bay lên đến 33 chiếc và sẽ tiếp tục tăng số lượng tàu bay thời gian tới. Máy bay Vietjet chủ yếu là Airbus A320 và A321, những dòng máy bay hiện đại.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Phó Chủ tịch HD Bank, Tổng giám đốc Vietjet Air tặng quà cho hành khách trên một chuyến bay.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Phó Chủ tịch HD Bank, Tổng giám đốc Vietjet Air tặng quà cho hành khách trên một chuyến bay.

Số tàu bay tăng tương ứng với số chuyến bay và lượng hành khách được bay cùng Vietjet.

Tháng 6/2015, thống kê Vietjet cho thấy chuyên chở khoảng 12 triệu hành khách, nhưng chỉ giữa tháng 1/2016 con số ấy tăng lên 19 triệu lượt khách. Từ số đường bay ít ỏi ban đầu, hiện Vietjet đã có đến 44 đường bay trong nước và quốc tế…

Chia sẻ về những con số ấn tượng trên của Vietjet với báo chí trong dịp gặp mặt cuối năm, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Phó Chủ tịch HD Bank, Tổng giám đốc Vietjet Air cho biết: Đó là những con số tự hào, khẳng định sự phát triển của Vietjet.

Theo Tổng giám đốc, Vietjet trong hai lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh là ngân hàng (HD Bank) và giao thông vận tải (Vietjet) đều có sự tăng trưởng mạnh thời gian qua. Cụ thể, HD Bank hoàn thành xuất sắc kế hoạch tái cơ cấu, duy trình tăng trưởng mức 50% - 60%/ năm. Khoảng 8 năm gần đây, HD Bank tăng trưởng 15 lần về các chỉ tiêu như vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, mạng lưới hoạt động.

Cuối năm 2015, theo thống kê: Tổng tài sản của HD Bank 102.000 tỷ đồng, số lượng nhân viên 10.000 người, 225 chi nhánh và phòng giao dịch, 4.200 điểm gia dịch tài chính, tỷ lệ nợ xấu 0,97%...

Trong khi đó, lĩnh vực hàng không chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của Vietjet. Trong năm 2015, Vietjet Air đã đưa vào hoạt động 11 tàu bay hơn 9,3 triệu hành khách tăng gần 17% so với cùng kỳ. Năm qua tăng trưởng Vietjet đạt 200%, năm 2016 Vietjet đặt mục tiêu vận chuyển 15 triệu hành khách, tỷ lệ đúng giờ đạt 85%.

“Cuộc cách mạng đỏ” và 30% hành khách Vietjet lần đầu đi máy bay ảnh 2

Phía sau con số 36,3% thị phần nội địa của Vietjet

(GDVN) - “Khi Vietjet xuất hiện, rõ ràng Vietnam Airlines đã cảm thấy có sức ép, từ đó phải có những chiến lược về mặt dịch vụ và giá cả để có thể níu giữ thị phần".

Tăng trưởng Vietjet không chỉ nằm ở những con số, theo bà Nguyễn Thị Phương Thảo, điều quan trọng hơn Vietjet mang đến cơ hội bay cho hàng triệu người dân.

Thống kê của Vietjet được bà thảo chia sẻ cho biết, trong số 19 triệu lượt hành khách Vietjet phục vụ thời gian qua thì có đến 30% (khoảng hơn 6 triệu người) khi được hỏi được cho biết, đây là lần đầu tiên họ được đi máy bay.

Mang hình ảnh Việt Nam mới ra thế giới

Trong tổng kết hoạt động năm qua, lãnh đạo và nhân viên Vietjet tự nhắc nhau: “Chúng ta tự hào về những gì đã làm được, tự hào vì đã mang đến sự thay đổi với hàng không Việt Nam”.  Sự thay đổi lớn nhất Vietjet mang đến đó là đưa dịch vụ vận tải hiện đại nhất đến với người dân bằng chi phí vé hợp lý với hàng triệu cơ hội bay miễn phí, bay giá rẻ.

Thay đổi thứ hai, thay đổi thái độ ứng xử của hàng không với hành khách. Thay vì độc quyền, hành khách bỏ tiền nhưng không biết liệu mình được đối xử như thế nào thì nay hành khách được chào đón, được phục vụ tốt hơn.

Do có sự cạnh tranh từ Vietjet, những hãng hàng không khác phải thay đổi chất lượng dịch vụ.

Thứ ba, Vietjet có thể tự hào vì giúp nhiều người dân tiếp cận phương tiện hiện đại và ẩn sâu bên trong đó là thái độ cư xử văn hóa, văn minh mới.

Theo lời một chuyên gia truyền thông, Vietjet đã mang đến sự thay đổi, có thể ví như cuộc “cách mạng đỏ” trong ngành hàng không. Điều này không chỉ có ý nghĩa về dịch vụ hàng không mà còn là sự thay đổi hình ảnh mới cho Việt Nam ra thế giới.

Chính nữ CEO của Vietjet cũng cảm nhận rằng: Bay ra thế giới, Vietjet tự hào khoác lên mình một đất nước Việt Nam sinh động, một Việt Nam đổi mới phát triển. Vietjet được đối tác, khách hàng các nước đánh giá cao, xem như một hiện tượng tiêu biểu, thể hiện được sức bật của kinh tế thị trường tại Việt Nam. 

“Rất nhiều nơi người ta không tin  được máy bay đó là của Vietjet, tiếp viên đó là của Vietjet. Ở đâu đó, người ta bảo tiếp viên không mặc áo dài là không đẹp nhưng ở các nước họ nói tiếp viên Vietjet quá đẹp, máy bay rực rỡ, Vietjet mang một hình ảnh Việt Nam mới mẻ ra thế giới, xóa đi hình ảnh Việt Nam trong quá khứ với chiến tranh, nghèo đói lạc hậu”, bà Thảo kể.

Qua 4 năm từ khi Vietjet tham gia thị trường, ngành hàng không cả nước tăng trưởng trên 20%, Vietjet đóng góp khoảng 60% trong sự tăng trưởng này.

Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, Vietjet ghi dấu ấn mới hàng loạt hoạt động từ thiện, xã hội sôi nổi, như trao quà ăn tết trong chương trình “tết ấm yêu thương” cho đồng bào vùng cao, trao quà cho trẻ em nghèo, người già cô đơn.

Hiện tại, Vietjet đang khai thác 33 tàu bay A320 và A321, thực hiện hơn 220 chuyến bay mỗi ngày và đã vận chuyển xấp xỉ 20 triệu lượt hành khách, với hơn 44 đường bay phủ khắp các điểm đến tại Việt Nam và các đường bay quốc tế đến Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan và Myanmar.
 
Hãng có kế hoạch phát triển mạng bay rộng khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đang nghiên cứu tiếp tục mở rộng các đường bay trong khu vực và đã ký kết hợp đồng mua sắm tàu bay thế hệ mới, hiện đại với các nhà sản xuất máy bay uy tín trên thế giới.
Mai Anh