Điểm lại những đợt tranh chấp nảy lửa tại chung cư cao cấp Keangnam

11/03/2012 07:17
Hương Trà (Tổng hợp)
(GDVN) - Mỗi chung cư cao cấp của Hà Nội bắt đầu hoạt động đều có mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và cư dân sống tại đó. Nhưng đỉnh điểm và dai dẳng nhất có lẽ là chung cư cao nhất Hà Nội-Keangnam.
Hàng loạt vấn đề liên quan đến phí dịch vụ, phí trông xe… tại Dự án chung cư cao cấp Keangnam bị khách hàng khiếu nại, nhưng cũng có quá nhiều điều khoản bất lợi tại bản hợp đồng do chính tay “thượng đế” ký. Hơn 100 khách hàng mua căn hộ chung cư tại tổ hợp cao ốc Keangnam Landmark Tower thông qua Văn phòng Luật sư BQH và Cộng sự đang tích cực khiếu nại về những vấn đề có liên quan đến phí dịch vụ, phí trông giữ xe… mà theo quan điểm của các khách hàng là “vô lý” khi họ đã phải bỏ ra hàng trăm ngàn USD (tương đương nhiều tỷ đồng) để mua “căn hộ 5 sao” tại đây. Theo Văn phòng Luật sư BQH và Cộng sự, có 4 nhóm vấn đề khách hàng “tố” chủ đầu tư Dự án Keangnam, gồm: phí quản lý căn hộ quá cao; phí trông giữ ô tô, xe máy cao (1.462.000 đồng/ô tô/tháng, trong khi quy định của Thành phố là 875.000 đồng/ô tô/tháng); công trình chưa hoàn thiện đã thu phí; niêm yết giá căn hộ bằng ngoại tệ.
Hàng loạt vấn đề liên quan đến phí dịch vụ, phí trông xe… tại Dự án chung cư cao cấp Keangnam bị khách hàng khiếu nại, nhưng cũng có quá nhiều điều khoản bất lợi tại bản hợp đồng do chính tay “thượng đế” ký. Hơn 100 khách hàng mua căn hộ chung cư tại tổ hợp cao ốc Keangnam Landmark Tower thông qua Văn phòng Luật sư BQH và Cộng sự đang tích cực khiếu nại về những vấn đề có liên quan đến phí dịch vụ, phí trông giữ xe… mà theo quan điểm của các khách hàng là “vô lý” khi họ đã phải bỏ ra hàng trăm ngàn USD (tương đương nhiều tỷ đồng) để mua “căn hộ 5 sao” tại đây. Theo Văn phòng Luật sư BQH và Cộng sự, có 4 nhóm vấn đề khách hàng “tố” chủ đầu tư Dự án Keangnam, gồm: phí quản lý căn hộ quá cao; phí trông giữ ô tô, xe máy cao (1.462.000 đồng/ô tô/tháng, trong khi quy định của Thành phố là 875.000 đồng/ô tô/tháng); công trình chưa hoàn thiện đã thu phí; niêm yết giá căn hộ bằng ngoại tệ.
Mâu thuẫn giữa người dân chung cư và chủ đầu tư tại tòa nhà cao nhất Hà Nội phát sinh từ tháng 6 năm 2011 đến nay vẫn chưa đi đến hồi kết. Với mức phí 18.800 đồng/m2 trong khi mức phí trung bình ở các chung cư hà nội là 4000 đồng/m2 đã khiến nhất loạt người dân không khỏi bức xúc. Phía chủ đầu tư cho biết, dự án có 922 căn hộ, đến thời điểm này đã bán 886 căn hộ, trong đó có 630 căn đã có người đến ở. Tuy nhiên, mức phí 18.843 đồng mà Keangnam Vina đưa ra hiện nay cao gấp 4,6 lần mức trần của thành phố, nhưng người dân chưa hoàn toàn được hưởng chất lượng dịch vụ tốt như: Mất điện thang máy đột ngột, bảo vệ lấy trộm máy tính để trong ô tô, tràn nước từ vòi cứu hỏa của tầng 26, 27 làm ngập đến đầu gối...
Mâu thuẫn giữa người dân chung cư và chủ đầu tư tại tòa nhà cao nhất Hà Nội phát sinh từ tháng 6 năm 2011 đến nay vẫn chưa đi đến hồi kết. Với mức phí 18.800 đồng/m2 trong khi mức phí trung bình ở các chung cư hà nội là 4000 đồng/m2 đã khiến nhất loạt người dân không khỏi bức xúc. Phía chủ đầu tư cho biết, dự án có 922 căn hộ, đến thời điểm này đã bán 886 căn hộ, trong đó có 630 căn đã có người đến ở. Tuy nhiên, mức phí 18.843 đồng mà Keangnam Vina đưa ra hiện nay cao gấp 4,6 lần mức trần của thành phố, nhưng người dân chưa hoàn toàn được hưởng chất lượng dịch vụ tốt như: Mất điện thang máy đột ngột, bảo vệ lấy trộm máy tính để trong ô tô, tràn nước từ vòi cứu hỏa của tầng 26, 27 làm ngập đến đầu gối...
Theo ông Ha Jong-Suk, đại diện chủ đầu tư dự án Keangnam, mức phí 17.350 đồng/m2 đã có thỏa thuận với cư dân và đa số cư dân không phản đối. Ông Ha Jong Suk trần tình, người dân đã có những hành động quá khích, có người dân đã thóa mạ, thậm chí đóng cửa phòng làm việc, giam nhân viên trong phòng mấy tiếng đồng hồ… Chủ đầu tư cho rằng với mức phí 4.000 đồng/m2/tháng như quy định không đủ để chi phí cho một chung cư bình thường chứ chưa nói đến một chung cư được trang bị những thiết bị hiện đại nhất Việt Nam như Keangnam…
Theo ông Ha Jong-Suk, đại diện chủ đầu tư dự án Keangnam, mức phí 17.350 đồng/m2 đã có thỏa thuận với cư dân và đa số cư dân không phản đối. Ông Ha Jong Suk trần tình, người dân đã có những hành động quá khích, có người dân đã thóa mạ, thậm chí đóng cửa phòng làm việc, giam nhân viên trong phòng mấy tiếng đồng hồ… Chủ đầu tư cho rằng với mức phí 4.000 đồng/m2/tháng như quy định không đủ để chi phí cho một chung cư bình thường chứ chưa nói đến một chung cư được trang bị những thiết bị hiện đại nhất Việt Nam như Keangnam…
3.12.2011, trước sức ép về những khiếu nại của người dân về việc giảm chi phí, phía Ban quản lý tòa nhà Keangnam đã đơn phương “cấm cửa” thang máy và cắt điện của gần 400 hộ dân. Phản ứng lại hành động vô lý này, hàng trăm người dân đã kéo đến “quây” khu vực làm việc của Công ty Chestnut Vina, đơn vị quản lý tòa nhà. Phía đơn vị quản lý tòa nhà- Công ty Keangnam Vina muốn thu mức phí dịch vụ là 18.843đ/m2/tháng; nhưng người dân sống tại đây cho rằng quá đắt và phi lý. Viện dẫn các quy định, họ chỉ đồng ý tạm đóng ở mức 4.000đ/m2/tháng trước khi có sự thỏa thuận về phí dịch vụ giữa cư dân và chủ đầu tư. Liên tục gửi các công văn đề nghị Keangnam Vina đối thoại, thỏa thuận về phí dịch vụ nhưng bị chủ đầu từ “làm ngơ” nên các hộ dân không thực hiện đóng phí. Để ép cư dân phải đóng mức phí “khủng” do Keangnam đơn phương đưa ra. Đơn vị này đã cho dán thông báo "đe" sẽ cắt cung cấp các dịch vụ, trong đó có việc sử dụng thang máy.
3.12.2011, trước sức ép về những khiếu nại của người dân về việc giảm chi phí, phía Ban quản lý tòa nhà Keangnam đã đơn phương “cấm cửa” thang máy và cắt điện của gần 400 hộ dân. Phản ứng lại hành động vô lý này, hàng trăm người dân đã kéo đến “quây” khu vực làm việc của Công ty Chestnut Vina, đơn vị quản lý tòa nhà. Phía đơn vị quản lý tòa nhà- Công ty Keangnam Vina muốn thu mức phí dịch vụ là 18.843đ/m2/tháng; nhưng người dân sống tại đây cho rằng quá đắt và phi lý. Viện dẫn các quy định, họ chỉ đồng ý tạm đóng ở mức 4.000đ/m2/tháng trước khi có sự thỏa thuận về phí dịch vụ giữa cư dân và chủ đầu tư. Liên tục gửi các công văn đề nghị Keangnam Vina đối thoại, thỏa thuận về phí dịch vụ nhưng bị chủ đầu từ “làm ngơ” nên các hộ dân không thực hiện đóng phí. Để ép cư dân phải đóng mức phí “khủng” do Keangnam đơn phương đưa ra. Đơn vị này đã cho dán thông báo "đe" sẽ cắt cung cấp các dịch vụ, trong đó có việc sử dụng thang máy.
Sau khi dán thông báo, từ ngày 26/11, BQL Keangnam đã cho tháo gỡ rất nhiều bóng đèn to nhỏ tại các sảnh, hành lang, lối ra hầm đỗ xe, bên trong hầm đỗ xe, các khu vui chơi sinh hoạt công cộng, đèn chiếu sáng sân vườn...khiến các vị trí này rơi vào cảnh tranh tối, tranh sáng.Việc cắt thang máy đột ngột lúc giữa trưa khiến Keangnam rơi vào cảnh “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Người dân trong các căn hộ bị cô lập, trong đó phần lớn là người già và các cháu nhỏ. Người dân ở bên ngoài, nếu muốn trở về nhà cũng không thể vì thang máy bị cắt, còn lối thang bộ thoát hiểm đã được khóa kỹ càng.
Sau khi dán thông báo, từ ngày 26/11, BQL Keangnam đã cho tháo gỡ rất nhiều bóng đèn to nhỏ tại các sảnh, hành lang, lối ra hầm đỗ xe, bên trong hầm đỗ xe, các khu vui chơi sinh hoạt công cộng, đèn chiếu sáng sân vườn...khiến các vị trí này rơi vào cảnh tranh tối, tranh sáng.Việc cắt thang máy đột ngột lúc giữa trưa khiến Keangnam rơi vào cảnh “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Người dân trong các căn hộ bị cô lập, trong đó phần lớn là người già và các cháu nhỏ. Người dân ở bên ngoài, nếu muốn trở về nhà cũng không thể vì thang máy bị cắt, còn lối thang bộ thoát hiểm đã được khóa kỹ càng.
Không chỉ “cấm cửa” thang máy gần 400 căn hộ, Keangnam còn tiến hành cắt điện đối với các hộ dân không đóng phí dịch vụ. Khó hiểu hơn, một số hộ đã đóng tiền điện cũng bị cắt không lý do khiến người dân vô cùng bức xúc. Anh Hùng, chủ căn hộ B1606, cho biết: “Tôi vừa nộp tiền điện tháng 10 hết gần 3 triệu đồng, phiếu thu của Chestnut tôi vẫn còn cầm đây mà không hiểu tại sao trưa nay bỗng dưng bị cắt điện”.
Không chỉ “cấm cửa” thang máy gần 400 căn hộ, Keangnam còn tiến hành cắt điện đối với các hộ dân không đóng phí dịch vụ. Khó hiểu hơn, một số hộ đã đóng tiền điện cũng bị cắt không lý do khiến người dân vô cùng bức xúc. Anh Hùng, chủ căn hộ B1606, cho biết: “Tôi vừa nộp tiền điện tháng 10 hết gần 3 triệu đồng, phiếu thu của Chestnut tôi vẫn còn cầm đây mà không hiểu tại sao trưa nay bỗng dưng bị cắt điện”.
Phản ứng lại hành động của BQL Keangnam, ngay lập tức hàng trăm cư dân đã kéo đến khu vực làm việc của Công ty Chestnut Vina để muốn đòi câu trả lời thích đáng. Tờ rơi cũng được dán lên khắp nơi tại Keangnam với các nội dung: "Chúng tôi phải được về nhà"; "hãy trả lại thang máy cho cư dân"; "dịch vụ thấp, giá trên trời"; "công lý ở đâu? sao Keangnam có thể làm vậy"....
Phản ứng lại hành động của BQL Keangnam, ngay lập tức hàng trăm cư dân đã kéo đến khu vực làm việc của Công ty Chestnut Vina để muốn đòi câu trả lời thích đáng. Tờ rơi cũng được dán lên khắp nơi tại Keangnam với các nội dung: "Chúng tôi phải được về nhà"; "hãy trả lại thang máy cho cư dân"; "dịch vụ thấp, giá trên trời"; "công lý ở đâu? sao Keangnam có thể làm vậy"....
Trong khi đó, một số cư dân do không thể về được nhà đã mang bếp than tổ ông, giường chiếu để ngủ tại sân, sảnh toà nhà, phòng làm việc của ban quản lý…Theo thông báo, 2 tòa nhà chỉ được bố trí 5 nhân viên vệ sinh quét dọn mỗi ngày một lần. Cư dân sẽ phải tự đem rác phát sinh từ căn hộ của mình xuống tập kết tại các nhà rác của tầng hầm. 10 nhân viên được sử dụng để vận hành thang máy, máy phát điện và các thiết bị khác. Ban quản lý khẳng định sẽ giảm chi phí sử dụng điện vận hành 2 thang máy tầng cao, 2 thang máy tầng thấp và một thang máy thoát hiểm. Thời gian chiếu sáng tại khu vực công cộng được rút ngắn, phòng tiện ích cũng đóng cửa, không bố trí nhân viên và cắt điện tại các khu vực này.
Trong khi đó, một số cư dân do không thể về được nhà đã mang bếp than tổ ông, giường chiếu để ngủ tại sân, sảnh toà nhà, phòng làm việc của ban quản lý…Theo thông báo, 2 tòa nhà chỉ được bố trí 5 nhân viên vệ sinh quét dọn mỗi ngày một lần. Cư dân sẽ phải tự đem rác phát sinh từ căn hộ của mình xuống tập kết tại các nhà rác của tầng hầm. 10 nhân viên được sử dụng để vận hành thang máy, máy phát điện và các thiết bị khác. Ban quản lý khẳng định sẽ giảm chi phí sử dụng điện vận hành 2 thang máy tầng cao, 2 thang máy tầng thấp và một thang máy thoát hiểm. Thời gian chiếu sáng tại khu vực công cộng được rút ngắn, phòng tiện ích cũng đóng cửa, không bố trí nhân viên và cắt điện tại các khu vực này.
Đến 17h cùng ngày, hệ thống cầu thang vẫn chưa được BQL mở lại, cư dân vẫn tiếp tục “đấu tranh” bằng cách ăn, ngủ tại nơi làm việc của công ty Chestnut Vina.
Đến 17h cùng ngày, hệ thống cầu thang vẫn chưa được BQL mở lại, cư dân vẫn tiếp tục “đấu tranh” bằng cách ăn, ngủ tại nơi làm việc của công ty Chestnut Vina.
Với giá mua trung bình 3.000 USD mỗi m2, mỗi căn hộ có giá cả chục tỷ, người dân kỳ vọng sẽ có điện thắp sáng ở hành lang, 20 tháng máy được vận hành đầy đủ, các phòng sinh hoạt cộng đồng hoạt động. Nhưng đến nay, dịch vụ đều không xứng với đẳng cấp. Gần 900 hộ dân tương đương với 3.600 người phải đi 8 thang máy là quá tải. Thêm vào đó, việc cắt giảm thang máy là không công bằng với những người đã đóng phí đầy đủ.
Với giá mua trung bình 3.000 USD mỗi m2, mỗi căn hộ có giá cả chục tỷ, người dân kỳ vọng sẽ có điện thắp sáng ở hành lang, 20 tháng máy được vận hành đầy đủ, các phòng sinh hoạt cộng đồng hoạt động. Nhưng đến nay, dịch vụ đều không xứng với đẳng cấp. Gần 900 hộ dân tương đương với 3.600 người phải đi 8 thang máy là quá tải. Thêm vào đó, việc cắt giảm thang máy là không công bằng với những người đã đóng phí đầy đủ.
Trong công văn gửi tới báo chí, ông Ha Jong Suk, Chủ tịch Công ty TNHH một thành viên Keangnam Vina, cho biết, chủ đầu tư đã miễn phí 3 tháng dịch vụ 6,7,8 cho cư dân. Đồng thời, phí dịch vụ cũng giảm từ 21.000 đồng mỗi m2 xuống còn 18.843 đồng (đã bao gồm VAT). Giá trông xe ôtô giảm từ 1,46 triệu đồng mỗi tháng xuống còn 875.000 đồng. Trong tổng số 830 căn hộ đã có 500 trường hợp đóng phí. “Sau mỗi năm hoạt động, Keangnam Vina sẽ mời công ty Keangnam kiểm toán độc lập hoặc thuê công ty kiểm toán do cư dân chỉ định”, ông Ha thẳng thắn.
Trong công văn gửi tới báo chí, ông Ha Jong Suk, Chủ tịch Công ty TNHH một thành viên Keangnam Vina, cho biết, chủ đầu tư đã miễn phí 3 tháng dịch vụ 6,7,8 cho cư dân. Đồng thời, phí dịch vụ cũng giảm từ 21.000 đồng mỗi m2 xuống còn 18.843 đồng (đã bao gồm VAT). Giá trông xe ôtô giảm từ 1,46 triệu đồng mỗi tháng xuống còn 875.000 đồng. Trong tổng số 830 căn hộ đã có 500 trường hợp đóng phí. “Sau mỗi năm hoạt động, Keangnam Vina sẽ mời công ty Keangnam kiểm toán độc lập hoặc thuê công ty kiểm toán do cư dân chỉ định”, ông Ha thẳng thắn.
Một số cư dân bổ sung, trước đó có thông báo cháy giả khiến nhiều người chen lấn đổ xô ra thang máy song do ít thang hoạt động, một vài phụ nữ có thai đã chịu tác động. Do phải chen lấn vào thang máy, một phụ nữ bị động thai và phải đi khám. Và Nếu khẳng định phí không đủ cung ứng dịch vụ, chủ đầu tư phải công khai các chi phí. Trước đó, ban quản lý tòa nhà đã hạ mức phí dịch vụ từ hơn 18.000 đồng xuống 4.000 đồng mỗi m2 nhưng cắt hàng loạt các dịch vụ tiện ích. Hơn nữa nhiều thời điểm ban quản lý thu gom rác muộn dẫn đến tình trạng mùi rác thải bốc ra khắp cả hành lang. “Cung cách phục vụ này chưa xứng với tòa nhà thuộc dạng hiện đại bậc nhất Việt Nam.
Một số cư dân bổ sung, trước đó có thông báo cháy giả khiến nhiều người chen lấn đổ xô ra thang máy song do ít thang hoạt động, một vài phụ nữ có thai đã chịu tác động. Do phải chen lấn vào thang máy, một phụ nữ bị động thai và phải đi khám. Và Nếu khẳng định phí không đủ cung ứng dịch vụ, chủ đầu tư phải công khai các chi phí. Trước đó, ban quản lý tòa nhà đã hạ mức phí dịch vụ từ hơn 18.000 đồng xuống 4.000 đồng mỗi m2 nhưng cắt hàng loạt các dịch vụ tiện ích. Hơn nữa nhiều thời điểm ban quản lý thu gom rác muộn dẫn đến tình trạng mùi rác thải bốc ra khắp cả hành lang. “Cung cách phục vụ này chưa xứng với tòa nhà thuộc dạng hiện đại bậc nhất Việt Nam.
Sau khi Sở Xây dựng Hà Nội đã có văn bản yêu cầu Keangnam phải cung cấp đầy đủ dịch vụ thiết yếu cho cư dân, đồng thời phải khẩn trương tổ chức Hội nghị nhà chung cư để bầu ra Ban quản trị đại diện chính thức cho cư dân, thì vào ngày 23/2, công ty này đã cho ban hành Dự thảo quy chế tổ chức Hội nghị nhà chung cư và bầu Ban Quản Trị dán tại sảnh tòa nhà, đồng thời quyết định chính thức tổ chức hội nghị vào ngày 10/3. Tuy nhiên, trong sáng nay (10/3), hội nghị này của Keangnam đã bị cư dân tại đây kịch liệt phản đối và "tẩy chay" do còn quá nhiều điều bất cập, thiếu minh bạch, rõ ràng trong việc tổ chức từ phía chủ đầu tư. Hương Trà (tổng hợp)
Sau khi Sở Xây dựng Hà Nội đã có văn bản yêu cầu Keangnam phải cung cấp đầy đủ dịch vụ thiết yếu cho cư dân, đồng thời phải khẩn trương tổ chức Hội nghị nhà chung cư để bầu ra Ban quản trị đại diện chính thức cho cư dân, thì vào ngày 23/2, công ty này đã cho ban hành Dự thảo quy chế tổ chức Hội nghị nhà chung cư và bầu Ban Quản Trị dán tại sảnh tòa nhà, đồng thời quyết định chính thức tổ chức hội nghị vào ngày 10/3. Tuy nhiên, trong sáng nay (10/3), hội nghị này của Keangnam đã bị cư dân tại đây kịch liệt phản đối và "tẩy chay" do còn quá nhiều điều bất cập, thiếu minh bạch, rõ ràng trong việc tổ chức từ phía chủ đầu tư. Hương Trà (tổng hợp)
Hương Trà (Tổng hợp)