Đọc nhanh tối 3/4: Sau Keangnam đến lượt đô thị Ciputra tăng phí

03/04/2012 19:56
Hương Trà (tổng hợp)
(GDVN) -Sau Keangnam đến lượt đô thị Ciputra tăng phí, Nhiều DN địa ốc TP. HCM bán tháo dự án do thiếu vốn,… là những tin đáng chú ý tối 3/4.
Sau Keangnam đến lượt đô thị Ciputra tăng phí
Theo thông tin từ Vneconomy, chủ đầu tư dự án khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra) tại Hà Nội thông báo tăng phí dịch vụ đối với cả khu vực biệt thự và chung cư.
Lý do của việc tăng phí này, theo thư ngỏ của chủ đầu tư gửi khách hàng, là do các chi phí bảo trì “gia tăng đáng kể so với năm trước”

Lý do của việc tăng phí này, theo thư ngỏ của chủ đầu tư gửi khách hàng, là do các chi phí bảo trì “gia tăng đáng kể so với năm trước”.
Lý do của việc tăng phí này, theo thư ngỏ của chủ đầu tư gửi khách hàng, là do các chi phí bảo trì “gia tăng đáng kể so với năm trước”.

Chủ đầu tư đã quyết định tăng phí từ mức 6.300 đồng/m2/tháng lên mức 7.500 đồng/m2/tháng đối với khu vực căn hộ và từ mức 3.700 đồng/m2/tháng lên mức 4.440 đồng/m2/tháng cho khu vực nhà thấp tầng.
Riêng khu vực kinh doanh, chủ đầu tư áp đồng loạt mức phí 12.000 đồng/m2/tháng.
Đây là lần tăng phí thứ hai liên tiếp trong vòng hai năm qua, nhưng đáng chú ý là chưa thấy cư dân trong khu đô thị này phản đối, cũng không thấy ai đề cập đến mức phí “4.000 đồng/m2/tháng” theo quy định của UBND thành phố Hà Nội, vốn đang gây ra khá nhiều rắc rối cho dự án Keangnam Landmark.

Nhiều DN địa ốc TP. HCM bán tháo dự án do thiếu vốn

Theo thông tin từ Land.Cafef, các doanh nghiệp địa ốc tại TP. HCM đang rao bán hoặc tìm đối tác để hợp tác triển khai các dự án bất động sản (BĐS).
Sau thời gian dài “án binh bất động”, hiện CTCP Phát triển hạ tầng và BĐS Thái Bình Dương (PPI) đang tìm nhà đầu tư để hợp tác hoặc chuyển nhượng lại hai dự án BĐS tại quận Thủ Đức (TP. HCM) do đơn vị này làm chủ đầu tư.


Dự án đầu tiên là Khu phức hợp ven sông Sài Gòn Water Garden (phường Hiệp Bình Chánh). Mức giá PPI đang chào bán là  15 triệu đồng/m2. Dự án thứ 2 là dự án căn hộ PPI Tower, cũng tại phường Hiệp Bình Chánh. Khu đất này có diện tích khoảng 2.400 m2, giá 29 triệu đồng/m2. 
Không chỉ có PPI, nhiều doanh nghiệp địa ốc khác cũng đã và đang có kế hoạch chuyển nhượng dự án. 
Với những nhà đầu tư đang muốn gia nhập thị trường BĐS Việt Nam, các doanh nghiệp muốn đầu tư dự án thì đây được xem là thời điểm có nhiều cơ hội nhất.

Toyota Việt Nam thay tổng giám đốc

Theo thông tin trên Người đưa tin, công ty Toyota Việt Nam (TMV) vừa ra thông báo về việc thay tổng giám đốc mới.
Ông Yoshihisa Maruta, 50 tuổi bắt đầu làm tổng giám đốc mới của TMV. Người tiền nhiệm của ông Maruta là ông Akito Tachibana đã kết thúc nhiệm vụ kể từ ngày 31/3. 

Toyota Việt Nam thay tổng giám đốc (Ảnh minh họa)
Toyota Việt Nam thay tổng giám đốc (Ảnh minh họa)

Đáng chú ý trước khi rời VN trở về Nhật, ông Akito Tachibana đang vướng vào một vụ kiện tranh chấp lao động. Trước đó vào tháng 9 năm ngoái, kỹ sư Lê Văn Tạch đã nộp đơn khởi kiện TMV ra TAND thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong đơn khởi kiện cho biết, ông Akito Tachibana ra quyết định kỷ luật ông Tạch với lý do “làm phiền người khác.
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, phó chủ tịch hội Luật gia TP.HCM, trong vụ việc này, ông Tachibana chỉ là người đại diện theo pháp luật của TMV, người thay thế mới là ông Maruta sẽ lãnh trách nhiệm đối với “di sản” mà người tiền nhiệm để lại.

Mua rẻ bán đắt, EVN vẫn than lỗ

Theo Tuổi trẻ đưa tin, mặc dù liên tục kêu lỗ mấy năm gần đây, nhưng thực tế  doanh thu của EVN cả các năm lỗ vẫn tăng mạnh, chứng tỏ sự huy động nguồn lực thực tế từ xã hội của EVN rất cao.
Nhiều chuyên gia đưa ra là vì sao giá điện chỉ tăng 15,28% nhưng doanh thu 2011 của EVN tăng tới gần 27%.

Sơ đồ doanh thu bán điện và giá vốn của một số thủy điện. Ảnh: Lắp đặt thiết bị cho lưới điện phía Nam - Đồ họa: V.Cường - Ảnh: N.C.T.
Sơ đồ doanh thu bán điện và giá vốn của một số thủy điện. Ảnh: Lắp đặt thiết bị cho lưới điện phía Nam - Đồ họa: V.Cường - Ảnh: N.C.T.

Năm 2010 dù là năm lỗ đỉnh điểm của EVN, tuy nhiên do được tăng giá điện “kép”, vừa tăng giá vừa thêm khung giá điện giờ cao điểm buổi sáng, doanh thu của EVN đã lên tới trên 90.800 tỉ đồng (trên 4 tỉ USD).
Trong năm 2011, EVN không công bố doanh thu cụ thể mà chỉ nêu các số liệu về tiết kiệm điện, số lỗ…
 Tuy vậy, trong một báo cáo gửi hội nghị cấp Chính phủ, Bộ Công thương đã tiết lộ tổng doanh thu của EVN năm 2011 thực tế tăng tới 26,7% so với năm 2010. Như vậy, doanh thu thuần của EVN năm 2011 đã lên tới khoảng 100.000 tỉ đồng, tương đương 5 tỉ USD.

Thủ tướng: “Sẽ chỉ giữ lại một số doanh nghiệp nhà nước”

Theo thông tin từ Vneconomy, trong một bài trả lời phỏng vấn báo Wall Street Journal, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Chính phủ Việt Nam có kế hoạch đưa các doanh nghiệp nhà nước tiến tới cạnh tranh sát hơn với khu vực kinh tế tư nhân nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động. Đồng thời, Thủ tướng cũng cho biết sẽ tái khởi động các kế hoạch cổ phần hóa đang bị trì hoãn.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Chính phủ Việt Nam hiện đang tập trung vào vấn đề xác định phạm vi và quy mô của khu vực kinh tế nhà nước - Ảnh: AFP.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Chính phủ Việt Nam hiện đang tập trung vào vấn đề xác định phạm vi và quy mô của khu vực kinh tế nhà nước - Ảnh: AFP.

Theo Thủ tướng, Chính phủ Việt Nam hiện đang tập trung vào vấn đề xác định phạm vi và quy mô của khu vực kinh tế nhà nước. Mục tiêu của Chính phủ là sẽ chỉ giữ lại một số doanh nghiệp nhà nước then chốt ở một số ngành nhất định.
Wall Street Journal nhận xét, đã có những tín hiệu Việt Nam đang lấy lại niềm tin khi lạm phát xuống thang. 
Wall Street Journal nhận xét, đã có những tín hiệu Việt Nam đang lấy lại niềm tin khi lạm phát xuống thang.

Chứng khoán tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ

Theo Vnmedia, sau kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ, thị trường chứng khoán trong nước có nhiều khởi sắc khi khi cả 3 chỉ số trên cả hai sàn đồng loạt đi lên. Tuy nhiên, tâm lý thận trọng vẫn tiếp tục đeo bám nhà đầu tư, khiến thanh khoản rơi mạnh.
Cả 3 chỉ số trên hai sàn Hà Nội và TP.HCM đã khởi động với màu đỏ bao phủ. Thanh khoản trên sàn liên tục giảm mạnh.

Sau nghỉ lễ giỗ Tổ, chứng khoán tăng mạnh (Ảnh minh họa)
Sau nghỉ lễ giỗ Tổ, chứng khoán tăng mạnh (Ảnh minh họa)

Khép lại đợt làm việc thứ nhất, chỉ số Vn-Index rơi xuống mức 440,95 điểm, giảm 0,08 điểm, tương đương 0,02 %. Khối lượng giao dịch đạt 1,7 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 22,18 tỷ đồng.
Cuối phiên, chỉ số Vn-Index vươn lên mức 445,77 điểm, tăng thêm 4,74 điểm, tương đương 1,07 %. Khối lượng giao dịch đạt 59,8 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 830,76 tỷ đồng. 
 Chỉ số VN30-Index của sàn TP.HCM cũng đứng ở mức 505,77 điểm, tăng thêm 5,7 điểm, tương đương 1,14 %.
Tại sàn Hà Nội, cuối phiên chỉ số HNX-Index đứng ở mức 74,49 điểm, tăng thêm 2,29 điểm, tương đương 3,17 %.
Hương Trà (tổng hợp)