Đột nhập lò bánh mì trộn... mồ hôi giữa Hà Nội

16/08/2011 00:08
(GDVN) - Người giúp việc cho ông Đ., lưng trần nhễ nhãi, mồ hôi nhỏ xuống chậu bột mì đang trộn. Ông Đ trấn an: “Nóng nắng thế này làm gì tránh được mồ hôi rơi"

(GDVN) - Người giúp việc cho nhà ông Đ., khoảng 20 tuổi, lưng trần nhễ nhãi, mồ hôi nhỏ xuống chậu bột mì đang trộn. Nghe chúng tôi phản ánh nhìn mất vệ sinh, ông Đ trấn an: “Nóng nắng thế này làm gì tránh được mồ hôi rơi...".

Nhìn những chiếc bánh mì thơm ngon, nóng giòn, bên trong kẹp thêm pa tê thơm ngon mỗi sáng bày bán trên các tuyến phố ở Hà Nội, ít ai biết rằng nó được chế biến trong một không gian chật chội, cực kỳ bẩn thỉu.

Bánh mì nặn bằng tay trần, trộn... mồ hôi


Giữa cái nắng cháy trời của Hà Nội, xưởng làm bánh mì nhà ông Đ (Quan Nhân, Hà Nội - bên cạnh sông Tô Lịch) vẫn sản xuất đều đặn và mỗi ngày cho ra lò hàng nghìn chiếc bánh mì cung cấp cho các cửa hàng bán bánh mì pa tê trong khu vực quận Thanh Xuân và Đống Đa (Hà Nội).

Khu chế xuất bánh mì có sản lượng ngày lên đến hàng nghìn chiếc

Khu chế xuất bánh mì có sản lượng ngày lên đến hàng
nghìn chiếc.

Trong khi các cơ sở sản xuất bánh mì bằng máy móc hiện đại đang mọc lên như nấm thì vẫn còn nhiều cơ sở sản suất bánh mì thủ công như nhà ông Đ. tồn tại trong các khu dân cư. Gia đình ông Đ. có nghề làm bánh mì hơn 10 năm nay. Xưởng nhà ông chủ yếu sản xuất các loại bánh mì bình dân với giá từ 1.500 đến 2.000 đồng/chiếc.
Đóng vai một người đi lấy bánh mì về làm hàng bán tại một trường tiểu học, chúng tôi được tận mắt chứng kiến công nghệ chế biến bánh mì siêu bẩn ở đây.
Cơ sở rộng khoảng 30 mét vuông nhưng bao gồm cả khu nhà máy chế xuất bánh mì, khu ăn ở, vệ sinh cho cả gia đình gần 8 người và khu để nguyên liệu sản xuất.
Khay đựng bánh, chậu nhào bột
Khay đựng bánh, chậu nhào bột...
Vừa tiếp chúng tôi ông Đ. hồ hởi khoe:  “Nhà chú làm ở đây đã lâu, khách mua chỉ cần gọi điện chú cho người mang hàng đến tận nơi. Nướng bằng lò thủ công quen rồi nên cũng không cần phải làm lò điện tốn kém mà bánh bán bình dân lấy đâu ra lãi. Mỗi kg bột mì giờ lên 17, 18 nghìn đồng rồi”.

Người giúp việc cho nhà ông Đ., khoảng 20 tuổi, lưng trần nhễ nhãi, mồ hôi nhỏ xuống chậu bột mì đang trộn.
Nghe chúng tôi phản ánh nhìn mất vệ sinh, ông Đ trấn an: “Nóng nắng thế này làm gì tránh được mồ hôi rơi. Nhưng thấm vào đâu chứ, nặn bột mì nên không thể dùng găng tay được mà phải dùng tay trần. Nhà chú có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm của phòng y tế quận rồi. Khách hàng cứ an tâm lấy thôi”, nói rồi người đàn ông này giục vợ mang bánh ra cho khách thử.
Thợ làm bánh tay không nặn bánh
Thợ làm bánh tay không nặn bánh...
Có dịp quan sát  vào phía sau, đập vào mắt chúng tôi là những chiếc vỉ đựng bánh đen ngòm lâu ngày chưa được cọ rửa, những bao bột mì để lăn lóc cùng với than, xỉ thải ra từ lò nướng.

Bà chủ cơ sở giới thiệu những bao tải bột mì này nhập khẩu từ Trung Quốc về, đây là hàng loại hai. Mỗi chiếc bánh mì cần khoảng 200 đến 300 gr bột tùy vào kích cỡ khách đặt. Tuy nhiên, chủ yếu là khách mua loại nhỏ. Làm bánh mì dễ lắm chỉ cần cho ít muối, bột nở nặn hình cho vào khay và để vào lò nướng là xong. Bánh mì cũ nếu không bán hết sẽ mang gửi chủ lò nướng lại.

Siêu lãi từ bán bánh mì pa tê

Bánh mì pa tê là món ăn khoái khẩu của nhiều người, một phần vì giả cả mềm, một phần do dễ ăn. Tuy nhiên với điều kiện đầu ra là giá cả mềm nên phần pa tê được chế biến thế nào để có thể thu lãi cao nhất có lẽ chỉ có người trong cuộc nắm rõ. Trong khi người tiêu dùng dễ dàng bằng lòng chấp nhận khuất mắt trông coi nên vẫn ăn ngon lành.

Chị Nguyên, bán bánh mì pa tê tại Thanh Xuân Bắc chia sẻ: “Chị thường làm pa tê từ gan lợn và thịt lợn. Gan lợn có giá 30 nghìn đồng/kg chế biến kèm thịt ba chỉ… trộn lẫn với nhau và bán cho khách. Chị Nguyên mách, đa số làm pa tê người ta thường mua thịt vào buổi chiều để đến sáng hôm sau bán luôn.
Pa tê được chế biến từ nguồn thịt kém chất lượng và gan lợn
Ít ai biết được món pa tê này được chế biến từ những
nguồn thịt nào?
Những cửa hàng bán bánh mì pa tê thường có đặc điểm chung duy nhất là chiếc tủ kính cộng với một đĩa đựng các loại gia vị và nguyên liệu như thịt nướng, chả, trứng, pa tê... nhưng thử quan sát hậu trường của một cửa hàng, không ít người sẽ thấy rùng mình.

Tại một cửa hàng bánh mì pa tê ngay cạnh chợ Thanh Xuân Bắc, trong chiếc tủ cũ kỹ là bộ đồ nghề chỉ có chai dầu ăn đảm bảo đủ 3 không: nhãn mác, nguồn gốc, hạn dùng và chiếc chảo nhỏ trứng, thịt bám quanh.

Mỗi chiếc bánh mì pa tê trứng có giá 9.000 đến 10.000 nghìn đồng, tuy nhiên, nếu nhẩm tính riêng trứng và tiền bánh mì đã là 5.000 nghìn đồng. Người ăn bánh cũng đoán được thịt pa tê có giá bao nhiêu trong khi đó mỗi chiếc bánh mì pa tê người bán hàng "bật mí" có thể lãi đến một nửa.

Bà Lâm (ngõ Giáp Bát, Hà Nội) bán bánh mì cho khách trong bến xe Giáp Bát, giá mỗi chiếc bánh chỉ có 8.000 đồng, mỗi buổi sáng bà bán khoảng 100 cái và vẫn tuyên bố lãi “khủng” là 400 nghìn đồng/ngày.

Thanh Hải – Minh An
{iarelatednews articleid='6077,1878,259,8490,6988,6537,906,5367,5662,3420,3272,3224,811,421,341,493'}

alt