Hàng loạt sự cố hy hữu khiến Vietnam Airline hủy, hoãn chuyến

22/10/2013 09:35
Hồng Minh (Tổng hợp)
(GDVN) - Trong hai năm 2012, 2013 các hãng hàng không Việt Nam liên tiếp xảy ra những sự cố hy hữu ảnh hưởng không nhỏ đến lịch bay và thiệt hại kinh tế...
Theo đánh giá của chuyên gia hàng không Việt Nam, dù tại Việt Nam chưa xảy ra vụ tai nạn hàng không nghiêm trọng nào song những sự cố hy hữu trong vận tải hàng không liên quan đến chim trời, động vật hoang dã và người là mối nguy cơ tiềm ẩn rất cao. Chỉ tính riêng với Vietnam Airlines, 7 tháng đầu năm 2012 hãng này đã gặp phải không ít các sự cố liên quan đến người và động vật xâm nhập đường băng. VTC News đưa tin, ngày 19/2, chuyến bay VN1002 chặng Phú Quốc – Rạch Giá đã phải thực hiện bay lại vì xuất hiện người chạy ngang đường hạ cánh. Ngày 25/2, khi thực hiện lăn ra đường cất cánh, tổ bay trên chuyến bay VN1267 chặng Vinh -TP. HCM đã phát hiện 5 người và bò đi ngang qua đường băng. Chuyến bay đã khởi hành muộn so với kế hoạch để an ninh sân bay xử lý sự việc.
Chú bò tót khổng lồ xông vào sân bay quốc tế Phú Bài hôm 24/7 đã khiến sân bay phải tạm đóng cửa (Ảnh Tiền phong)
Chú bò tót khổng lồ xông vào sân bay quốc tế Phú Bài hôm 24/7 đã khiến sân bay phải tạm đóng cửa (Ảnh Tiền phong)
Ngày 29/2, chuyến bay VN1187 chặng Hải Phòng – TP. HCM phải hủy cất cánh vì có chim trên đường băng. Ngày 10/7, cơ trưởng chuyến bay VN1670 chặng Đà Nẵng – Hải Phòng đã phải tiến hành bay vòng và thực hiện lại việc tiếp cận hạ cánh khi phát hiện trâu trên đường băng tại sân bay. Hôm 24/7, một con bò tót xâm nhập sân bay quốc tế Phú Bài (Huế) dẫn đến việc Vietnam Airlines bị
Ông Lại Xuân Thanh, Cục phó Cục Hàng không Việt Nam cho hay, cũng không loại trừ khả năng sẽ trang bị cho lực lượng an ninh tại các sân bay súng săn, súng hơi để lực lượng này giết hoặc xua đuổi chim và động vật hoang dã ra khỏi khu vực sân bay, đảm bảo an toàn các chuyến bay.
chậm 12 chuyến bay, ảnh hưởng tới 1.800 hành khách. Theo đại diện Vietnam Airlines, sân bay Tân Sơn Nhất (TP. HCM) có nhiều người dân nuôi chim Yến, khi có đàn Yến bay qua thì rất nguy hiểm với hoạt động bay. Tuy các sự cố từ chim trời, người và động vật hoang dã chưa gây ra tai nạn hàng không nghiêm trọng nào tại Việt Nam song những sự cố hy hữu trong vận tải hàng không cũng đã gây thiệt hại không nhỏ cho hãng vận chuyển về kinh tế như chi phí khai thác (thuê tầu bay, dừng tầu bay tại sân đỗ, chi phí cho tổ bay). Việc các chuyến bay bị chậm sẽ gây xáo trộn lịch bay, ảnh hưởng dây chuyền đến các chuyến bay tiếp theo; Chi phí nhân lực và vật lực đảm bảo chất lượng dịch vụ cho hành khách có mặt tại sân bay. Và quan trọng hơn theo đại diện Vietnam Airline việc chậm, hủy chuyến do những nguyên nhân từ người và động vật gây ra ảnh hưởng lớn đến hình ảnh của hãng.
Điều hòa bốc mùi khét, dột nước Sáng ngày 16/8/2012 chiếc máy bay Airbus A321 mang số hiệu VN1308 của Hãng hàng không Vietnam Airlines cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất đi Đà Nẵng. Tuy nhiên, sau khi bay được khoảng 30 phút, hành khách trên máy bay nói trên ngửi thấy mùi khét ngày càng tăng. Tổ lái xác định hệ thống điều hòa trong máy bay bị hỏng và quyết định quay về TP HCM để kiểm tra kỹ thuật.
Ngay chiều tối hôm đó chiếc Airbus A321 đã được khắc phục xong sự cố và tiếp tục phục vụ vào sáng nay. Cũng xuất phát từ hệ thống điều hòa (sáng ngày 24/7/2012) trên chuyến bay lúc 9h từ Hà Nội đi TP.HCM của Vietnam Airlines, hành khách tại ghế 46 và 47 đã phát hiện ra có nước nhỏ từ trần máy bay xuống. Bộ phận tiếp viên của máy bay sau đó đã khắc phục tạm thời ở hàng ghế số 47 bằng cách lấy một nắm giấy ăn nhét vào khe điều hòa để nước thấm vào giấy ăn chứ không rỏ xuống người hành khách.Tiếng nổ lạ động cơ Sự cố nghiêm trọng này xảy ra ngày 27/5/2012, khi tàu bay A321 của hãng này thực hiện chuyến bay từ Cam Ranh đi Hà Nội, trong khi chạy đà cất cánh, tổ bay nghe tiếng động ở khu vực động cơ số 2. Tổ bay đã quyết định hủy bỏ cất cánh. Khi máy bay dừng lại trên đường băng, tổ bay thực hiện theo hướng dẫn, tắt động cơ số 2 xả bình dập cháy số 1 của động cơ số 2. Sau khi chờ xe kéo khoảng 20 phút, thấy các thông số động cơ số 1 và các thông số khác bình thường tổ bay quyết định rời đường băng và lăn vào bãi đậu. Theo kết quả kiểm tra tại mặt đất, 2 rotor của máy bay bị kẹt, có các mảnh kim loại nhỏ tại khu vực ống xả, máy nén cao áp tầng 6, tuabin cao áp tầng 2, tuabin thấp áp tầng 1 và 2 bị hỏng. Chiếc máy bay này hiện đang dừng bay tại CXR để khắc phục và điều tra nguyên nhân sự cố.Gãy càng, rơi lốp hạ cánh Sự cố hy hữu xảy ra ngày 21/10/2013 chiếc máy bay ATR-72 sau khi hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng một cách an toàn. Hành khách và phi công rời chiếc máy bay ATR-72 một cách bình thường, song khi kiểm tra thì bộ phận kỹ thuật mặt đất phát hiện máy bay bị gãy 1 trục càng trước, 1 chiếc lốp văng ra ngoài. Thông cáo của Vietnam Airlines  xác nhận sự cố kỹ thuật xảy ra đối với chuyến bay của hãng mang số hiệu VN1673 được khai thác bằng máy bay ATR-72. Chuyến bay này cất cánh từ Hải Phòng lúc 12 giờ 45 và hạ cánh tại Đà Nẵng lúc 14 giờ 15 theo đúng kế hoạch. Sau khi  máy bay hạ cánh, toàn bộ tổ bay và 41 hành khách đã rời khỏi máy bay bình thường. Được biết, chiếc máy bay ATR-72 gặp sự cố mang số hiệu đăng ký B 219, xuất xưởng năm 2009, được đưa vào khai thác ở Việt Nam từ tháng 10/2009. Ngày kiểm tra kỹ thuật định kỳ gần nhất của chiếc máy bay này là ngày 21/9 vừa qua.Máy bay 'rơi tự do 122m'

Trên chuyến bay ngày 6/8 từ Hà Nội đi Bangkok (Thái Lan) ở độ cao gần 11 km, chiếc m
áy bay Airbus 321 mang số hiệu VN615 khi đang bay bằng ở độ cao 36.000 feet (10.973 mét) và tiếp viên đang phục vụ bữa ăn, thì bất ngờ đi qua vùng nhiễu động..

"Đây là loại nhiễu động hiện nay rada thời tiết của máy bay chưa phát hiện được, khiến máy bay bị tụt độ cao 400 feet (tương đương 122 mét). Sau sự cố, trong số 104 hành khách và 8 nhân viên phi hành đoàn của chuyến bay, chỉ có hành khách bị thương nhẹ ở ngón chân và 2 tiếp viên bị choáng nhẹ", VNA cho hay. 

Hình ảnh bên trong chuyến bay rơi tự do 122m.
Hình ảnh bên trong chuyến bay rơi tự do 122m.

Theo Vietnam Airlines, 15h40, máy bay hạ cánh an toàn tại sân bay Suvarnabhumi (Bangkok). Do được sơ cứu kịp thời nên hành khách bị thương ngón chân đã tự xuống máy bay, không cần trợ giúp y tế.

Bên cạnh những vấn đề về kỹ thuật những sự cố hy hữu của máy bay Việt Nam xảy ra do hành động bất cẩn của con người, khiến hành khách trên các chuyến bay không khỏi lo lắng.

Tự ý mở cửa thoát hiểm

Chiều 25/8 vừa qua, chiếc Airbus 321 của Vietnam Airlines vừa về tới sân đỗ Tân Sơn Nhất (TP.HCM) đã bị bung phao trượt khi một hành khách Lưu Ngọc Vinh mở cửa thoát hiểm với lí do để xuống máy bay cho dễ. 

Người này sau đó đã bị phạt 10 triệu đồng vì hành vi này. 

Trước đó, hàng không Việt Nam đã xảy ra không ít sự cố về cửa thoát hiểm khi khách hàng tự động mở cửa để hít khí trời, nghịch ngợm, tưởng nhầm cửa nhà vệ sinh,... Khung hình phạt do lỗi này đối với khách hàng là từ 10 triệu đến 20 triệu đồng, trong khi hãng hàng không phải chịu chi phí lên tới hàng ngàn USD, chưa kể thiệt hại do việc phải "cắt" một máy bay khỏi lịch trình khai thác.

Hồng Minh (Tổng hợp)