Lộ diện "miếng mồi béo bở" trong kế hoạch góp vốn của Vietnam Airlines

08/04/2016 16:05
Việt Hoài
(GDVN) - 145,2 ha đất quốc phòng tại ba sân bay sẽ đem lại cơ hội kiếm tiền bạc tỷ cho Vietnam Airlines và Vietstar Airlines chỉ là tấm bình phong?

Vì 145,2 ha đất quốc phòng mà Công ty sửa chữa máy bay A41 (A41) đang được giao quản lý và sử dụng tới 49 năm, đem góp vốn vào Công ty cổ phần Hàng không lưỡng dụng Ngôi sao Việt (Vietstar Airlines), Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã nhanh chóng muốn… góp vốn với Vietstar Airlines.

Từ thua lỗ triền niên bỗng dưng muốn… bay 

Bỏ qua những lý lẽ nhiều chiều từ các chuyên gia, dư luận và truyền thông, Bộ Giao thông vận tải vẫn quyết định trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất cấp phép cho Vietstar Airlines, một cái tên còn đầy lạ lẫm, chưa mấy ai nghe hay biết đến.

Dù được thành lập từ năm 2010 nhưng Vietstar Airlines luôn gắn bó với 4 từ “thua lỗ triền miên”.

Tính đến ngày 31/12/2015, Vietstar Airlines lỗ lũy kế 47,4 tỷ đồng.

Đang thua lỗ triền miên, bỗng dưng Vietstar Airlines muốn được cất cánh bay, sánh cùng các hãng "đàn anh, đàn chị”. Ảnh minh họa.
Đang thua lỗ triền miên, bỗng dưng Vietstar Airlines  muốn được cất cánh bay, sánh cùng các hãng "đàn anh, đàn chị”. Ảnh minh họa. 

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp này còn cho thấy, khoản vay nợ đáng lưu ý nhất của Vietstar là khoản vay dài hạn Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Eximbank với tổng dư nợ tại ngày 31/12/2015 là 290 tỷ đồng – tăng 40% so với thời điểm đầu năm.

Đây là khoản tiền vay theo Hợp đồng tín dụng số 2000-LAV-201405688 ngày 05/11/2014 chịu lãi suất 10,5%/năm dùng để mua sắm tài sản cố định.

Lộ diện "miếng mồi béo bở" trong kế hoạch góp vốn của Vietnam Airlines   ảnh 2

Lỗ triền miên, Vietstar Airlines dựa vào đâu để “cất cánh“?

(GDVN) - Sau 5 năm hoạt động, Vietstar Airlines lỗ gần 50 tỷ đồng, nợ ngân hàng gần 300 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu không đủ điều kiện tối thiểu thành lập hãng hàng không.

Lộ diện "miếng mồi béo bở" trong kế hoạch góp vốn của Vietnam Airlines   ảnh 3

Ồ ạt xin cấp phép hàng không, phải đặt an ninh quốc phòng lên hàng đầu

(GDVN) - Theo đại tá Trần Liên, khi xây dựng đề án hãng hàng không mới phải tính đến việc đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Nay, bỗng dưng muốn được cất cánh bay, sánh cùng các hãng "đàn anh, đàn chị”, Vietstar Airlines quyết định tăng vốn điều lệ lên 800 tỷ đồng - vốn tối thiểu cần có theo quy định để được cấp phép bay quốc tế (Điều 8 Nghị định 30/2013 của Chính phủ).

Dư luận không khỏi lo ngại mong muốn này bởi Vietstar Airlines còn đang “chìm đắm” với số lỗ lũy kế 47,4 tỷ đồng và món nợ 290 tỷ đồng chưa biết ngày nào trả được cho Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Eximbak.

Việc Vietstar Airlines được Bộ Giao thông vận tải ưu ái ai cũng thấy rõ.

Lẽ ra Vietstar Airlines phải nộp văn bản xác nhận vốn của tổ chức tín dụng, thì Bộ Giao thông vận tải lại đệ trình Thủ tướng cho phép công ty này nộp bổ sung Báo cáo tài chính đã kiểm toán đến ngày 31/12/2015, một đề xuất đi ngược lại với  quy định tại Nghị định số 30/2013/NĐ-CP “về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung”.

"Có thực mới vực được đạo", trong khi tài chính của Vietstar Airlines còn “nửa thực, nửa hư” mà Bộ Giao thông vận tải vẫn cứ quyết đề xuất cho được phép bay, phải chăng có ẩn khuất gì đây?

“Cái kim trong bọc có ngày lòi ra”. “Áp” vào câu chuyện Vietstar Airlines, mới hay mục đích “bay” không phải là để tạo môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực hàng không, mà chính là "miếng mồi béo bở" từ phần góp vốn cực kỳ khiêm tốn của Công ty sửa chữa máy bay A41 (A41) là 25% - góp vốn bằng đất quốc phòng là 145,2 ha - vào Vietstar Airlines, chứ không phải bằng tiền mặt, trị giá là 100 tỷ đồng.

Vốn điều lệ của A41 không thay đổi trong suốt quá trình hoạt động của dự án.

Hiện A41 đang được Bộ Quốc phòng giao quản lý và sử dụng 145,2 ha đất quốc phòng tại sân bay Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và Nội Bài. Số đất này chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ quốc phòng, được A41 đầu tư vào Vietstar Airlines.

Vietstar Airlines chỉ là bình phong?

Theo QĐ số 822 ngày 24/3/2010 của Bộ Quốc phòng thì Chủ tịch HĐQT của Vietstar Airlines phải là đại diện của A41.

Nhưng, thật tiếc trong báo cáo số 411/TTr-TCTHK-ĐTMS ngày 9/3/2016 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) có nêu: Theo điều lệ sửa đổi của Vietstar Airlines đã được các cổ đông ký thông qua ngày 10/7/2015, A41 không có cổ phần ưu đãi biểu quyết theo tỷ lệ 2/1 như đã ghi trong biên bản ký ngày 30/7/2010 (các cổ đông Vietstar Airlines đã ký biên bản định giá góp vốn của A41 vào Vietstar Airlines).

Và cũng không có cả nội dung quy định A41 được giữ chức danh Chủ tịch HĐQT của Vietstar Airlines.

Báo cáo số 411/TTr-TCTHK-ĐTMS ngày 9/3/2016 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) tiết lộ tham vọng của Vietnam Airlines khi "góp vốn" vào Vietstar Airlines.
Báo cáo số 411/TTr-TCTHK-ĐTMS ngày 9/3/2016 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) tiết lộ tham vọng của Vietnam Airlines khi "góp vốn" vào Vietstar Airlines. 

Căn cứ theo số tiền mà A41 góp vào Vietstar Airlines quả là không thấm vào đâu so với 700 tỷ đồng, mức vốn điều lệ mà Vietstar Airlines vừa điều chỉnh. Nhưng giá trị 145,2 ha đất vàng ở ba sân bay quốc tế thì không thể tính được bằng tiền.

Chính việc góp vốn bằng đất được cho là giá trị vô hình đã “đẩy” A41 đang ở thế cầm dao đằng chuôi (theo QĐ số 882 của Bộ Quốc phòng) rơi vào cảnh… chẳng có quyền lực trong Vietstar Airlines.

Lộ diện "miếng mồi béo bở" trong kế hoạch góp vốn của Vietnam Airlines   ảnh 5

Nghi vấn hồ sơ xin cấp phép hãng bay Vietstar Airlines sai luật

(GDVN) - Thay vì nộp văn bản xác nhận vốn từ tổ chức tín dụng, Vietstar Airlines đưa ra báo cáo tài chính đã kiểm toán để thay thế...

Vietnam Airlines đã nêu trong báo cáo số 411 ngày 9/3/2016 là: “Với tỷ lệ nắm giữ 25% vốn điều lệ, A41 không có quyền phủ quyết bất cứ nội dung nào tại Đại hội đồng cổ đông của Vietstar Airlines”.

Không rõ Bộ Quốc phòng, A41 có ý kiến khi trái ngược với Quyết định 882?

Ngần ấy đất vàng trong tay trị giá không thể tính được bằng tiền, thời gian hoạt động tới 49 năm. Chưa kể, theo Quyết định 882 của Bộ Quốc phòng thì Vietstar Airlines phải nộp số tiền thuê đất hàng năm rất là thấp. Ví như 10 ha đất ở sân bay Tân Sơn Nhất chỉ phải nộp có 1,2 tỷ đồng; 60 ha đất ở sân bay Đà Nẵng, nộp có 4,8 tỷ đồng.

Chưa kể đến 31,15 ha đất quốc phòng mà Quân chủng Phòng không - Không quân đã quyết định thu hồi từ Sư đoàn 370 đang quản lý tại sân bay Cần Thơ, cũng giao cho Vietstar Airlines khảo sát, xây dựng Ga hàng hóa và Trung tâm huấn luyện phục vụ khai thác dịch vụ Hàng không theo Thông tư 35 và Thông tư 55 của Bộ Quốc phòng - trích báo cáo số 411 của Vietnam Airlines.

Ngần ấy lợi thế,  lẽ nào Vietstar Airlines lại không “cố” bay, Vietnam Airlines thì chấp thuận nhanh chóng, Bộ Giao thông vận tải cứ “quyết” trình bằng được?

Cho dù Văn phòng Chính phủ đang xin ý kiến Bộ Tài chính về việc văn bản xác nhận vốn có được “thế chỗ” bằng báo cáo tài chính đã được kiểm toán, nhưng Vietstar Airlines đã được Vietnam Airlines chọn làm đối tác để góp vốn.

145,2 ha đất tại ba sân bay sẽ đem lại cơ hội kiếm tiền bạc tỷ cho Vietnam Airlines là chính và Vietstar Airlines chỉ là tấm bình phong?

Mọi tính toán trong việc sử dụng 145,2 ha đất do A41 góp vốn của Vietnam Airlines được thể hiện rõ trong báo cáo số 411 ngày 9/3/1016.

Mặc dù việc góp vốn vào Vietstar Airlines chưa thực hiện, nhưng Vietnam Airlines đã tính tới 3 phương án sử dụng số đất 145,2 ha mà A41 đã góp vào Vietstar Airlines:

Thứ nhất, nếu đất vẫn thuộc Bộ Quốc phòng quản lý, thì ưu điểm là giá thuê đất thấp, thời gian lâu dài (49 năm), nhưng bất lợi là việc đầu tư phải thông qua Bộ Quốc phòng.

Thứ hai, nếu số đất trên được Bộ Quốc phòng bàn giao cho Bộ Giao thông vận tải và Vietstar Airlines được giao sử dụng, thì đất đai sẽ được dân sự hóa ngay, quản lý đất đai thuộc quyền các cảng vụ hàng không, đầu tư thuận lợi. Nhưng Vietnam Airlines lại lo là tiền thuế đất sẽ cao hơn so với QĐ 882 của Bộ Quốc phòng.

Thứ ba, Vietnam Airlines tính toán sẽ “chia lẻ” từng vị trí, chức năng lô đất vừa giảm bớt được tiền thuế đất, vừa đem lại lợi thế rất lớn trong việc sử dụng đất đai sau này. Nhưng việc chia lẻ lại gặp khó vì phải ký hợp đồng thuê đất với 2 cơ quan (Bộ Giao thông vận tải và địa phương), vừa phức tạp, nhiều thủ tục và lại phải xin cơ chế…

Vietnam Airlines cũng đã nhanh chóng “vẽ” ra tương lai phát triển từ 145,2 ha đất ở ba sân bay trọng điểm mà Vietnam Airlines đánh giá là đầy lợi thế, đầy tiềm năng phát triển. Và tất nhiên là lợi khủng đem lại từ 145,2 ha đất quốc phòng.

Chắc hẳn khi Bộ Quốc phòng biết được điều lệ sửa đổi của Vietstar Airlines đã không còn để “đại điện A41 giữ chức danh Chủ tịch Vietsstar Airlines” sẽ lên tiếng vì hoàn toàn trái với QĐ 882 của Bộ Quốc phòng.

Miếng mồi béo bở mà Vietnam Airlines nhắm đến Vietstar Airlines chính là 145,2 ha đất quốc phòng tại ba sân bay này.

Việt Hoài