"Nên nhớ, Tràng Tiền Plaza vốn dành cho cả người bình dân"

02/08/2014 07:05
Minh Hồng
(GDVN) - Đó là nhận định của chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú trước việc Tràng Tiền Plaza phải tạm ngừng một số tầng để thay đổi quy hoạch, bố trí lại gian hàng

Bách hóa Tràng Tiền vốn dành cho cả người bình dân

Được đánh giá là Trung tâm thương mại cao cấp bậc nhất Hà Nội nhưng chỉ mới hơn một năm đi vào hoạt động, Tràng Tiền Plaza chính thức thông báo về việc "thay đổi diện mạo mới".

Theo đó, từ ngày 4/8 đến cuối tháng 11/2014, Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza sẽ đóng cửa để thay đổi quy hoạch và bố trí lại các gian hàng nhằm tạo điều kiện cho những thương hiệu cao cấp và trung cấp nổi tiếng trên thế giới có cơ hội hiện diện và kinh doanh tại đây.

Sau khi quy hoạch lại, vào cuối năm 2014 và đầu năm 2015, nhiều thương hiệu thời trang, mỹ phẩm trung cấp và cao cấp uy tín đang được người tiêu dùng hâm mộ sẽ có mặt tại Tràng Tiền Plaza.  

Nếu hơn một năm trước, dư luận từng xôn xao khi "ông trùm" hàng hiệu Việt Nam - Jonathan Hạnh Nguyễn công bố con số 400 tỷ đồng đầu tư vào Tràng Tiền để thay đổi diện mạo sau hơn 4 năm đóng cửa, thì kể từ khi “tái sinh” đến nay điều duy nhất Tràng Tiền Plaza đọng lại trong người tiêu dùng, khách hàng thăm quan đó là sự hào nhoáng, bóng bẩy với những món hàng hiệu đắt đỏ.

Ngược lại sự bóng bẩy đó, khách hàng đến Tràng Tiền mua sắm mỗi lúc một vắng. Nguyên nhân được giải thích do những mặt hàng được bày bán tại đây có giá trị lớn mà không phải bất kỳ ai cũng có thể mua và sử dụng.

Trước ngày "thay đổi diện mạo, nhiều gian hàng ở Tràng Tiền Plaza thông báo giảm giá tới 50% những vẫn vắng khách.
Trước ngày "thay đổi diện mạo, nhiều gian hàng ở Tràng Tiền Plaza thông báo giảm giá tới 50% những vẫn vắng khách.

Từng trên cương vị Phó Giám đốc Sở Thương mại phụ trách cửa hàng bách hóa trước đây, chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú – Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho biết, Tràng Tiền trong tâm trí người Hà Nội không phải là sự hào nhoáng mà chỉ là cửa hàng bách hóa tổng hợp, là địa chỉ vàng mua bán hàng hóa của Hà Nội.

Theo ông Phú, người dân Hà Nội nói riêng và người dân cả nước khi có dịp đến Hà Nội những năm bao cấp không ai không biết đến cửa hàng bách hóa tại Tràng Tiền với đầy đủ mặt hàng, nơi giao thương buôn bán của mọi người dân. Khi đó tâm lý thỏa mái khiến khách hàng tìm đến Tràng Tiền nhiều hơn, còn hiện nay khách hàng ít tiền sẽ cảm giác chạnh lòng bị phân biệt.

"Nên nhớ, Tràng Tiền Plaza vốn dành cho cả người bình dân" ảnh 2

Tràng Tiền Plaza đìu hiu trước ngày "thay đổi diện mạo"

(GDVN) - Dù các gian hàng đang trong thời gian thực hiện chương trình khuyến mãi lên tới 50% nhưng Tràng Tiền Plaza vẫn khá đìu hiu...

"Với mức thu nhập bình quân ở ngưỡng hơn 1.500 USD, hầu hết người tiêu dùng Việt Nam hầu hết người tiêu dùng Việt Nam khó có thể mua sắm, sở hữu hàng hóa đặt tiền tại Tràng Tiền Plaza. Bản thân họ cảm thấy tự ti họ không dám bước chân vào, đặc biệt người tiêu dùng có thu nhập thấp”, ông Phú cho biết.

Chính thương hiệu bách hóa tổng hợp Tràng Tiền mất đi nên người tiêu dùng thủ đô xa dần một Tràng Tiền Plaza xa hoa, lộng lẫy là điều dễ hiểu. Vì vậy việc lựa chọn phân khúc khách hàng cao cấp là sai lầm của Tràng Tiền Plaza nhất là tại nơi trong quá khứ chỉ là cửa hàng bách hóa bình dị.

Tràng Tiền phải “thay rượu” chứ đừng “đổi bình”

Lựa chọn phân khúc cao cấp khiến Tràng Tiền Plaza đìu hiu vắng khách, kết quả kinh doanh của Tràng Tiền Plaza dường như chưa đạt được như kỳ vọng của nhà đầu tư khi đơn vị này là hệ quả tất yếu khiến đơn vị này phải "tái cơ cấu".

Đánh giá sự thay đổi của Tràng Tiền Plaza, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội nhấn mạnh, tuy hơi muộn đây là sự chuyển mình hợp lý. Việc hướng đến mặt hàng trung cấp hoặc thập chí bình dân sẽ khiến Tràng Tiền Plaza gần gũi hơn với đại đa số người tiêu dùng. Tuy nhiên đây phải là sự thay đổi toàn diện.

“Việc thay đổi quy hoạch, bố trí lại gian hàng nhưng phải chú ý đến vấn đề gian hàng đó phục vụ phân khúc khách hàng nào, cũng như giá thành của mặt hàng đó so với thu nhập của người tiêu dùng đặc biệt trong lúc kinh tế chung còn khó khăn như hiện nay”, ông Phú phân tích.

Theo đó sự thay đổi phải từ chất chứ không phải là lượng. Người tiêu dùng Việt vốn có lòng tự trọng rất lớn, đây chính là lý giải tại sao những trung tâm cao cấp như Rex, Parkson, Diamond… sau khi đi vào hoạt động dần phải thay đổi cách thức kinh doanh từ đa dạng mặt hàng đến cách phục vụ khách.

Người tiêu dùng rất tinh ý, chỉ cần thấy sự phân biệt trong cách phục vụ giữa khách hàng này với khách hàng khác, đặc biệt khi sự phân biệt đó dựa trên cách ăn mặc bề ngoài, họ sẽ bị tổn thương, tự ti và cuối cùng không bước chân đến mua hàng ở đó nữa.

Từ tâm lý trên của người tiêu dùng, theo ông Phú Tràng Tiền Plaza cần phải thay đổi từ đa dạng gian hàng đến cách phục vụ khách hàng.

“Khi bày bán song song các mặt hàng trung cấp và cao cấp thì trong Tràng Tiền tuy hai mặt hàng khác nhau nhưng người tiêu dùng phải thấy đó chỉ là sự khách nhau về giá trị, còn khách hàng đều là một có quyền lợi như nhau được hưởng dịch vụ như nhau, không có sự phân biệt”, ông Phú cho biết thêm. 

Minh Hồng