Nghi vấn thất thoát thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ hoàn toàn có cơ sở

24/07/2016 08:34
PGS.TS Nguyễn Thiện Tống
(GDVN) - Theo PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, nếu tính đúng vốn đầu tư thì nhà đầu tư BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ đang lợi đơn, lợi kép còn nhà nước, người dân đang chịu thiệt.

Kết quả kiểm tra, giám sát 10 ngày (từ ngày 10/7 - 20/7/2016) trên tuyến đường BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho thấy, bình quân một ngày các trạm thu phí BOT trên tuyến đường này thu về 1,985 tỷ đồng.

Con số này lớn hơn khoảng 585 triệu đồng so với con số mức thu bình quân 1,4 tỷ đồng/ngày do Công ty CP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ báo cáo với cổ đông và cơ quan quản lý nhà nước.

Chênh lệch hai con số trên đặt ra nghi vấn Công ty CP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ không trung thực con số thu, báo cáo sai con số để kéo dài thời gian thu phí.

Dù đưa ra nghi vấn nhưng do việc thống kê phương tiện, kiểm đếm số lượng phương tiện qua các trạm thu phí trên tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ được thực hiện hai thời gian khác nhau nên khó khẳng định và xử lý.

Đang có sự chênh lệch giữa con số báo cáo mức thu phí BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ với mức thu thực tế - ảnh Phapluatplus
Đang có sự chênh lệch giữa con số báo cáo mức thu phí BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ với mức thu thực tế - ảnh Phapluatplus

Trước nút thắt trên, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống - Trường Đại học Bách khoa TP.HCM (một người dành nhiều thời gian nghiên cứu về giao thông đô thị và các hình thức đầu tư giao thông - PV) đã gửi bài viết đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam phân tích, chỉ ra những lỗ hổng từ khi phê duyệt dự án đến việc thực hiện thu phí tại các dự án BOT giao thông.

Bài viết thể hiện quan điểm của PGS.TS Nguyễn Thiện Tống.

Dự án tai tiếng

Dự án giao thông hình thức BOT được thực hiện nhiêu quốc gia không riêng tại Việt Nam. Ưu điểm phương thức đầu tư này giảm gánh nặng ngân sách nhà nước trong đầu tư giao thông, huy động được nguồn lực xã hội. Dự án hoàn thành doanh nghiệp đầu tư sẽ được thu phí để bù vào chi phí đầu tư.

Hình thức đầu tư BOT thực hiện đúng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, ngược lại nếu buông lỏng hay để lợi ích nhóm thì sẽ là bước cản cho kinh tế, gánh nặng cho người dân.

PGS.TS Nguyễn Thiện Tống trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam - ảnh H.Lực.
PGS.TS Nguyễn Thiện Tống trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam - ảnh H.Lực.

Nhiều dự án BOT giao thông được phê duyệt thực hiện thời gian qua bị dư luận đặt câu hỏi về tính minh bạch, tính hợp lý của dự án.

Dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ là một trong nhiều dự án BOT giao thông bị dư luận đặt nhiều câu hỏi, nghi vấn ngay từ khi dự án đi vào triển khai.

Câu hỏi đầu tiên được đặt ra với dự án này là mức thu phí. Dự án chia làm 2 giai đoạn, hiện nay mới hoàn thành giai đoạn 1, trong khi giai đoạn 1 nhà đầu tư chỉ cải tạo, nâng cấp mặt đường tuy nhiên ngay sau khi hoàn thành đã được thu phí. Mức phí không hề rẻ theo tiêu chuẩn đường cao tốc 1.500 đồng/km.

Nguyên tắc đi đường cao tốc BOT đi bao nhiều kilomét trả tiền bấy nhiêu, chất lượng đường ra sao trả tiền như vậy.

Chính Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường trả lời báo chí về phí BOT từng khẳng định, dự án BOT cải tạo nâng cấp đường sẽ thấp hơn mức phí BOT đường xây mới.

Nghi vấn thất thoát thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ hoàn toàn có cơ sở ảnh 3

Không thể công bố doanh thu BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ hay có gì đó giấu giếm?

(GDVN) - PGS.TS Nguyễn Thiện Tống đặt câu hỏi: Bộ Giao thông vận tải đang còn giấu giếm điều gì khi không công bố doanh thu BOT của trạm thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ?

Nghi vấn thất thoát thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ hoàn toàn có cơ sở ảnh 4

Trong 10 ngày giám sát, mức thu phí cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ tăng bất thường

(GDVN) - Tổng cục Đường bộ cho biết, chỉ trong 10 ngày số tiền phí thu tại các trạm thu phí BOT Pháp Vân–Cầu Giẽ đạt gần 20 tỷ, bằng gần 60% số tiền thu phí cả tháng 2.

Vậy rõ ràng giai đoạn 1 dự án Pháp Vân - Cầu Giẽ nhà đầu tư mới chỉ cải tạo nâng cấp như thu bằng với mức thu tuyến cao tốc Nội Bài Lào Cai. Khúc mắc này khiến doanh nghiệp vận tải và người dân bức xúc.

Chưa hết cũng liên quan chuyện phí BOT, dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ khi bước vào thu phí bị chính doanh nghiệp trong liên danh đầu tư “tố” gian lận mức thu phí giữa báo cáo và thực tế.

Qua kết quả kiểm tra, giám sát của Tổng cục Đường bộ có thể khẳng định nghi vấn gian lận mức phí là có cơ sở.

Nếu nhìn cơ học con số và phép tính đơn giản thì chênh lệch giữa báo cáo của nhà đầu tư về mức thu phí là 1,4 tỷ đồng và mức thực kiểm tra 1,985 tỷ đồng lên đến gần 600 triệu đồng. Tính đơn giản một tháng số tiền chênh lệch mất đi lên đến hơn 15 tỷ đồng - lớn hơn gấp 10 lần số thu 1 ngày mà họ đã báo cáo.

Như vậy, nếu tính theo mức chênh lệch trên thì cứ 10 tháng, chủ đầu tư bỏ túi 150 tỷ đồng, 100 tháng là 1.500 tỷ đồng.

Với thời gian thu phí lên đến 17 năm 1 tháng, tức 205 tháng, như vậy thu hết thời gian trên nhà đầu tư sẽ bỏ túi mức thu phí hơn 6 tháng. Tuy con số tính toán chỉ là ước tính nhưng có thể thấy món lợi khổng lồ của nhà đầu tư BOT.

Trở lại vấn đề, dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ có lẽ là dự án tai tiếng, tốn nhiều giấy mực báo chí và được dư luận quan tâm nhất hiện nay. Một dự án dư luận quan tâm lớn, được báo chí chỉ ra nhiều vấn đề như vậy đặt ra câu hỏi trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước.

Lật lại từ khâu phê duyệt

Quyết định mức phí, thời gian thu phí của dự án đầu tư BOT giao thông dựa vào tổng mức đầu tư, suất đầu tư một dự án.

Theo đó, dự án BOT hiện nay mức đầu tư và phương án đầu tư được các doanh nghiệp đề xuất xin phép Bộ Giao thông vận tải.

Trước thực tế nhiều dự án BOT bị đặt nghi vấn về suất đầu tư cao hay việc so sánh suất đầu tư 1 km đường cao tốc tại Việt Nam luôn cao hơn 4-5 lần suất đầu tư đường cao tốc tương tự tại các nước.

Từ đây đặt vấn đề suất đầu tư giao thông các dự án BOT tại sao lại cao? Câu trả lời ở đây có thể thấy suất đầu tư BOT, hay tổng mức đầu tư dự án BOT giao thông gần như là câu chuyện riêng giữa Bộ Giao thông vận tải và nhà đầu tư.

Thông tin đưa ra dư luận chỉ là dự án đầu tư hết bao nhiêu tiền, thu phí bao nhiêu năm, còn việc chi tiết từng hạng mục hay việc đấu thầu chọn đơn vị đầu tư không được công bố. 

Dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ cũng như vậy, nhìn vào con số thu 1,4 tỷ đồng/ngày theo báo cáo nhà đầu tư chưa bằng 75% số thu thực, sự thất thoát này rất đáng kể. Nếu lật lại làm rõ suất đầu tư của nhà đầu tư thì chủ đầu tư dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ còn lợi rất nhiều.

Cách làm BOT hiện này khiến dư luận cho rằng giữa cơ quan quản lý nhà nước nhà đầu tư BOT đã có thỏa thuận, đã có khoán lời ăn lỗ chịu trong các dự án BOT vì thế nhà đầu tư có đặc quyền.

Rõ ràng nếu trên tuyến đường đầu tư theo hình thức BOT mà cơ quan quản lý nhà nước không có tính toán cụ thể từ đó so sánh suất đầu tư được doanh nghiệp đưa ra thì sẽ không có căn cứ để cho rằng tổng mức đầu tư đó cao hay thấp.

Ngay cả nếu có tính toán cũng nên công khai để có những góp ý làm sao đưa dự án về mức đầu tư đúng với giá trị thất, không khai khống, nâng giá để kéo dài thời gian thu phí.

Mặt khác, kể cả khi tổng suất đầu tư đã được tính toán kỹ cũng cần xem mức thu phí, thời gia thu phí. Muốn tính toán được phải dựa trên sự phát triển của phương tiện giao thông, chắc chắn theo thời gian tuyến đường sẽ dần đông phương tiện như vậy cách tính mức phi thu được của nhà đầu tư cũng phải lũy tiến chứ không cố định.

Trở lại dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, từ kết quả chênh lệch mức thu phí cơ quan quản lý cần xem xét giảm mức phí bởi rõ ràng mức thu hiện nay cao và con số báo cáo đang có sự chênh lệch. Nếu không giảm mức phí, phải giảm thời gian thu phí.

Tuy nhiên giữa hai phương pháp này nên giảm mức thu phí bởi thời gian thu phí còn liên quan đến việc bảo trì, bảo dưỡng đường cũng là để thẩm định chất lượng dự án.

PGS.TS Nguyễn Thiện Tống