Nhiều hoài nghi quanh số nợ nghìn tỷ của Hoàng Anh Gia Lai

10/05/2012 09:09
Khuê Hạ
(GDVN) - Sau thông tin bất lợi về số nợ nghìn tỷ của Tập đoàn HAGL, giới BĐS và ngân hàng đều hoài nghi: Liệu có phải DN này đang gặp vấn đề về vốn?
“HAGL sẽ và đang có vấn đề”? Báo chí vừa qua đưa tin: Mới đây, Deutsche Bank Trust Company - một cổ đông lớn của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã xả hơn 12 triệu cổ phiếu HAG, giảm tỷ lệ nắm giữ từ 5,21% ban đầu xuống còn 2,53%. Trước đó, trong báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2012, Công ty CP HAGL chỉ lãi có 6 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức lãi 300,32 tỷ đồng quý I/2011 do chi phí lãi vay quá lớn, chiếm gần 225 tỷ đồng vì tổng nợ phải trả cuối quý I năm nay là 9.260 tỷ đồng, bằng một nửa tổng tài sản. Ngoài ra, trong báo cáo tài chính kiểm toán năm 2011 của HAGL cho thấy, công ty này đang có hệ số tổng nợ phải trả là 15.493 tỷ đồng, bằng 63% tổng tài sản. Các khoản nợ phải chịu lãi suất là 11.622 tỷ đồng, bao gồm các khoản vay ngân hàng, trái phiếu thông thường và trái phiếu chuyển đổi. Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng hơn 27,5%.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh: chắc chắn là HAG sẽ và đang có vấn đề nhưng quan trọng là HAG giải quyết như thế nào - điều đó lại phụ thuộc vào quá trình tích lũy về sau...
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh: chắc chắn là HAG sẽ và đang có vấn đề nhưng quan trọng là HAG giải quyết như thế nào - điều đó lại phụ thuộc vào quá trình tích lũy về sau...
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp thường sử dụng vốn vay ngân hàng, đưa đòn bẩy nợ lên tới hơn chục lần, vì vậy, theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, tỷ lệ nợ 63% của HAGL không phải lớn nếu xét về con số. Tuy nhiên, cùng với việc chậm nộp thuế, cổ phiếu giảm, theo ông Ánh: chắc chắn là HAGL sẽ và đang có vấn đề nhưng quan trọng là HAGL giải quyết như thế nào - điều đó lại phụ thuộc vào quá trình tích lũy về sau, hiện tại chưa thể nói lên được điều gì.
Còn TS. Đỗ Kim Hảo - chủ nhiệm khoa ngân hàng, Học viện Ngân hàng nhận định: Nếu là một doanh nghiệp bình thường, tỷ lệ vay 60 – 70% cũng là bình thường trong điều kiện của Việt Nam. Tuy nhiên, HAGL lại là doanh nghiệp niêm yết nên con số 63% được đánh giá là khá cao. Bởi lẽ, doanh nghiệp niêm yết sẽ có tỷ lệ vay thấp hơn rất nhiều so với doanh nghiệp không niêm yết vì có thêm cổ phiếu để huy động vốn trên thị trường. Tuy vậy, TS. Hảo cũng nhấn mạnh: Nếu chỉ đề cập tới số nợ không đủ để đánh giá tình hình kinh doanh của đơn vị này. Doanh nghiệp chỉ thực sự khó khăn khi các khoản nợ đến hạn mà người vay chậm thanh toán, trở thành nợ xấu, nợ khó đòi. Ngoài ra, nhìn về cơ cấu, HAGL không có vấn đề gì đáng ngại vì tài sản ngắn hạn lớn hơn tài sản dài hạn (tài sản ngắn hạn của HAGL chiếm đến 52%, tài sản dài hạn chỉ chiếm 48%). Nhưng TS. Hảo nhận xét: Đặc thù là HAGL tham gia vào hoạt động xây dựng, nếu thị trường bất động sản đóng băng, việc thực hiện xây dựng các dự án rất khó để thu hồi vốn, “kể cả mang tính chất tài sản ngắn hạn cũng không chuyển hóa thành tiền để thanh toán khoản nợ” – TS. Hảo lưu ý. Bất kể nguồn vốn vay nào cũng có thể trở thành nợ xấu Tại Hội nghị chuyên đề về chống thất thu và nợ đọng thuế tại Hà Nội diễn ra vào sáng 1/3/2012, trang VOV có đoạn viết: Thị trường bất động sản đóng băng cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện nộp thuế của một số doanh nghiệp, thậm chí tiền thuế nợ lên tới hàng trăm tỷ đồng như HAGL…. Theo những khẳng định từ phía cơ quan thuế, chuyện HAGL nợ thuế là có thật. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Hà, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Gia Lai, “số thuế nợ của HAGL vẫn còn trong thời gian cam kết được Cục thuế cho phép” đồng nghĩa với việc khoản nợ thuế trên là “được phép nợ”.
Trong thống kê của báo cáo tài chính năm 2011, BIDV là "chủ nợ" lớn nhất của HAG với giá trị các khoản vay là 2.640 tỷ, gồm 410 tỷ vay ngắn hạn và 2.230 tỷ vay dài hạn.
Trong thống kê của báo cáo tài chính năm 2011, BIDV là "chủ nợ" lớn nhất của HAG với giá trị các khoản vay là 2.640 tỷ, gồm 410 tỷ vay ngắn hạn và 2.230 tỷ vay dài hạn.
Trao đổi với báo Giáo Dục Việt Nam, một cán bộ ngân hàng – “chủ nợ” của Hoàng Anh Gia Lai cho rằng: HAG trước đây là khách hàng tốt, được đánh giá cao nhưng gần đây sau những thông tin về công việc kinh doanh của doanh nghiệp, thông tin hoạt động trên thị trường chứng khoán, việc chậm nộp thuế sẽ ảnh hưởng tới định hạn tín dụng của doanh nghiệp này. Trong thống kê của báo cáo tài chính năm 2011, BIDV là "chủ nợ" lớn nhất của HAG với giá trị các khoản vay là 2.640 tỷ, gồm 410 tỷ vay ngắn hạn và 2.230 tỷ vay dài hạn. Nhận xét về khoản vay này, một lãnh đạo hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng cho rằng: Đây không phải là số tiền vay nhiều, bởi HAG là khách hàng lớn có tài sản đảm bảo. Ngoài HAG có những khách hàng khác vay vài nghìn tỷ với hạn mức tương tự là hoàn toàn bình thường. Tuy vậy, lãnh đạo của ngân hàng này cũng nhấn mạnh: Với dư nợ như thế, tất cả vốn vay của HAG đều phải có yêu cầu tài sản đảm bảo và một khoản riêng để phòng ngừa rủi ro. “Bất kể nguồn vốn vay nào của ngân hàng xuất ra đều có khả năng trở thành nợ xấu do tỷ lệ vay rất cao. Khách hàng hiện tại cực tốt, rất tốt nhưng trong thời gian tới không ngoại trừ trường hợp có thể trở thành khách hàng xấu, nợ xấu, nợ quá hạn. Rủi ro này tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của khách hàng, căn cứ vào mức độ rủi ro trong môi trường kinh doanh để đánh giá tỷ lệ rủi ro, từ đó quy định việc cho vay phải cần bao nhiêu loại tài sản đảm bảo” – Vị lãnh đạo trên nói.
Trao đổi với Đất Việt sáng 5/5, Chủ tịch HĐQT Đoàn Nguyên Đức cho hay,
một số thông tin không tích cực về Hoàng Anh Gia Lai thời gian qua là
chưa chính xác, hoặc cố tình bị hiểu lầm.

Về vấn đề lợi nhuận quý I/2012 của Hoàng Anh Gia Lai khá thấp, chỉ gần
6 tỷ đồng vì chi phí phải trả cho lãi vay quá cao, ông Đức phản biện:
không ai tính lợi nhuận theo quý. Hơn nữa, lĩnh vực bất động sản vào
cuối năm mới có được doanh thu khả quan, hiện tình hình bất động sản
vẫn chưa khởi sắc thực sự nên phần vốn đầu tư vào đây vẫn chưa thu hồi
được, dẫn đến chi phí lãi vay cao.

Cũng theo ông Đức, việc giảm 50% giá nhà đất tại một số dự án của
Hoàng Anh Gia Lai tại TP HCM lúc đầu đã nhận được tín hiệu khả quan,
song phải tới cuối tháng 5 công ty mới thực hiện việc bán hàng.

“Tôi vẫn rất lạc quan vào tình hình hoạt động của Hoàng Anh Gia Lai,
cũng như triển vọng tương lai”, ông Đức nói.
Khuê Hạ