Những sự cố "thót tim" ở chung cư cao cấp năm 2011

16/01/2012 12:34
Khởi Sự (tổng hợp)
(GDVN) - Những hồi chuông báo cháy giả diễn ra vào đầu giờ sáng hay nửa đêm khiến cư dân hoảng hốt, thót tim đang trở thành "cơm bữa" tại các chung cư cao cấp...

Bà bầu tại Keangnam suýt sảy thai vì báo động giả

Ghi nhận của phóng viên Giáo Dục Việt Nam tại sảnh B vào lúc 8 giờ 30 phút sáng ngày 15/1/2012, một quang cảnh vô cùng hỗn loạn và ầm ĩ diễn ra tại hai tòa nhà A và B của khu chung cư cao cấp Keangnam. Đám trẻ con hơn chục đứa ngồi co ro trên những ghế salon ở sảnh, ngơ ngác không hiểu vì sao bị đánh thức và lôi xuống đây, khóc mếu ầm ĩ. Sau tiếng còi báo động của chung cư kêu lên, tại lễ tân của hai sảnh A và B đã chật kín người. Trong khi người dân đang hốt hoảng chạy náo loạn để thoát thân thì BQL tòa nhà vẫn không có động thái gì để xử lý.
Chuông báo cháy kêu liên hồi khiến nhiều cư dân không kịp mặc quần áo ấm, chạy thoát khỏi căn hộ của mình trong tiết trời giá rét. Người mặc quần đùi ảnh là anh Nam, ở căn hộ B907 rất bức xúc khi gọi cho BQL tòa nhà để hỏi rõ tình hình.
Chuông báo cháy kêu liên hồi khiến nhiều cư dân không kịp mặc quần áo ấm, chạy thoát khỏi căn hộ của mình trong tiết trời giá rét. Người mặc quần đùi  ảnh là anh Nam, ở căn hộ B907 rất bức xúc khi gọi cho BQL tòa nhà để hỏi rõ tình hình.
Chị Phương, cư dân tòa nhà A bức xúc nói với Vietnam+: Đây là lần thứ 3 rồi, tôi bụng mang dạ chửa, cách đây mấy tháng, đã báo động giả, khiến tôi hốt hoảng, chạy xuống, suýt sảy thai, phải nằm bất động cả tháng trời. Hôm qua, chuông đã báo như vậy, hôm nay, tôi đã định không “sơ tán” nữa, nhưng lại lo, lỡ cháy hay có chuyện gì thật thì sao, lại lật đật đi xuống. Cho đến nay, nhiều người dân tại chung cư Keangnam thừa nhận, họ cũng như lực lượng bảo vệ, lễ tân ở đây vẫn chưa biết cách sự dụng hệ thống PCCC của tòa nhà thế nào? Chất lượng các thiết bị PCCC có đảm bảo hay không? Sau sự cố báo cháy sáng qua, những vấn đề này trở thành câu hỏi mà hầu hết cư dân cần được mau chóng được giải đáp. Báo cháy giả khiến cư dân Nam Trung Yên thức trắng đêm Sự việc xảy ra vào lúc 22h20 ngày 25/8, tại Khu đô thị tái định cư Nam Trung Yên – Trung Hòa – Cầu Giấy. Hàng trăm người dân tại đây bị một phen hoảng loạn vì chuông báo cháy kêu liên hồi. Chị Trần Thị Tuyết Mai - người dân ở đây vẫn chưa hết bàng hoàng: Trong lúc gia đình tôi đang xem phim thì nghe thấy tiếng chuông báo động kêu dồn dập. Cả nhà chưa hiểu chuyện gì, không kịp tắt tivi, cũng chẳng kịp đóng cửa phòng, cứ thế một mạch chạy xuống sân, vừa chạy vừa run. Mặc dù các cháu đang còn nhỏ nhưng vì đợi cầu thang máy quá lâu trong khi tiếng hú báo động cháy ngày càng lớn nên tôi đành ôm cháu nhỏ chạy từ tầng 13 xuống. Khi xuống đến nơi, thấy cả nhà đông đủ mới hoàn hồn.
Lực lượng phòng PCCC được người dân Nam Trung Yên gọi đến nhằm đảm bảo an toàn nếu xảy ra sự cố, nhưng thực chất, đó chỉ là tín hiệu báo cháy... giả. (Ảnh: Giaoduc.net.vn)
Lực lượng phòng PCCC được người dân Nam Trung Yên gọi đến nhằm đảm bảo an toàn nếu xảy ra sự cố, nhưng thực chất, đó chỉ là tín hiệu báo cháy... giả. (Ảnh: Giaoduc.net.vn)
Phải đến tận 2h sáng hôm sau, khi chuông báo động ngừng kêu hẳn người dân ở chung cư Nam Trung Yên mới dám trở về căn hộ của mình. Nhưng hầu hết mọi người đều cho biết, lên nhà rồi họ vẫn không dám ngủ hoặc chỉ ngủ chập chờn vì lo sợ sự cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
"Thót tim" vì thang máy "chết người" ở CT3 - KĐT mới Yên Hòa
Khi dư luận còn chưa hết bàng hoàng về sự cố thang máy dẫn đến chết người tại tòa nhà CT3 Constrexim (KĐT mới Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) thì nhiều người dân lại bắt đầu lo lắng vì chất lượng xuống cấp tại thang máy nơi đây. Theo phản ánh của những hộ dân tòa nhà CT3 Constrexim, tòa nhà được xây dựng xong tháng 6/2006. Nhưng hệ thống thang máy tại tòa nhà này đã có những vấn đề như  bị mất điện trong lúc đang vận hành; hệ thống cửa tự động bị kẹt, không thể sử dụng được; nút điều khiển trong thang máy bị rơi, vỡ từ đầu năm 2007. Nhiều lần, cư dân tòa nhà đã nhiều lần phản ánh lên tổ bảo vệ và Ban Quản lý tòa nhà, đề nghị sửa chữa, thay mới nhưng không được thực hiện.
Với hệ thống nút bấm như thế, liệu có tin được vào chất lượng của thang máy?
Với hệ thống nút bấm như thế, liệu có tin được vào chất lượng của thang máy?
Trao đổi với PLVN Online, Chị N.T.H (tầng 7) đã gặp phải nhiều chuyện "dở khóc dở cười" khi sử dụng thang máy. Vì thế khi chị mang thai sắp sinh cả nhà phải chuyển chị ra ngoài khách sạn, vì không may lúc chuyển dạ mà thang máy kẹt thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Anh T.P.H (tầng 9) cho biết: “Mật độ sự cố của thang máy là 2 – 3 lần/tháng và phổ biến nhất là tình trạng mất điện, kẹt cửa ra vào. Tháng 3 năm nay, tôi và con trai 3 tuổi đang đi thang máy từ tầng 1 lên tầng 9, khi thang máy chạy quá tầng 7 thì đột ngột mất điện. Thang máy dừng hẳn và cửa đóng kín. Tôi dùng thước kẻ cậy cửa mãi mới mở được. Tôi phải bế cháu nhảy xuống sàn tầng 7 còn cách sàn thang máy mấy chục cm. Còn con trai tôi mặt cắt không còn 1 giọt máu. Sau lần đó , trẻ con trong tòa nhà khi sử dụng thang máy luôn phải có người lớn đi cùng”. Lần khác, có lần anh T.P.H đang cùng con trai đi thang máy từ tầng 11 xuống đến tầng 9 thì mất điện. Thang máy đứng khựng một lúc rồi cứ thế từ từ rơi “tự do” xuống thẳng dưới tầng hầm. Khi chạm nền, cả thang máy rung bần bật. Nhưng sau đó cửa lại tự động mở.Nơm nớp lo hỏa hoạn Theo tìm hiểu của PV Petrotimes tại tòa nhà N3A, KĐT Trung Hòa – Nhân Chính thì hiện tòa nhà này có 130 hộ đang cư trú. Theo phản ánh của các hộ dân, từ khi đến ở, ngoài quyết định bán nhà, họ không nhận được bất kỳ thông báo hay tài liệu hướng dẫn nào của BQL toà nhà về việc phòng chống cháy nổ. Đáng nói hơn, hệ thống chữa cháy tại khu nhà này lại đang khiến sự lo lắng của người dân tăng lên gấp bội.
Không biết lực lượng Cảnh sát PCCC sẽ xử lý thế nào khi xảy ra hỏa hoạn ở chung cư mini thế này. (Ảnh: Petrotimes)
Không biết lực lượng Cảnh sát PCCC sẽ xử lý thế nào khi xảy ra hỏa hoạn ở chung cư mini thế này. (Ảnh: Petrotimes)
Ông Nguyễn Mậu Minh – Tổ trưởng tổ dân phố nhà N3A bức xúc: “Hệ thống bơm nước cứu hỏa ở đây đã không hoạt động từ lâu. Vừa rồi khu nhà bị mất nước, chúng tôi xuống mở máy bơm để lấy nước dùng. Máy thì chạy nhưng không thể hút được nước từ bể lên”. Tại các khu chung cư cao tầng, khi xảy ra cháy, bên cạnh lối thoát hiểm cầu thang bộ, mỗi phòng đều có ban công để lực lượng cứu hoả có thể tiếp cận được. Tuy nhiên rất nhiều phòng trong khu tái định cư này, người dân đã tự ý dựng “chuồng cọp”, bịt kín hoàn toàn ban công. Đây là điều rất nguy hiểm nếu có hoả hoạn xảy ra. Còn tại tòa nhà CT8 KĐT Định Công, cầu thang bộ bị chiếm dụng làm nơi tập kết đồ đạc, các hốc đặt công tơ điện luôn trong tình trạng “mở cửa”. Trên các trần ngoài hành lang, đèn được bật sáng trưng giữa ban ngày nhưng không có nắp bảo vệ an toàn, dưới tầng hầm loằng ngoằng những dây điện và rác (những vật dụng dễ cháy). Tại các lối ra vào, cầu thang máy, điểm đổ rác không có số điện thoại đường dây nóng về phòng cháy chữa cháy…
Cảnh sát PCCC cũng bó tay với các tòa nhà cao trên... 14 tầng.
Cảnh sát PCCC cũng bó tay với các tòa nhà cao trên... 14 tầng.
Tại một chung cư mini ở làng Vọng (quận Cầu Giấy, Hà Nội), khả năng ứng phó với cháy nổ ở đây gần như… không có gì. Lối thoát duy nhất ở khu nhà 5,6 tầng là chiếc cầu thang bộ 2 người len qua nhau còn khó. Bà Nguyễn Lan Anh, một hộ dân sống gần khu chung cư mini lo lắng: Khu nhà này xây đối diện của gia đình trong ngõ nhỏ, các tầng trên thậm chí còn cơi nới khoảng không sát sạt đến mức nhà đối diện không mở nổi cửa sổ ra. Việc mất không gian thoáng đãng hàng ngày đã khiến các hộ dân xung quanh bực mình. Nhưng lo lắng nhất chính là việc nếu chẳng may hỏa hoạn thì chắc chắn với kiểu xây thế này, lửa sẽ bén nhanh sang nhà đối diện.
Năm 2010, Phòng Cảnh sát PCCC Hà Nội (tiền thân của Sở Cảnh sát PCCC) phối hợp với các sở Xây dựng, Quy hoạch – kiến trúc, Kế hoạch – đầu tư và UBND các phường, xã tổ chức kiểm tra 368 nhà chung cư từ 7 tầng trở lên, trong đó 80 nhà từ 7-9 tầng và 288 nhà trên 10 tầng, qua đó xác định có 1.200 lỗi về an toàn PCCC.

Trong các nhà cao tầng này chỉ 22 nhà có đèn chiếu sáng sự cố, 21 nhà có đèn chỉ dẫn thoát nạn nhưng hoạt động không đảm bảo, 178 nhà có hệ thống thu rác nhưng chỉ có 70 nhà đảm bảo yêu cầu về PCCC. Đối với quy định về bể nước cứu hỏa để xe chữa cháy có thể hút nước thì chỉ có 119 nhà có bể nước có thể sử dụng cho cứu hỏa.

Theo đánh giá của Phòng Cảnh sát PCCC Hà Nội ở thời điểm năm 2010, kết quả kiểm tra cho thấy tại các chung cư đều chưa xây dựng phương án chữa cháy, không tổ chức thực tập phương án chữa cháy, thoát nạn khi có cháy nổ xảy ra.
Khởi Sự (tổng hợp)