Quảng cáo "lừa" người tiêu dùng, ai chịu trách nhiệm?

18/04/2012 07:10
Bình An
(GDVN) - 'Sữa cho con cái là một thức ăn thiết yếu, nó rất quan trọng trong sự phát triển đầu đời của trẻ nhỏ nên nhiều ông bố, bà mẹ dù tốn nhiều tiền cũng không tiếc để mua cho con được sữa tốt nhất...'
Hiện nay nhiều quảng cáo ở Việt Nam là không đầy đủ, cắt xén, thậm chí khoa trương, sai sự thật, phản cảm, trong khi đó bên thứ 3 là nơi đăng tải, phát sóng quảng cáo chưa chịu trách nhiệm với nội dung quảng cáo nên quảng cáo loại này càng tràn lan, đó là chia sẻ của ông Đỗ Gia Phan – nguyên Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam với báo Giáo dục Việt Nam Quảng cáo đội giá sữa lên trời PV: Chắc là ông đã từng nghe người tiêu dùng than thở chuyện phải ra nước ngoài mua sữa cho con. Ông có thể bình luận thế nào về “sự bất tiện”này?
Ông Đỗ Gia Phan:
Đây là giải pháp đối phó của người tiêu dùng có thu nhập cao, còn phần lớn người tiêu dùng chúng ta vẫn phải nghiến răng chịu đựng, vì sũa cho con là thức ăn thiết yếu, quan trọng lắm, không ai tiếc cả. Báo cáo về thị trường sữa đầu năm 2010 của Trung tâm Thông tin, Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho thấy, giá sữa thành phẩm nhập khẩu có loại đang bị đội giá tới bốn lần.
Trong khi đó, số liệu của Cục Quản lý Cạnh tranh cho thấy, một số sản phẩm sữa của Mead Jonhson, Friso... bán tại Việt Nam hiện có giá cao hơn 20% - 60% so với giá bán tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia.
Ông Đỗ Gia Phan Nguyên tổng thư ký hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam
Ông Đỗ Gia Phan Nguyên tổng thư ký hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam
PV: Thật ra, chỉ người tiêu dùng có điều kiện mới gửi mua ở nước ngoài được chứ đa số đều phải thắt lưng buộc bụng vì… “tương lai con em chúng ta”. Ông có thể lý giải như thế nào về những mức giá bất hợp lý đó?Ông Đỗ Gia Phan: Theo kết quả thanh tra của Bộ Tài chính năm 2010 về giá sữa, quảng cáo là một nguyên nhân đẩy ra sữa lên rất cao. Trước đó, Bộ này đã công bố số liệu, trong năm 2008, một Công ty nước ngoài ở Việt Nam đã dùng tới 20,5 tỷ trong tổng số 32 tỷ đồng chi phí bán hàng để quảng cáo tiếp thị. Theo nhận định của các chuyên gia, ngoài quảng cáo, còn nhiều chi phí phi sản xuất khác như chi phí tiếp thị, khuyến mại…, đềù đưa vào giá thành cho người tiêu dùng gánh chịu mà chưa thấy một sản phẩm nào giải trình công khai, minh bạch các khoản này, trong khi nhà nước ta hiện nay quy định chỉ quản ký giá sữa dùng cho trẻ em từ 6 tuổi trở xuống. Chẳng riêng gì sữa, cái gì có yếu tố nhập ngoại là giá cao chót vót như thế. Cách đây vài năm tôi sang Canada, mua một lọ thực phẩm chức năng Glucosamin 500 viên với giá chỉ 4 -5 USD. Khi dùng hết, tìm mua ở Việt Nam, thấy giá sản phẩm cùng loại là khoảng 1 triệu đồng.
Dù sữa có đắt thì các bậc cha mẹ vẫn cắn răng mua cho con
Dù sữa có đắt thì các bậc cha mẹ vẫn cắn răng mua cho con
PV: Từng là Tổng Thư ký Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, ông đã làm gì để ít ra là phản ánh và thực trạng tiêu cực này?Ông Đỗ Gia Phan: Trước đây cũng như bây giờ, đã nhiều lần Hội có kiến nghị về quảng cáo nhưng nói nhiều cũng chẳng thấy có mấy tác dụng, gần đây tình trạng lại càng tệ hơn. Người tiêu dùng cũng nói nhiều, gửi đơn thư về Hội để phản ánh. Về vấn đề này, nhận thức của xã hội, kể cả của các doanh nghiệp, các cơ quan thông tin đại chúng, cũng như thái độ của người tiêu dùng cùng với sự quản lý kiên quyết của các cơ quan chức năng có trách nhiệm là hết sức quan trọng.Quản lý chưa đến nơi đến chốn khiến kẻ xấu có cơ hội “làm càn”PV: Công bằng mà nói, vấn đề giá và quảng cáo hoàn toàn có thể kiểm soát. Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý và các đơn vị chức năng thực hiện việc kiểm soát đó. Vây tại sao câu chuyện “đội giá do quảng cáo” vẫn cứ dai dẳng hết năm nay tới năm khác và người tiêu dùng cứ phải “oằn lưng” gánh chịu, thưa ông?Ông Đỗ Gia Phan: Điều đó ai cũng nhìn ra. Đó là hệ qủa của cách quản lý thiếu trách nhiệm hoặc nới tay với doanh nghiệp, đặc biệt với doanh nghiệp nước ngoài, mọi khoản chi cho quảng cáo đều đổ hết cho người tiêu dùng gánh chịu, mà khoản này không phải nhỏ. Trong trường hợp có kiểm soát thì cũng chỉ dừng lại ở mức “nhắc nhở”, không xử lý triệt để. Những đơn vị nhìn thấy kẽ hở này và muốn lợi dụng thì lại càng dễ “làm càn”.PV: Trong chuyện này dường như có lỗi của các đơn vị đăng phát các đoạn quảng cáo sai sự thật. Ông có nghĩ như vậy không?Ông Đỗ Gia Phan: Hiện nay nhiều cơ quan thông tin đại chúng cũng đang đăng tải nhiều quảng cáo mập mờ, không đầy đủ, sai sự thật, phản cảm, vô tình tiếp tay cho một số doanh nghiệp lừa dối người tiêu dùng. Quảng cáo đã trở thành một ngành công nghiệp nên  những công ty quảng cáo được các doanh nghiệp thuê làm những clip, trailer quảng cáo thường chỉ quan tâm tới gây ấn tượng, thậm chí tạo ra những quảng cáo phản cảm để gây ấn tượng chứ không nhằm thông tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực từ ngày 1/7/2010 dã có quy định về việc bên thứ ba, các cơ quan đăng tải quảng cáo, cũng phải chịu trách nhiệm về nội dung quảng cáo do mình đăng tải.PV: Ý ông  là nhiều quảng cáo “lừa dối” người tiêu dùng?Ông Đỗ Gia Phan: Quyền được thông tin là một trong những quyền cơ bản của người tiêu dùng. Quảng cáo nhằm cung cấp thông tin cho người tiêu dùng cần phải đầy đủ, trung thực, giúp họ có cơ sở khách quan để lựa chọn đúng đắn. Thông tin không đầy đủ, cắt xén, không chính xác khiến người tiêu dùng cả tin hay bị lừa. Nhiều người tiêu dùng thực thà quá tin vào quảng cáo nhất là đối với các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng... Khá nhiều quảng cáo, đặc biệt trên tivi chỉ nới đến mặt tốt một cách khoa trương, nhwng lại có ít thông tin là cái mà người tiêu dùng cần. Ví dụ quảng cáo một loại sữa, chỉ dùng trong 4 tuần là bệnh loãng xương có chuyển biến, nhưng không hề có thông tin kiểm chứng, nói rõ chuyển biến đến mức nào. Gần đây, nhiều người tiêu dùng đã tỉnh táo hơn, thậm chí tới mức cực đoan mà nói rằng họ không bao giờ tin vào quảng cáo. Tôi không nghĩ rằng tất cả quảng cáo đều là không tin được, nhưng chúng ta cần tỉnh táo trước những quảng cáo khoa trương, và tin rằng dần dần người tiêu dùng sẽ ngày càng cảnh giác hơn và có thái độ quyết liệt hơn.Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Bình An