Thành tỷ phú nhờ nuôi heo

21/07/2015 10:19
An Hà
(GDVN) - Để có được thành công như ngày hôm nay, ngoài niềm đam mê mãnh liệt dành cho heo, chị Phượng còn quan tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi.

Đến thăm trại heo của chị Nguyễn Thị Kim Phượng (Mỹ Tho – Tiền Giang), một trong những trại heo tư nhân lớn nhất miền Tây hiện nay với trên 500 heo nái và 3000 heo thịt, không ai ngờ rằng, chị khởi nghiệp chỉ với 1 con heo cách đây 17 năm.

Để có được thành công như ngày hôm nay, ngoài niềm đam mê mãnh liệt dành cho heo, chị còn quan tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi.

Muốn nuôi heo thì phải mê heo!

Tự nhận mình là người kiệm lời nhưng mỗi khi nói về heo là chị nói không biết mệt, chẳng bao giờ chị đi du lịch nhưng khi có hội thảo liên quan đến heo là chị sắp xếp thời gian đi cho bằng được.

Ngoài ra, mỗi ngày chị luôn dành 2 tiếng để tư vấn, hỗ trợ cho bà con địa phương về kinh nghiệm nuôi heo tích lũy từ kiến thức thực tế và trường lớp do chị vốn là bác sĩ thú y.

“Đi đâu xa là thấy nhớ đàn heo ở nhà vô cùng”, chị Phượng nói về niềm đam mê của mình.
“Đi đâu xa là thấy nhớ đàn heo ở nhà vô cùng”, chị Phượng nói về niềm đam mê của mình.

Cũng chính vì quá mê heo mà cách đây 10 năm, khi heo ế ẩm, “rẻ bèo”, nhiều người bỏ nghề, phá chuồng, chị đã “liều lĩnh” bắt về 200 con, thuê đất xây chuồng tạm bợ để nuôi.

May mắn đã mỉm cười với người phụ nữ nhỏ bé mà bản lĩnh này khi đàn heo xuất chuồng ngay đỉnh giá heo cao.

“Cầm giỏ tiền mà ngủ không được mấy ngày liền, cứ tưởng là mình đang mơ”, chị kể lại ấn tượng lớn nhất trong đời nuôi heo của mình. Nhờ đó chị có thêm vốn để mở rộng quy mô nuôi.

Dù phải chăm sóc trại heo với trên 500 heo nái và 3000 heo thịt cùng với chỉ vài nhân công mà chị chẳng bao giờ thấy mệt. Mỗi ngày chị phải thức dậy từ lúc 4h sáng để tự lấy tinh heo cung ứng cho trại và bán cho bà con rồi tư vấn bán thuốc thú y, đi thăm chuồng trại, kiểm tra sổ sách, xuất heo bán,… cứ thế đến tối mịt.

Vững chuyên môn, đi đầu áp dụng khoa học kỹ thuật

Muốn nuôi heo thành công, mê thôi chưa đủ, người nuôi phải luôn tìm tòi, học hỏi. Nhờ đã từng học thú y, nên chị dễ dàng tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc xây dựng chuồng trại, quản lý, chăm sóc đàn heo và đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của heo. 

Tham quan trại heo của chị, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi thấy hệ thống chuồng trại được phân lô khoa học, vô cùng thoáng mát, có hẳn khu “bệnh viện” để chăm sóc heo bệnh.

Ngoài ra, trại còn ứng dụng đệm lót sinh học để giữ ấm, giảm stress và các bệnh tiêu hóa cho heo con.

Bên cạnh đó, chị còn đầu tư hẳn phòng thí nghiệm lưu trữ tinh heo, máy siêu âm cho heo nái, gắn thẻ cho heo và lắp đặt cả hệ thống camera theo dõi… Vì vậy, không có gì lạ khi chị nắm rõ “sơ yếu lý lịch” của từng con heo ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi xuất chuồng.

Hệ thống chuồng sử dụng đệm lót sinh học giúp heo con giảm stress khi tách mẹ
Hệ thống chuồng sử dụng đệm lót sinh học giúp heo con giảm stress khi tách mẹ

Heo của trại chị Phượng được thương lái đánh giá rất cao do có mông nở, lưng rãnh, da hồng hào và trọng lượng xuất chuồng luôn đạt từ 120kg - 130kg (cao hơn khoảng 20kg so với trọng lượng xuất chuồng trung bình) nhưng vẫn nạc nhiều.

Chị chia sẻ bí quyết 80% nằm ở dinh dưỡng. Chị luôn chọn loại thức ăn ngon nhất, tốt nhất từ các công ty có uy tín để đảm bảo dinh dưỡng cho heo. 

Được biết, trại heo của chị Phượng gần đây thử nghiệm sử dụng cám có hệ men tiêu hóa Bio-zeemTM đã thu được những kết quả vượt trội.

“Tôi thấy phân heo không còn hôi như mọi khi nữa. Đó là vì các dưỡng chất được heo tiêu hóa hấp thụ gần như hoàn toàn, chất dinh dưỡng sót lại trong phân rất ít. Heo ăn nhiều, mạnh khỏe và giảm hẳn tình trạng ăn không tiêu hay tỷ lệ mắc các bệnh đường ruột”.

Sau tháng đầu tiên thì lô heo thử nghiệm đạt trọng lượng mong đợi trước 7 ngày. Chị mạnh dạn sử dụng cám có Bio-zeemTM cho toàn bộ trại và ước tính những lứa heo sau có thể xuất chuồng sớm từ 11-14 ngày và sẽ tiết kiệm một lượng cám đáng kể.

“Xài cám có bổ sung hệ men tiêu hóa Bio-zeemTM thấy heo ăn khỏe, tiêu hóa tốt và lớn nhanh hơn”, chị Phượng nhận xét.
“Xài cám có bổ sung hệ men tiêu hóa Bio-zeemTM thấy heo ăn khỏe, tiêu hóa tốt và lớn nhanh hơn”, chị Phượng nhận xét.

Có thể nói, chị Kim Phượng là tiêu biểu cho thế hệ người chăn nuôi mới xác định con đường làm giàu bằng nghề nuôi heo cùng với niềm đam mê, ham học hỏi và đặc biệt quan tâm đến chất lượng dinh dưỡng cho heo.

Hệ men tiêu hóa Bio-zeemTM là sự kết hợp của hai men Phytase và Xylanase theo tỷ lệ tối ưu, giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho heo. Bio-zeem™ đã có trong các sản phẩm của công ty PROCONCO (các nhãn hiệu Con Cò, Delice, Porcy) và Công ty ANCO (các nhãn hiệu Anco, A&M, Guinness). Sử dụng cám có bổ sung Bio-zeemTM cũng giúp người chăn nuôi tiết kiệm 6% lượng thức ăn so với khi dùng cám thông thường.
An Hà