“Vietjet nên vui vì có đối thủ cạnh tranh đến từ Nhật Bản”

26/09/2016 09:27
Hồng Minh
(GDVN) - Chuyên gia Maketing Hoàng Tùng cho rằng, Vietjet nên mừng vì sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của hãng hàng không Nhật Bản - Vanilla Air.

Chuyên gia Marketing thương hiệu Hoàng Tùng cho rằng, Vanilla Air chỉ “có cơ” cạnh tranh với Vietjet trên đường bay đến Đài Loan, Nhật Bản. Miếng bánh thị phần rất nhỏ và hãng hàng không Nhật chưa hẳn đã có lợi thế so với hãng hàng không nội lực vô cùng mạnh mẽ như Vietjet.

“Khiêu chiến với Vietjet chỉ là chiêu Maketing kinh điển”

Chuyến bay từ TP.HCM đi Tokyo (Nhật Bản) ngày 15/9 vừa qua của Vanilla Air - một hãng hàng không giá rẻ Nhật Bản được xem là mở đầu cho kế hoạch thâm nhập thị trường hàng không Việt Nam.

Ngay sau khi thực hiện chuyến bay, bà Mio Yamamuro - Phó Tổng Giám đốc Vanilla Air cho biết, Vanilla Air chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên ở Đông Nam Á vì tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam đang rất cao. Hơn thế nữa, lượng khách qua lại giữa Việt Nam và Nhật Bản đang tăng nhanh.

Chuyên gia Maketing Hoàng Tùng cho rằng, Vietjet thực sự không cần quá suy nghĩ về tuyên bố của CEO Vanilla. Về cơ bản, một thị trường muốn vững mạnh sẽ luôn cần phải có những đối thủ mới xuất hiện. Ảnh minh họa.
Chuyên gia Maketing Hoàng Tùng cho rằng, Vietjet thực sự không cần quá suy nghĩ về tuyên bố của CEO Vanilla. Về cơ bản, một thị trường muốn vững mạnh sẽ luôn cần phải có những đối thủ mới xuất hiện. Ảnh minh họa.

Đánh giá thị trường hàng không Việt Nam có sự tăng trưởng phát triển đáng nể, Vanilla Air không giấu giếm tham vọng muốn “chia phần” miếng bánh của các hàng hãng hàng không nội địa ở các chặng bay Việt Nam đi Nhật Bản, Đài Loan.

Trước câu hỏi về đối thủ cạnh tranh của Vanilla Air, bà Mio Yamamuro thẳng thắn cho rằng, Vietjet Air chính là đối thủ mà Vanilla Air xác định cạnh tranh thị phần giá rẻ.

Theo bà Mio Yamamuro, Vietjet Air có nhiều chuyến bay đến Đài Bắc, cùng tuyến đường với hãng của bà, nên đây sẽ là đối thủ của Vanilla. Tuy nhiên, thoạt đầu, nhìn vào giá của Vietjet khách sẽ thấy giá thấp nhưng khi book vé, giá cuối cùng lại không rẻ.

“Vietjet nên vui vì có đối thủ cạnh tranh đến từ Nhật Bản” ảnh 2

Tuyên bố đúng giờ, Vanilla Air chưa hiểu thị trường hàng không Việt

(GDVN) - Mỗi thị trường đều khác nhau, có những khó khăn riêng vì thế tuyên bố "đúng giờ" của Vanilla Air có phần vội vàng, thậm chí không hiểu về hàng không Việt.

“Vietjet nên vui vì có đối thủ cạnh tranh đến từ Nhật Bản” ảnh 3

Vietjet: “Chúc mừng Vanilla Air đến Việt Nam”

(GDVN) - Cùng lời chúc mừng, Vietjet Air bày tỏ mong muốn cùng Vanilla Air cũng như các hãng hàng không khác nâng cao chất lượng, phục vụ hành khách tốt nhất...

Từ đó, lãnh đạo Vanilla Air cho rằng chất lượng Nhật, giá rẻ và đúng giờ sẽ là cơ sở để tự tin cạnh tranh với Vietjet.

Tuyên bố của lãnh đạo Vanilla Air ngay lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là phía khách hàng hàng không. Nhiều người bày tỏ hy vọng, nếu những tuyên bố “chất lượng Nhật Bản cùng giá rẻ” của Vanilla Air thành hiện thực, đó sẽ là đối thủ cạnh tranh đáng gờm không chỉ cho Vietjet mà còn cả Jetstar Pacific và Vietnam Airlines trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ. 

Tuy nhiên, ở góc cạnh truyền thông Marketing, Chuyên gia Marketing thương hiệu Hoàng Tùng cho rằng, chưa thực sự thâm nhập thị trường hàng không Việt Nam thì những tuyên bố của Vanilla Air không khác nào  “con dao hai lưỡi”.

Chuyên gia Hoàng Tùng chỉ ra rằng, những tuyên bố mạnh mẽ khi bước vào một thị trường mới của Vanilla Air là bước đi marketing kinh điển để ngay lập tức tạo được sự chú ý của khách hàng.

Tuy nhiên, “Lời nói phải đi đôi với hành động, bởi những tuyên bố mạnh mẽ nếu không đi kèm cùng những hành động mạnh mẽ và cam kết dịch vụ sẽ trở nên lố và phản tác dụng”, ông Tùng nhận định.

“Vietjet nên vui vì có đối thủ cạnh tranh”!

Theo chuyên gia Maketing Hoàng Tùng, Vietjet nên mừng vì sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của hãng hàng không Nhật Bản.

Bên cạnh đó, chắc chắn Vanilla Air đã có những đánh giá rất cao về Vietjet khi tuyên bố cạnh tranh trực tiếp với hãng bay này.  

Nhận định trên càng có cơ sở khi hiện tại trên thị trường nội địa, Vietjet đang vươn lên dẫn đầu. Hãng hàng không này đang tập trung phát triển mạng lưới bay nội địa, tối ưu hóa các cơ hội tại thị trường để liên tục tăng trưởng tần suất bay trên các đường bay hiện tại, tiếp tục kết nối các điểm đến tạo ra hàng loạt các sản phẩm mới tại thị trường nội địa.

Tới tháng 6/ 2016 Vietjet công bố đã khai thác 37 đường bay nội địa và sẽ mở rộng mạng lưới bay tới 45 đường bay vào năm 2019. Vietjet cũng đã có hạng vé SkyBoss dành cho khách hạng sang.

Cùng với phát triển đội bay, chất lượng dịch vụ của Vietjet không ngừng được cải thiện. Thực tế, độ tin cậy kỹ thuật cất cánh của hãng này đạt tới 99,6% (ngang với Vanilla) là mức cao trên thế giới, chưa kể chỉ số an toàn bay và mặt đất của VietJet đang ở nhóm cao nhất các hãng hàng không trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, thậm chí tốt hơn công ty mẹ ANA của Vanilla Air.

Tỷ lệ OTP quốc tế (đúng giờ) của Vietjet cũng đạt trên 86%, không thua kém các hãng hàng không hàng đầu trong khu vực.

Hợp đồng với Airbus và Boeing tạo cho Vietjet lợi thế đặc biệt trong kế hoạch đầu tư đội tàu bay, hãng này sẽ có đội bay lên tới 220 chiếc từ nay tới năm 2020. Các hợp đồng động cơ với CFM, PW sẽ hỗ trợ tốt việc giảm chi phí vận hành, nhiên liệu, bảo trì, bảo dưỡng. 

 “Năng lực khai thác, và quản trị của chúng tôi đang nằm trong nhóm hàng đầu thế giới và chúng tôi tự tin đủ sức và sẽ cạnh tranh một cách sòng phẳng với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực”, đại diện Vietjet khẳng định khi được hỏi ý kiến về “tuyên bố” của CEO Vanilla.

Chuyên gia Maketing Hoàng Tùng cho rằng, Vietjet thực sự không cần quá suy nghĩ về tuyên bố của CEO Vanilla. Về cơ bản, một thị trường muốn vững mạnh sẽ luôn cần phải có những đối  thủ mới xuất hiện.

Việc Vanilla Air xuất hiện với những cam kết dịch vụ mạnh mẽ có thể là “cú hích” mới để hãng hàng không như Vietjet thúc đẩy hơn nữa chất lượng dịch vụ để giữ vững thị phần.

“Cơ bản là hành khách sẽ được hưởng lợi”, chuyên gia Hoàng Tùng nhấn mạnh.

Hồng Minh