Vietjet trở thành "cầu nối" kinh tế Việt Nam – Đài Loan

17/11/2016 07:31
Mai Anh
(GDVN) - Vietjet Air đang trở thành "cầu nối" thúc đẩy phát triển du lịch, đầu tư, xuất khẩu lao động giữa Việt Nam và Đài Loan.

Cũng như trong một quốc gia, giao thông giữa các vùng lãnh thổ là huyết mạch thúc đẩy giao thương kinh tế. Những năm qua hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) có phát triển mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, du lịch, đầu tư.

Theo thống kê của Tổng Cục Du Lịch Việt Nam, Đài Loan là thị trường đứng thứ 5 trong 10 thị trường nguồn khách du lịch hàng đầu của du lịch Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ. 

Hình ảnh Hồ Nhật Nguyệt - điểm thu hút khách du lịch Việt Nam đến Đài Loan - ảnh: H.Lực
Hình ảnh Hồ Nhật Nguyệt - điểm thu hút khách du lịch Việt Nam đến Đài Loan - ảnh: H.Lực

Năm 2015, số lượng khách du lịch Đài Loan đến Việt Nam đạt gần 440.000 lượt, tăng 13% so với năm 2014. Nếu tính trong 9 tháng đầu năm 2016 đã đạt 382.000 lượt, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2015.

Đài Loan cũng là điểm đến ưa thích của khách du lịch Việt Nam với 146.000 lượt năm 2015. 

Về lao động xuất khẩu, theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hiện lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan đang ngày một tăng lên, đặc biệt từ năm 2015 khi loại hình lao động khán hộ công, giúp việc gia đình tại Đài Loan được mở cửa.

Theo thống kê chưa đầy đủ hiện Việt Nam có khoảng 170.000 lao động đang làm việc trong 4 lĩnh vực ở Đài Loan (Trung Quốc) gồm: Sản xuất chế tạo và công nghiệp chiếm 85%; hộ lý, y tá, chăm sóc người bệnh tại bệnh viện và giúp việc gia đình 13%; số còn lại là lao động làm việc trong lĩnh vực xây dựng, nông, lâm, ngư nghiệp.

Với việc Đài Loan sửa đổi quy định về cư trú cho lao động xuất khẩu trong đầu tháng 11/2016, theo đó thay vì vì quy định 3 năm phải xuất cảnh 1 ngày hiện nay lao động xuất khẩu các nước trong đó có Việt Nam được cư trú dài hạn tại Đài Loan.

Điều này cũng đồng nghĩa nhu cầu đi lại xuất khẩu lao động tại Đoàn Loan cũng sẽ tăng lên. 

Ở chiều ngược lại dòng vốn đầu tư từ Đài Loan vào Việt Nam vẫn không ngừng gia tăng trong những năm qua. Số liệu từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh TP.HCM, tính đến tháng 5/2016, xét lũy kế các dự án đầu tư còn hiệu lực, Đài Loan có 2.526 dự án với tổng số vốn đăng ký là 31,2 tỷ USD, đứng hàng thứ 4 trong số hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Tất cả thống kê, con số trên cho thấy nhu cầu đi lại của người dân, doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan đang rất lớn. Phương tiện giao thông duy nhất đáp ứng nhu cầu đó là hàng không, tuy nhiên thời gian trước đây số chuyến bay thường có giá cao khiến người dân lao động khó tiếp cận; giờ bay cũng không thuận tiện. 

Vietjet đang là cầu nối thúc đẩy giao thương kinh tế Việt Nam - Đài Loan
Vietjet đang là cầu nối thúc đẩy giao thương kinh tế Việt Nam - Đài Loan

Đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, cũng như xu hướng thị trường giá rẻ, chất lượng, đúng giờ thời gian qua các hãng hàng không trong nước tăng số đường bay, số chuyến bay từ Việt Nam – Đài Loan. Điển hình nhất là Vietjet Air.

Được biết hiện một ngày Vietjet đang có 4 chuyến bay giữa Việt Nam và Đài Loan. Các đường bay Vietjet đến Đài Loan trải dài từ miền Bắc và miền Nam Đài Loan gồm cả Đài Bắc, Cao Hùng và Đài Nam.

Đầu năm 2017, Vietjet có thêm đường bay đến Đài Trung. Như vậy gần như các sân bay quốc tế của Đài Loan đều có sắc đỏ Vietjet.

Đặc biệt dù là chuyến bay quốc tế nhưng giá vé của Vietjet ở mức thấp. Ngoài khung giờ đặt vé 0 đồng vào 12h trưa các ngày, giá vé của Vietjet từ Việt Nam – Đài Loan và ngược lại chỉ từ 210.000 đồng đến hơn 300.000 đồng.

Mức giá cho cặp vé khứ hồi cho chặng bay Đài Loan và Việt Nam của Vietjet cộng cả phí, thuế chỉ khoảng 3 triệu đồng.

Cùng với giá vé rẻ, khung giờ bay Vietjet đi Việt Nam – Đài Loan và ngược lại được xem là khá thuận tiện.

Cụ thể, với đường bay Hà Nội – Đài Bắc chuyến bay Vietjet khởi hành từ Hà Nội lúc 14h15 và đến Đài Bắc lúc 18h00 (giờ địa phương).

Chiều ngược lại khởi hành lúc 19h10 (giờ địa phương) từ Đài Bắc và tới Hà Nội lúc 20h55.

Tương tự, đường bay TP.HCM – Đài Nam khai thác vào các ngày 2, 4, 5, 7, chủ nhật khởi hành từ TP.HCM lúc 10h30 và đến Đài Nam lúc 14h45 (giờ địa phương).

Chiều ngược lại khởi hành lúc 15h45 (giờ địa phương) từ Đài Nam và tới TP.HCM lúc 18h00. 

Sự tham gia của Vietjet vào thị trường hàng không bên cạnh việc tăng thêm cơ hội đi lại cho người dân còn là cầu nối kinh tế giữa vùng miền, trong đó có Việt Nam – Đài Loan.

Mai Anh