EURO 1968: Catenaccio lên ngôi, Nam Tư lóe sáng

24/05/2012 07:38
Đỗ Âu
(GDVN) - Đội tuyển Italia có danh hiệu lớn đầu tiên sau 30 năm kể từ sau chức vô địch World Cup 1938, nhưng bóng đá Nam Tư cũng kịp để lại dấu ấn.
Tại EURO 1968, Italia là nước chủ nhà và giải đấu vẫn được tổ chức với thể thức tương tự như EURO 1964. Điểm duy nhất khác biệt là vòng loại chỉ còn được chia ra làm 2 phần: vòng đấu bảng (8 bảng - 31 đội) chọn ra 4 đội đầu bảng để đối đầu nhau tại tứ kết. Các đội thắng ở tứ kết sẽ đến Italia để tham dự vòng bán kết. Ở vòng bảng, mỗi chiến thắng được tính là 2 điểm, 1 trận hòa tính là 1 điểm. Các nhà ĐKVĐ Tây Ban Nha đứng đầu bảng 1, bảng đấu mà họ đã gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ Tiệp Khắc và Cộng hòa Ireland. Bulgaria bất bại ở bảng 2, Liên Xô đứng đầu bảng 3, Nam Tư loại Tây Đức và Albania ở bảng 4 (chỉ có 3 đội), Italia về nhất ở bảng 6 và 2 đội đầu bảng còn lại là Pháp và Anh.
Dragan Dzajic trong màu áo Nam Tư. Ông ghi bàn thắng duy nhất giúp Nam Tư đánh bại nhà ĐKVĐ thế giới Anh
Dragan Dzajic trong màu áo Nam Tư. Ông ghi bàn thắng duy nhất giúp Nam Tư đánh bại nhà ĐKVĐ thế giới Anh
Tại tứ kết, Bulgaria đánh bại Italia 3-2 tại Sofia nhưng không thể giữ sạch lưới tại Naples và để thua với tổng tỷ số 3-4. Hungary thắng 2-0 tại Budapest nhưng các bàn thắng của Solymosi, Khurtsilava và Byshovets trong trận lượt về đưa Liên Xô-không-Yashin lọt vào bán kết. Tuyển Anh của Bobby Moore và Bobby Charlton thắng cả 2 lượt trận trước nhà ĐKVĐ Tây Ban Nha với tổng tỷ số 3-2. Loạt tứ kết còn lại chứng kiến Nam Tư hủy diệt Pháp với tổng tỷ số 6-2 bất chấp các chú gà trống xứ Gaul đã cầm hòa 1-1 tại Marseille. Bước vào bán kết, dàn cầu thủ vừa vô địch World Cup 1966 do Alf Ramsey dẫn dắt tràn đầy tự tin trước Nam Tư. Họ đang có trong tay Bobby Moore, Bobby Charlton, Geoff Hurst và thủ quân tương lai Gordon Banks trong khung gỗ. Thế nhưng tại bán kết, người Anh đã phải nhận một thất bại đau đớn. Nam Tư đến với giải bằng một đội hình chủ yếu bao gồm các trụ cột của Sao Đỏ Belgrade, một trong những thế lực của châu Âu lúc đó. Mặc dù vậy họ bị đánh giá khá thấp do phần lớn các cầu thủ chỉ chơi bóng tại Nam Tư và đang trong độ tuổi khá trẻ (không ai từ 28 trở lên). Người duy nhất khiến tuyển Anh phải e ngại lúc đó là Dragan Dzajic, người sau này đã trở thành cầu thủ vĩ đại nhất của bóng đá Serbia. Với khả năng ghi bàn cực tốt bằng chân trái bên cạnh kỹ thuật dắt bóng và tốc độ siêu hạng của một tiền vệ chạy cánh, Dzajic đã có trận đấu để đời của mình khi giáp mặt tuyển Anh tại Florence. Hàng thủ của Anh do Bobby Moore chỉ huy chơi hết sức chắc chắn trong phần lớn thời gian và đôi lúc suýt khiến đối thủ non trẻ phải thủng lưới. Đúng vào phút 87, Dzajic có bóng bên cánh trái và thực hiện một pha đột phá rất nhanh trước khi lốp bóng qua đầu Gordon Banks để mang về bàn thắng duy nhất của trận đấu. Bàn thắng đó đã khiến Pele phải thốt lên rằng đáng tiếc Dzajic không phải là người Brazil.
Italia đến với chức vô địch sau khi vượt qua Liên Xô nhờ tung đồng xu và thắng Nam Tư trong trận chung kết đá lại
Italia đến với chức vô địch sau khi vượt qua Liên Xô nhờ tung đồng xu và thắng Nam Tư trong trận chung kết đá lại
Nếu như Anh rời giải với thất bại, thì Liên Xô kết thúc hành trình một cách lạ kỳ. Họ đối đầu với đội chủ nhà Italia, những người đã cầm chân hàng công của họ trong suốt 120 phút bởi chiến thuật phòng ngự hợp lý. Kết quả trận đấu buộc phải định đoạt bằng… tung đồng xu, và đội trưởng Albert Shesternyov của Liên Xô đã gọi không đúng mặt, khiến Italia lọt vào chung kết. Liên Xô thất bại 0-2 trước Anh trong trận tranh hạng Ba. Trong trận chung kết, Dzajic đưa Nam Tư dẫn trước sau nửa tiếng đồng hồ, nhưng Domenghini đã gỡ hòa cho Italia ở phút 80. Hai đội không ghi thêm bàn thắng nào trong hiệp phụ, và vì chức vô địch không thể quyết định bằng tung đồng xu, hai đội bước vào trận đá lại 2 ngày sau. Với cái chân trái uy lực có tiếng, chân sút Luigi Riva mở tỷ số cho chủ nhà trước khi Anastasi kết liễu Nam Tư ngay ở phút 31. Italia đoạt chức vô địch châu Âu tròn 30 năm sau khi vô địch Thế giới. Việc Liên Xô bị loại và trận chung kết phải đá lại đã khiến giải đấu này trở thành động cơ để FIFA và UEFA đồng ý đưa vào thể thức sút phạt luân lưu trong trường hợp hiệp phụ chưa phân định được đội thắng. Dragan Dzajic với 2 bàn trở thành vua phá lưới đầu tiên trong lịch sử EURO (2 kỳ EURO trước có không dưới 2 cầu thủ ngang bằng nhau về thành tích ghi bàn nhiều nhất).
EURO 1968

Nước đăng cai: Italia

Số đội tham dự: 31

Thành tích:

- Nhà vô địch: Italia

- Á quân: Nam Tư

- Đội hạng 3: Anh

- Đội hạng 4: Liên Xô

Vua phá lưới: Dragan Dzajic (Nam Tư) - 2 bàn
BẤM XEM ẢNH ĐẸP THỂ THAO
BẤM XEM CLIP HOT THỂ THAO
Điểm nóng
Cuộc chiến bản quyền VPF - VFF - AVG
Những hoạt náo viên quyến rũ
Thế giới các nàng WAGs
Những cái nhất của Thể thao VN 2011
Cuộc chiến Luis Suarez - Patrice Evra
Cầu thủ xuất sắc nhất Việt Nam Thảm họa sân cỏ kinh hoàng ở Ai Cập
Biếm họa sao bóng đá Video clip hot - Thể thao
Falko Goetz, Trần Quốc Tuấn mất chức Fabio Capello từ chức HLV đội tuyển Anh
Trụ sở VFF biến thành sàn nhảy Cầu thủ Thái Học chấn thương kinh hoàng
Có thể bạn yêu thích, hâm mộ
Tin tức FC Barcelona
Tin tức Manchester City
Tin tức Manchester United Tin tức Real Madrid
Tin tức Arsenal FC
Tin tức Chelsea FC
Chuyển nhượng châu Âu 2012
Tin tức Liverpool FC
Công Vinh - Thủy Tiên
Sir Alex Ferguson
Phạm Văn Mách & Cặp đôi hoàn hảo
Tin tức Sông Lam Nghệ An
'Siêu kinh điển' Real Madrid - Barcelona Thị trường chuyển nhượng hè 2011
Đỗ Âu