Chỉ huy trưởng đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

13/08/2011 10:04
Nhân dịp chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhật Vị tướng huyền thoại của Việt Nam - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, xin giới thiệu loạt bài viết của tác giả Trần Huyền Thương về cuộc đời và sự nghiệp của ông.

Sau ngày cùng Bác từ Trung Quốc trở về nước, Võ Nguyên Giáp được Bác giao nhiệm vụ xây dựng cơ sở Cách mạng trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở Cao Bằng và mở con đường Nam tiến để liên lạc với phong trào Cách mạng miền xuôi.

Nhân dịp chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhật Vị tướng huyền thoại của Việt Nam - Đại tướng Võ Nguyên Giáp,  xin giới thiệu loạt bài viết của tác giả Trần Huyền Thương về cuộc đời và sự nghiệp của ông.

Sau ngày cùng Bác từ Trung Quốc trở về nước, Võ Nguyên Giáp được Bác giao nhiệm vụ xây dựng cơ sở Cách mạng trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở Cao Bằng và mở con đường Nam tiến để liên lạc với phong trào Cách mạng miền xuôi.

Có lẽ đây là sự kiểm nghiệm cuối cùng của Bác đối với Võ Nguyên Giáp và ông đã thực sự hoàn thành một cách cực kỳ xuất sắc.
 

Hồ Chủ tịch, Thủ tướng Phạm Văn Đồng (bên trái), cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp duyệt đội danh dự của quân đội Việt Nam, trước khi lên đường đi thăm các nước XHCN năm 1957.  (ảnh minh hoạ VTC News).
Hồ Chủ tịch, Thủ tướng Phạm Văn Đồng (bên trái), cùng Đại tướng
Võ Nguyên Giáp duyệt đội danh dự của quân đội Việt Nam, trước khi
lên đường đi thăm các nước XHCN năm 1957. (ảnh minh hoạ VTC
News).

Cơ sở Cách mạng ở Cao Bằng ngày càng nhanh chóng được mở rộng ra các tỉnh lân cận Bắc Kạn, Lạng Sơn,Thái Nguyên, Tuyên Quang… Năm 1944, Cao Bằng đã có nhiều xã, tổng, châu hoàn toàn được giải phóng khỏi ách kìm kẹp của chính quyền thực dân, phong kiến.

Hầu hết nhân dân các vùng giải phóng đã tích cực tham gia các Hội Cứu quốc của Mặt trận Việt Minh, như Hội Nông dân Cứu quốc, Hội Thanh niên Cứu quốc, Hội Phụ nữ Cứu quốc… Con đường Nam tiến từ Pắc Bó xuyên qua những triền núi Phia Uăc, Phia Bióoc đã nối được với miền xuôi ở Chợ Chu.

Đầu năm 1941, Bác Hồ đã triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 8. Hội nghị đã phát triển và hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang. Hội nghị cũng chỉ ra biện pháp chuẩn bị lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang.

Đây rõ ràng là một bước ngoặt lịch sử, quyết định sự sống còn của dân tộc, thể hiện sự lãnh đạo cực kỳ sáng suốt của Bác.

Tháng 12/1944, như đã đoán được thời cơ sẽ đến, Bác trao cho Võ Nguyên Giáp, một người chưa một ngày qua trường lớp quân sự nào, nhiệm vụ đứng ra xây dựng Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, mà như lời tiên đoán của Bác Hồ: “Nó là khởi điểm của Giải phóng quân nó sẽ đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam.”

Bác đã thấy trước đội quân nhỏ bé này sẽ trở thành một đội quân cách mạng, kiên cường, anh dũng ra đời để làm nhiệm vụ chiến đấu giải phóng dân tộc, bảo vệ đất nước.

Ngày 22/12/1944, tại rừng Trần Hưng Đạo, huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay, một đội quân cách mạng, bách chiến, bách thắng, đã đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ sau này, được thành lập.

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân gồm 34 đội viên, trong đó có 31 nam và 3 nữ, tuyệt đối trung thành với cách mạng, được tuyển chọn trong các đội du kích Cao-Bắc-Lạng, dưới sự lãnh đạo của Chỉ huy trưởng Võ Nguyên Giáp.

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có nhiệm vụ dùng hành động chính trị và vũ trang để kêu gọi quần chúng vùng dậy, chuẩn bị cơ sở chính trị và quân sự cho cuộc tổng khởi nghĩa.

Ngay sau khi thành lập được 2 ngày, đội quân nhỏ bé ấy với trang bị vũ khí hết sức thô sơ, phần lớn là giáo, mác, chưa hề qua huấn luyện quân sự, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Chỉ huy trưởng Võ Nguyên Giáp đã lập tức tiến hành tấn công tiêu diệt hoàn toàn đồn Phai Khắt (ngày 25/12/1944) và đồn Nà Ngần (ngày 26/12/1944) do người Pháp chỉ huy.

Phát huy thắng lợi vang dội đầu tiên đó Đội Việt Nâm Tuyên truyền Giải phóng quân liên tiếp tổ chức tấn công giặc Nhật, hạ đồn Đồng Mu (ngày 5/2/1945), phục kích đánh địch trên đường Nà Ngần đi Bến Le (ngày 25/2/1945)… Khu giải phóng Cao-Bắc-Lạng được mở rộng, góp phần to lớn động viên, cổ vũ nhân dân ta càng tăng thêm tin tưởng vào con đường khởi nghĩa vũ trang của Đảng là tất thắng.

Con đại bàng, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, vừa mới sinh thành, bất thần đã tung cánh, làm cho kẻ thù ngày đêm mất ăn, mất ngủ.

Ngày 9/3/1845, phátxít Nhật nổ súng đánh thực dân Pháp, độc chiếm Đông Dương.

Ngày 12/3/1945, Trung ương Đảng ra chỉ thị đẩy mạnh phong trào kháng Nhật cứu nước, sẵn sàng chuẩn bị tổng khởi nghĩa khi có thời cơ.

Tháng 4/1945, Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị Quân sự Cách mạng Bắc Kỳ tại Hiệp Hòa, Bắc Giang. Hội nghị quyết định thống nhất các đội vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân.

Ngày 15/5/1945, Lễ thành lập Việt Nam Giải phóng quân được tổ chức tại Định Biên Thượng, Thái Nguyên. Việt Nam Giải phóng quân gồm 13 đại đội do Chỉ huy trưởng Võ Nguyên Giáp phụ trách.

Trước ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), trong một cuộc họp Trung ương vấn đề được đặt ra là “Ai sẽ là tổng chỉ huy quân đội,” rõ ràng Bác đã có dự kiến trước, Bác nói ngay: “Chú Văn có thể làm được.”

Lúc đó, trong đội ngũ của Đảng không phải không có người đã từng được đào tạo ít nhiều về quân sự. Sau 35 năm đi tìm đường cứu nước, Bác đã nhận thấy, muốn đưa dân tộc thoát khỏi kiếp nô lệ ,chỉ còn cách dựa vào chính sức mạnh của đồng bào mình, tiến hành một cuộc chiến đấu toàn dân, toàn diện và lâu dài với kẻ thù.

Những điều trên đây chưa có tiền lệ trong lịch sử, do đó chưa có trường học. Chỉ có tầm nhìn của Bác mới phát hiện ra người cán bộ Đảng 35 tuổi - Võ Nguyên Giáp - chưa qua một trường quân sự nào, có khả năng biến tư tưởng của Người thành hiện thực, làm nên Cách mạng tháng Tám năm 1945, giành chính quyền thắng lợi trong cả nước.

Chỉ 2 năm sau chiến tranh nổ ra, đội quân hầu hết là những người nông dân chân đất lần đầu tiên cầm vũ khí, có thể bị quân đội nhà nghề trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại đánh tan trong vài ngày, ngược lại họ đã đương đầu thắng lợi với quân đội viễn chinh Pháp trong các trận tổng giao chiến đầu tiên tại các làng mạc, thị trấn, thành phố và chỉ một năm sau, tiếp tục đánh bại cuộc tổng tiến công chiến lược lớn nhất vào căn cứ địa cách mạng Việt Bắc.

Cùng với chiến thắng Việt Bắc, ta đã đập tan chiến lược “đánh nhanh,thắng nhanh”của quân Pháp.

{iarelatednews articleid='10487,10408,10442,9953'}

Theo Vietnam+