Phát hiện siêu sao chổi sáng gấp 15 lần mặt trăng

29/09/2012 16:42
Kim Tuyến (Theo Telegraph)
(GDVN) - Các nhà thiên văn học đã phát hiện một siêu sao chổi mới sẽ sáng gấp 15 lần mặt trăng khi ngôi sao này băng qua bầu trời vào năm tới. 

Các nhà khoa học dự báo rằng vị khách của vũ trụ này sẽ tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời vào tháng 11/2013 và có thể được dễ dàng nhìn thấy vào ban ngày khi quay quanh mặt trời.

Sao chổi được đặt tên ISON bởi lần đầu tiên được phát hiện trong những bức ảnh chụp bởi Vitali Nevski và Artyom Novichoniok ở nước Nga sử dụng kính viễn vọng ISON.

Sao chổi được đặt tên ISON bởi lần đầu tiên được phát hiện trong những bức ảnh chụp bởi Vitali Nevski và Artyom Novichoniok ở nước Nga sử dụng kính viễn vọng ISON.
Sao chổi được đặt tên ISON bởi lần đầu tiên được phát hiện trong những bức ảnh chụp bởi Vitali Nevski và Artyom Novichoniok ở nước Nga sử dụng kính viễn vọng ISON.

Hiện tại, sao chổi trông rất mờ bởi nó đang ở ngoài vũ trụ xa xôi gần quỹ đạo của sao Mộc. Tuy nhiên, trong những tháng tới, ngôi sao sẽ sáng dần lên cho đến khi chuyển động về vị trí cách mặt trời khoảng gần hai triệu km vào ngày 28/11 năm tới.

Lúc đó, ngôi sao sẽ trở thành một sunglazer - ngôi sao chổi có quỹ đạo ban cận mặt trời. Khi đó, sao chổi có nguy cơ sẽ nổ tung do tiếp xúc gần mặt trời.

Sao chổi ISON có thể sáng hơn cả ngôi sao chổi sáng nhất của thế kỷ trước, IKeya-Seki, sao chổi đã từng làm phấn chấn các nhà thiên văn học vào năm 1965.

Nếu đúng như sự mong đợi, sao chổi ICON sẽ sáng gấp nhiều lần vị khách gần đây nhất, sao chổi McNaught. Đến từ bán cầu nam vào tháng 7/2007, với một đuôi dài sáng, sao chổi McNaught đã có màn trình diễn rất ấn tượng trên bầu trời khi trở nên sáng như sao Kim.

Dựa vào quỹ đạo gần với hình parabol của nó, các nhà khoa học tin rằng sao chổi ISON, tên được đặt chính thức là C/2012 S1 sẽ có chuyến đi đầu tiên qua hệ thống Mặt trời.

Sao chổi ISON được ví như một quả bóng khổng lồ cấu tạo bởi đá và băng trong đó có thể chứa các chất lỏng bao gồm nước đá sẽ phun trào mạnh mẽ các dải khí và bụi rực rỡ khi ngôi sao ở trạng thái tốt nhất của nó.

Ngôi sao có thể sẽ duy trì độ sáng trong suốt cuối tháng 11 và đầu tháng 12 năm sau nếu nó tồn tại được trong sự tiếp xúc gần mặt trời.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đưa ra cảnh báo rằng không thể dự đoán trước được điều gì với những sao chổi có quỹ đạo bay cận mặt trời. Sao chổi Kohoutek vào năm 1973 là một ví dụ điển hình về một sao chổi không hề hiện ra rực rỡ như đã mong muốn.

Robin Scagelll, phó chủ tịch hiệp hội thiên văn Society for Popular Astronomy nó rằng: “Đây là một phát hiện rất thú vị. Sao chổi có khả năng sẽ tỏa sáng rực rỡ trong bầu trời đêm sau khi mặt trời lặn tại Anh vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 năm tới.

Các thành viên của hiệp hội chúng tôi sẽ rất nóng lòng theo dõi ngôi sao khi nó thực hiện chuyến đi đầu tiên quanh Mặt trời và hy vọng sẽ thấy ngôi sao tỏa sáng rực rỡ và trình diễn chiếc đuôi đẹp tuyệt diệu khi các dải bụi khí được phát ra từ nhân của nó.”

Vào tháng 3 năm tới, một ngôi sao khác, sao chổi Pan, tên chính thức STARRS (C/2011 L4) được phát hiện tại Hawaii vào tháng 6 năm ngoái được mong đợi sẽ có màn trình diễn ấn tượng trên bầu trời đêm với độ sáng của những ngôi sao sáng nhất.


Kim Tuyến (Theo Telegraph)