5 món bánh dân dã miền Bắc, mới nghe tên đã thèm

08/01/2012 07:08
Khởi Sự (tổng hợp)
(GDVN) - Thưởng thức vị bùi ngọt của bánh gai, thơm ngon của bánh tro, hương ngầy ngậy của bánh đúc,…mới thấy hương vị đậm đà, dân dã của ẩm thực xứ Bắc.
1. Bánh tẻ Phú Nhi Ai đã từng về Phú Nhi (Sơn Tây, Hà Nội) hẳn sẽ được thưởng thức món bánh trắng ngần, thơm ngậy mang đậm nét ẩm thực xứ Đoài. Đây là thứ bánh truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, gắn liền với câu chuyện tình của chàng Phú và nàng Nhi.
1. Bánh tẻ Phú Nhi
Ai đã từng về Phú Nhi (Sơn Tây, Hà Nội) hẳn sẽ được thưởng thức món bánh trắng ngần, thơm ngậy mang đậm nét ẩm thực xứ Đoài. Đây là thứ bánh truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, gắn liền với câu chuyện tình của chàng Phú và nàng Nhi.
Nguyên liệu làm bánh là những thứ gần gũi với cuộc sống người nông dân như gạo tẻ, thịt lợn, mộc nhĩ, hành… và lá dong, lá chuối để gói bánh. Để bánh trắng, thơm ngon người làng chọn thứ gạo ngon chứ không phải gạo thường.
Nguyên liệu làm bánh là những thứ gần gũi với cuộc sống người nông dân như gạo tẻ, thịt lợn, mộc nhĩ, hành… và lá dong, lá chuối để gói bánh. Để bánh trắng, thơm ngon người làng chọn thứ gạo ngon chứ không phải gạo thường.
Mỗi ngày, hộ gia đình nhà chị Vân (phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây) bán gần 2.000 cái bánh tẻ cho những vị khách phương xa muốn mua về làm món quà thành cổ hoặc làm món ăn chính trong các đám cỗ bàn ở cả khu vực Sơn Tây.
Mỗi ngày, hộ gia đình nhà chị Vân (phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây) bán gần 2.000 cái bánh tẻ cho những vị khách phương xa muốn mua về làm món quà thành cổ hoặc làm món ăn chính trong các đám cỗ bàn ở cả khu vực Sơn Tây.
Bánh ăn ngon nhất là khi vừa mới vớt ra. Bóc vỏ lá xanh, chiếc bánh trắng ngần hiển hiện, mùi thơm nhân thịt tỏa ra như chào mời thực khách. Bánh ăn nóng chấm với nước mắn ngon, thêm chút tiêu thì càng ngon hơn.
Bánh ăn ngon nhất là khi vừa mới vớt ra. Bóc vỏ lá xanh, chiếc bánh trắng ngần hiển hiện, mùi thơm nhân thịt tỏa ra như chào mời thực khách. Bánh ăn nóng chấm với nước mắn ngon, thêm chút tiêu thì càng ngon hơn.
2. Bánh tro Cũng như những món bánh khác, cũng là một món ăn rất dân dã, mộc mạc, rất dễ làm và rất ngon. Đây là một thức quà từ lâu đã trở thành đặc sản ẩm thực dân dã mà độc đáo ở xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức ( Hà Nội).
2. Bánh tro
Cũng như những món bánh khác, cũng là một món ăn rất dân dã, mộc mạc, rất dễ làm và rất ngon. Đây là một thức quà từ lâu đã trở thành đặc sản ẩm thực dân dã mà độc đáo ở xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức ( Hà Nội).
Có tên gọi tro vì nước để ngâm gạo làm bánh và nấu bánh đều được lấy phần nước trong, lắng từ nước tro (gio) của nhiều loại cây khác nhau. Bánh tro mang một nét rất riêng là bánh chỉ được các bà các chị làm trong dịp Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch, giống như khi nói đến bánh chưng, bánh dầy người ta lại nghĩ ngay đến Tết Nguyên Đán.
Có tên gọi tro vì nước để ngâm gạo làm bánh và nấu bánh đều được lấy phần nước trong, lắng từ nước tro (gio) của nhiều loại cây khác nhau. Bánh tro mang một nét rất riêng là bánh chỉ được các bà các chị làm trong dịp Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch, giống như khi nói đến bánh chưng, bánh dầy người ta lại nghĩ ngay đến Tết Nguyên Đán.
Theo Đông y: Bánh tro vị nhạt, tính mát ăn dễ tiêu, bởi vậy mà nó thích hợp trong Tết Đoan Ngọ khi người dân thường ăn uống no say nhiều thứ béo, nhiệt, khó tiêu (rượu nếp, xoài, mít...).
Theo Đông y: Bánh tro vị nhạt, tính mát ăn dễ tiêu, bởi vậy mà nó thích hợp trong Tết Đoan Ngọ khi người dân thường ăn uống no say nhiều thứ béo, nhiệt, khó tiêu (rượu nếp, xoài, mít...).
3. Bánh đúc Từ xưa, ông bà ta đã coi bánh đúc là một thứ quà dân dã, thường có mặt trong các buổi chợ phiên, làm no bụng của bao người đi chợ. Lâu dần, món quà quê ấy đã trở nên thân thuộc với tất cả mọi người.
3. Bánh đúc
 Từ xưa, ông bà ta đã coi bánh đúc là một thứ quà dân dã, thường có mặt trong các buổi chợ phiên, làm no bụng của bao người đi chợ. Lâu dần, món quà quê ấy đã trở nên thân thuộc với tất cả mọi người.
Bánh đúc mềm chắc, trắng mịn, đôi chỗ điểm xuyết thêm vài hạt lạc hồng chấm với tương bần vàng sánh, ngòn ngọt dậy lên hương vị rất riêng! Quan trọng nhất trong việc làm bánh ngon đó là cách chọn loại gạo, vì như thế bánh đúc mới ngon, mới giòn được!
Bánh đúc mềm chắc, trắng mịn, đôi chỗ điểm xuyết thêm vài hạt lạc hồng chấm với tương bần vàng sánh, ngòn ngọt dậy lên hương vị rất riêng! Quan trọng nhất trong việc làm bánh ngon đó là cách chọn loại gạo, vì như thế bánh đúc mới ngon, mới giòn được!
Để bánh có vị ngọt bùi, người làm bánh cho thêm nhân lạc vào. Cùng với bánh cuốn Thanh Trì, hình ảnh trên vai đôi quang gánh với tiếng rao thân thuộc: "Ai bánh đúc nào, bánh đúc lạc đây” đã trở nên quen thuộc trên mỗi nẻo đường, ngõ phố Hà Nội.
Để bánh có vị ngọt bùi, người làm bánh cho thêm nhân lạc vào. Cùng với bánh cuốn Thanh Trì, hình ảnh trên vai đôi quang gánh với tiếng rao thân thuộc: "Ai bánh đúc nào, bánh đúc lạc đây” đã trở nên quen thuộc trên mỗi nẻo đường, ngõ phố Hà Nội.
4. Bánh gai. Thứ bánh gai nổi tiếng nhất không thể không kể đến đó là bánh gai Tứ Trụ của làng Mía, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Xưa kia bánh gai Tứ Trụ được dùng làm lễ vật tiến vua. Ngày nay thì đã được làm rộng rãi bán trên thị trường.
4. Bánh gai.
Thứ bánh gai nổi tiếng nhất không thể không kể đến đó là bánh gai Tứ Trụ của làng Mía, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Xưa kia bánh gai Tứ Trụ được dùng làm lễ vật tiến vua. Ngày nay thì đã được làm rộng rãi bán trên thị trường.
Quy trình làm bánh gai tuy không khó nhưng khá công phu. Lá gai khô sau khi làm sạch phải đem luộc chín, sau đó vớt ra, để ráo nước rồi giã thật nhuyễn. Đem bột lá gai giã nhỏ trộn đều với bột gạo nếp và mật mía, tạo thành một thứ bột dẻo mịn có màu nâu đen, sáng bóng…
Quy trình làm bánh gai tuy không khó nhưng khá công phu. Lá gai khô sau khi làm sạch phải đem luộc chín, sau đó vớt ra, để ráo nước rồi giã thật nhuyễn. Đem bột lá gai giã nhỏ trộn đều với bột gạo nếp và mật mía, tạo thành một thứ bột dẻo mịn có màu nâu đen, sáng bóng…
Thưởng thức từng miếng bánh thơm ngon, bùi ngọt của gai, của mật, thấy hương thơm ngây ngất, quyến rũ... thứ hương vị đặc sắc đó khắc sâu mãi trong tâm trí. Vừa dân dã vừa thanh đạm cao quý. Bảo sao đến cả các bậc vua chúa cũng không thể chối từ.
Thưởng thức từng miếng bánh thơm ngon, bùi ngọt của gai, của mật, thấy hương thơm ngây ngất, quyến rũ... thứ hương vị đặc sắc đó khắc sâu mãi trong tâm trí. Vừa dân dã vừa thanh đạm cao quý. Bảo sao đến cả các bậc vua chúa cũng không thể chối từ.
5. Bánh khúc Bánh khúc có ở nhiều miền quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ nhưng mỗi miền lại có vị đặc trưng riêng. Ở thành phố cũng không phải khó kiếm. Người Hà Nội vẫn quen dùng bánh khúc Ngoại Hoàng (Hà Tây cũ) hay tìm đến bánh khúc Cầu Gỗ vừa thưởng thức bánh, vừa uống trà nóng trong cái se lạnh của phố phường.
5. Bánh khúc
Bánh khúc có ở nhiều miền quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ nhưng mỗi miền lại có vị đặc trưng riêng. Ở thành phố cũng không phải khó kiếm. Người Hà Nội vẫn quen dùng bánh khúc Ngoại Hoàng (Hà Tây cũ) hay tìm đến bánh khúc Cầu Gỗ vừa thưởng thức bánh, vừa uống trà nóng trong cái se lạnh của phố phường.
Để có món bánh khúc thơm cần phải có rau khúc tươi ngon. Rau khúc sẽ được giã nhuyễn để trộn với bột nếp làm vỏ bánh. Tiếp đến là đỗ xanh để làm nhân bánh, đỗ xanh cũng cần phải chọn loại đỗ tốt nhất, khi giã phải đạt đến độ nhuyễn, mịn mà bánh khúc cần có. Bánh thường, bánh này thường được làm vào mùa rau khúc - dịp tháng 2, tháng 3 Âm lịch.
Để có món bánh khúc thơm cần phải có rau khúc tươi ngon. Rau khúc sẽ được giã nhuyễn để trộn với bột nếp làm vỏ bánh. Tiếp đến là đỗ xanh để làm nhân bánh, đỗ xanh cũng cần phải chọn loại đỗ tốt nhất, khi giã phải đạt đến độ nhuyễn, mịn mà bánh khúc cần có. Bánh thường, bánh này thường được làm vào mùa rau khúc - dịp tháng 2, tháng 3 Âm lịch.
Khởi Sự (tổng hợp)