Chê Starbucks như Đặng Lê Nguyên Vũ là cạnh tranh không lành mạnh?

22/11/2012 14:08
Hà Nhi
(GDVN) - Trong luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2005 cũng quy định nhóm cạnh tranh không lành mạnh gồm 10 hành vi trong đó có việc dèm pha doanh nghiệp khác.
“Quy định chung của công ty cũng như trong đạo đức kinh doanh đó là không nói xấu đối thủ. Chỉ nói lợi thế của chúng tôi thôi!", đó là quan điểm, ý kiến của một tiến sĩ, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty chuyên về đạo tạo kỹ năng mềm tại Hà Nội khi nhắc tới những tuyên bố của CEO cà phê Trung Nguyên khi nói về đối thủ mà dư luận đang xôn xao trong những ngày vừa qua. (xem chi tiết tại đây) Cũng từng là một doanh nhân, ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng: Khi nhận xét về đối thủ Starbucks: “Họ không bán cà phê, họ đang bán thứ nước mang mùi vị cà phê với đường trong đó”, Đặng Lê Nguyên Vũ nên rút kinh nghiệm. Bởi trong luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2005 cũng quy định nhóm cạnh tranh không lành mạnh gồm 10 hành vi trong đó có việc dèm pha doanh nghiệp khác.
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng: Khi nói về đối thủ của mình, Starbucks “họ không bán cà phê, họ đang bán thứ nước mang mùi vị cà phê với đường trong đó”, Đặng Lê Nguyên Vũ nên rút kinh nghiệm.
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng: Khi nói về đối thủ của mình, Starbucks “họ không bán cà phê, họ đang bán thứ nước mang mùi vị cà phê với đường trong đó”, Đặng Lê Nguyên Vũ nên rút kinh nghiệm.


>> Người Tây Nguyên nói vì về Đặng Lê Nguyên Vũ
“Muốn thông tin về một điều gì đó, bạn phải có cơ sở, phải có kiểm nghiệm, chứng minh của cơ quan, tổ chức đứng ra kiểm tra, xem xét. Giả sử Starbucks đúng là như vậy thì việc Đặng Lê Nguyên Vũ nói, tôi nghĩ cũng không ổn lắm. Nếu giả sử ai đó nói cà phê Trung Nguyên có vấn đề về chất lượng thì sao? Phải đặt địa vị mình vào trong đó để cảm thấy bức bối như thế nào”, ông Vũ Vinh Phú nhận xét. Theo ý kiến của ông Phú, phát ngôn của Đặng Lê Nguyên Vũ không những không có lợi mà có khi còn “phản tác dụng”.
“Nước ngoài có thể cho rằng: Việt Nam mình kèn cựa, nếu anh giỏi thì anh cứ làm, anh làm bằng năng lực của anh, chứ không nên nói về người khác như thế. Hoặc nếu anh phát hiện tôi sai phạm, phẩm chất có vấn đề thì anh có thể kiện, có thể đưa ra các cơ quan chức năng như đơn vị quản lý chất lượng để xem xét”, thay vì nói xấu đối thủ trên các phương tiện thông tin đại chúng – ông Phú nói. Đồng tình với quan điểm của vị Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Việt Nam, không ít độc giả của báo Giaoduc.net.vn cũng bày tỏ sự thất vọng. Một chia sẻ gửi về từ địa chỉ duong.mobileplus@gmail.com: “Đọc xong những điều mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ nói, tôi cảm thấy hơi chột dạ. Tôi cảm giác như có gì đó đang phóng đại lên, ở đây Trung Nguyên chê Starbucks nhưng Trung Nguyên đã làm được những gì trong suốt 10 năm trở lại đây? Trước đây, thời kỳ Trung Nguyên phát triển đi lên bằng hình thức franchise (nhượng quyền thương mại), mọi thứ có vẻ như đang đi đúng hướng và sẽ vô cùng bền vững khi mà khắp nơi đều là cà phê Trung Nguyên. Tiếp đó, Trung Nguyên có những hành động thiết thực gắn bó với bà con trồng cà phê. Đó cũng là một hướng đi đúng. Tuy nhiên đó chỉ là trước đây. Còn bây giờ thì sao? Các quán cà phê theo dạng franchising của Trung Nguyên giờ như thế nào? Có giữ được hình ảnh và sự đồng bộ theo hệ thống không? Trung Nguyên làm được gì khi mà ngay tại sân nhà hình ảnh Trung Nguyên cũng không còn được như trước?". Bạn đọc báo Giáo dục Việt Nam cũng trăn trở và đặt ra nhiều câu hỏi: “Liệu Trung Nguyên có thể vươn ra quốc tế không khi mà ở Việt Nam, hình ảnh Trung Nguyên không còn đẹp như trước?” – bạn đọc gửi từ hòm thư duong.mobileplus@gmail.com nghi vấn.
Doanh nhân Việt: “Tôi ủng hộ Đặng Lê Nguyên Vũ”
Trong khi một luồng dư luận đang lên tiếng tỏ ra khắt khe với tuyên bố đầy tự tin như một lời tuyên chiến với thương hiệu cà phê nổi tiếng Hoa Kỳ Starbucks thì không ít các doanh nhân Việt đã đứng về phía CEO Đặng Lê Nguyên Vũ, ủng hộ, cổ vũ và khích lệ ông. Một giám đốc của công ty trong lĩnh vực truyền thông cho rằng: “Hãy hiểu đúng những gì mà anh Vũ nói. Bởi tôi biết anh Vũ là người tham vọng và cũng là một trong một số ít doanh nhân ở Việt Nam nói được và làm được. Tôi không rành lắm các kiến thức chuyên sâu về cà phê nên không đánh giá những gì anh nói về Starbucks là đúng hay sai, tuy nhiên, theo tôi hiểu thì anh đang nói tới mô hình kinh doanh theo kiểu franchise (nhượng quyền thương mại). Từ trước tới nay, Việt Nam luôn tự hào là nước xuất khẩu hàng đầu loại hạt robusta rẻ hơn - phần lớn được sử dụng cho cà phê hòa tan - và là nhà xuất khẩu cà phê thứ hai sau Brazil, nước đã đứng đầu thế giới về xuất khẩu loại hạt arabica có giá cao hơn. Nhưng, giống như nhiều nước sản xuất loại hàng hóa mềm như cà phê, cacao, đường, Việt Nam chỉ kiếm được phần nhỏ trong thu nhập cao nhất mà mùa màng đem lại khi phần lớn lượng cà phê nước này được chế biến, đóng gói và bán ra ở nước ngoài. Như Đặng Lê Nguyên Vũ đã thừa nhận: "Việt Nam hiện xuất khẩu tới 90% cà phê nhân thô. Những hạt cà phê này không có thương hiệu”. Và điều này cần phải được thay đổi. Lời khuyên mà ông Lý Quý Trung, “vua phở 24” đưa ra là: Nhượng quyền thương mại là cách để tăng sức mạnh cho các thương hiệu Việt Nam và cũng chính là cách tốt nhất để quảng bá cũng như tạo nội lực cho thương hiệu đó.
Starbucks rất giỏi trong việc đem lại những trải nghiệm hiện đại, thời thượng và sành điệu đến cho các khách hàng của mình và điều này Trung Nguyên cần phải học hỏi.
Starbucks rất giỏi trong việc đem lại những trải nghiệm hiện đại, thời thượng và sành điệu đến cho các khách hàng của mình và điều này Trung Nguyên cần phải học hỏi.
Nhiều người lý giải Starbucks có mặt rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới bởi quán cà phê này đã làm thay cho người uống cái công việc lâu dài và công phu nhất: thử loại nào ngon hay dở, để rồi chọn lựa ra thứ ngon nhất, đây là chìa khóa thành công của cà phê Starbucks. Người ta coi văn hoá cà phê Starbucks như một biểu hiện văn hóa rất Mỹ. Starbucks rất giỏi trong việc đem lại những trải nghiệm hiện đại, thời thượng và sành điệu ngày nay, và ông Vũ vốn dĩ đã biết được điều này. Ông đã nói trên hãng tin Reuters: “Người tiêu dùng Mỹ không cần một sản phẩm khác. Họ cần một câu chuyện khác”. Vì vậy, để theo kịp được Starbucks, Trung Nguyên cần phải học hỏi về cả về sự đa dạng, sự tiện lợi, phẩm chất mẫu mã và nhất là độ tin cậy... "Phải cho bạn bè quốc tế hiểu rằng: uống cà phê sành điệu nhất thì phải chọn Trung Nguyên của Việt Nam, có hương lại vừa có vị đậm đà” – bạn đọc Bùi Mạnh Hùng (Ba Đình, Hà Nội) cổ vũ.
Hà Nhi