Đặng Lê Nguyên Vũ: "Thế giới và Mỹ sẽ phải tìm đến chúng tôi"

28/07/2012 00:02
Roland Schatz
(GDVN) - Trong bài trả lời phỏng vấn của Roland Schatz - chủ tịch tập đoàn Truyền thông Media Tenor International, một tuần sau Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos (Thụy Sĩ), Tổng giám đốc Cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ tự tin cho biết: Trong ngành cà phê, chúng tôi tìm một lối đi riêng để thuyết phục khách hàng và ... chúng tôi giữ bí mật điều này cho tới khi nào chúng tôi muốn công bố.
- Roland Schatz: Ông đã xây dựng công ty của mình tại Việt Nam theo những nguyên tắc vượt ra ngoài kinh tế thuần túy. Tại sao ông nghĩ rằng văn hóa và các giá trị cộng thêm là chìa khóa cho sự phát triển?
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ:
Tôi hiểu câu hỏi của ông và bản thân câu hỏi đã chứa đựng câu trả lời. Trước hết, sự khác biệt nằm ở yếu tố văn hóa. Theo cách nghĩ của người Việt thì không tồn tại khái niệm kinh tế thuần túy. Chúng tôi nhìn mọi việc đều có mối liên hệ với nhau. Vì thế, khi nhìn vào kinh tế, chúng tôi cũng nhìn trong mối liên hệ với văn hóa và các giá trị cộng thêm.
Có một sự khác biệt cơ bản về tư duy phân tích của người phương Tây và tư duy tổng hợp của người phương Đông. Như chúng ta đều biết, bây giờ là thời đại toàn cầu hóa, thời điểm các giá trị Đông và Tây giao thoa và bổ sung cho nhau.
Trong ngành cà phê, chúng tôi tìm một lối đi riêng để thuyết phục khách hàng...
Trong ngành cà phê, chúng tôi tìm một lối đi riêng để thuyết phục khách hàng...
Để nói một cách rõ ràng và cụ thể, trở lại mục tiêu của chúng tôi, mà nó có vẻ rất thuần túy kinh tế, đó là “trở thành dẫn đầu trong ngành công nghiệp cà phê thế giới”, chúng tôi không thể đạt được mục tiêu đó nếu môi trường kinh doanh của chúng tôi có vấn đề hay ngành công nghiệp cà phê thế giới có vấn đề. Ngày nay, một doanh nghiệp phải chủ động hiểu trách nhiệm của mình đối với quốc gia, với ngành công nghiệp và với thế giới. Chúng tôi tin rằng đó là một quy luật tất yếu.
- Ở bên ngoài Việt Nam đã rất là khó khi nói về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CRS) như động lực chính cho sự thành công lâu dài của một doanh nghiệp, làm thế nào ông thành công điều này trong bối cảnh thể chế như ở Việt Nam? Theo chúng tôi, sự toàn cầu hóa trên thế giới đang ở một giai đoạn có thể gọi là “hài hòa hóa”. Nhu cầu của con người về mặt vật chất và tư duy phân tích đã dẫn đến sự phát triển nhanh chóng trong hai thập kỷ gần đây. Chính vì thế đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng ở cấp độ toàn cầu trên mọi lĩnh vực: kinh tế, tài chính, môi trường, biến đổi khí hậu, năng lượng, sức khỏe, xung đột tôn giáo và sắc tộc, nguy cơ chiến tranh hủy diệt… Do đó, cần thiết phải tìm ra sự hài hòa hay điểm cân bằng của các yếu tố xung đột để tìm ra động lực thật sự, đưa thế giới phát triển bền vững trong mối quan hệ hài hòa với thiên nhiên và vũ trụ, ở mọi cấp độ từ cá nhân cho tới tổ chức hay quốc gia, nhân loại. Trong lĩnh vực kinh doanh, trách nhiệm xã hội phải song song với lợi nhuận và thương mại, là biểu hiện căn bản cho quá trình hài hòa hóa nói trên. Tôi vừa có một chuyến công tác tới Israel, ở đó, tôi thấy người ta tổ chức nông thôn và nông nghiệp theo mô hình xã hội chủ nghĩa nhưng điều hành doanh nghiệp theo tư bản chủ nghĩa, còn xu hướng chính trị theo sau chủ nghĩa dân tộc. Và như chúng ta đã biết, họ đang rất thành công. Chúng ta cần phải bước vào giai đoạn hài hòa hóa của thế giới bằng cách mở rộng tư duy và xóa bỏ rào cản định kiến. Đó là tư tưởng, niềm tin và nguyên tắc của chúng tôi và Trung Nguyên sẽ thực hiện nó ở Việt Nam cũng như mọi địa bàn trên thế giới. Khái niệm trách nhiệm xã hội không phải là một khái niệm tách biệt, không là biện pháp tạo thêm giá trị cho doanh nghiệp mà nó được hòa quyện trong mọi hoạt động của chúng tôi.- Ông cho rằng hài hòa hóa có thể tạo ra hòa bình và sự phát triển cho thế giới, vậy theo ông, đâu là các điểm tạo ra sự hài hòa trong bối cảnh thế giới hôm nay? Tôi cho rằng thế giới cần phải tìm ra điểm hài hòa giữa hai chiều trái ngược nhau: quyền lực cứng và quyền lực mềm, văn minh phương Tây và phương Đông. Để hài hòa với thiên nhiên, con người cần phát triển quyền lực mềm để phát triển khi khai thác thiên nhiên. Phương Đông sẽ phải cần phải phát triển trở về sự cân bằng và đóng góp cho các giá trị phương Tây. Do đó, có hai thách thức lớn nhất cho sự hài hòa thế giới, đó là các quốc gia phương Tây có chiến thắng được quán tính hàng ngàn năm quyền lực cứng để dịch chuyển sang quyền lực mềm hay không; các quốc gia phương Đông có chống lại được cám dỗ phát triển theo quyền lực cứng hay không? Trong diễn trình đó, vai trò của các quốc gia phương Tây văn minh chẳng hạn như Mỹ, cường quốc số một thế giới hiện nay là rất quan trọng.
"Vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ kỳ vọng: Chúng tôi muốn dùng cà phê và thông qua cà phê cũng như di sản khổng lồ của cà phê cùng thế mạnh của Việt Nam ngày nay gửi thông điệp này tới Mỹ, thúc đẩy hòa bình và phát triển cho Mỹ, Việt Nam và thế giới.
"Vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ kỳ vọng: Chúng tôi muốn dùng cà phê và thông qua cà phê cũng như di sản khổng lồ của cà phê cùng thế mạnh của Việt Nam ngày nay gửi thông điệp này tới Mỹ, thúc đẩy hòa bình và phát triển cho Mỹ, Việt Nam và thế giới.

- Cho tới hôm nay, Việt Nam dù được xếp hạng là một trong số “11 nước có nền kinh tế lớn tiếp theo” nhưng Việt Nam vẫn chỉ được nhìn nhận bởi cuộc chiến đã cách đây 4 thập kỷ, dựa vào đâu ông hy vọng rằng người Mỹ hay châu Âu sẽ lắng nghe thông điệp của ông? Trước hết, chúng ta có thể nhận thấy rằng hầu hết các quốc gia được gọi là mới nổi cũng như “11 nước có nền kinh tế lớn tiếp theo” (“next 11”) thuộc về các nước phương Đông và phương Nam. Đó là minh chứng cho quy luật chuyển dịch theo hướng hài hòa. Thế giới và Mỹ sẽ phải tìm đến chúng tôi. Với vị trí địa lý chính trị và di sản lịch sử của mình, Việt Nam cũng có trách nhiệm rất quan trọng đối với diễn trình hài hòa hóa của thế giới. Lịch sử cho chúng tôi niềm tin, động lực và phương pháp để kể nên câu chuyện mới và khác biệt về Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng rằng thông qua cà phê Trung Nguyên và thông điệp cà phê sẽ tạo nên một làn sóng kinh tế xanh, một nền kinh tế hài hòa và một văn hóa “sáng tạo có trách nhiệm” đến Mỹ và thế giới.- Câu hỏi cuối cùng của tôi: Ông đã biến Trung Nguyên thành một công ty cà phê số một ở Việt Nam và còn xa hơn thế nữa. Điều gì khiến ông nghĩ rằng thế giới sẽ sẵn sàng chuyển từ Starbucks và Nestlé sang Trung Nguyên? Trước hết, tính đa dạng tạo nên sự hài hòa. Mọi sự độc quyền dưới bất kỳ hình thức nào đều không tốt. Trong ngành cà phê và văn hóa cà phê cũng vậy. Thế giới cần sự đa dạng trong phong cách uống cà phê cũng như chúng ta cần bảo vệ sự đa dạng sinh học vậy. Cà phê thế giới không chỉ là Starbucks và Nestlé. Thêm nữa, quá trình cạnh tranh của thế giới hiện nay có thể tạo ra các đối thủ cạnh tranh lớn nhưng các đối thủ này sống trong hài hòa. Ví dụ rõ nhất là trong ngành công nghiệp mạng. Chúng ta đã chứng kiến ít nhất bốn cuộc cách mạng trong vòng hai thập kỷ: Microsoft tạo ra và dẫn đầu cuộc cách mạng về trình duyệt với IE, Yahoo tạo ra hộp thư cá nhân, Google sắp xếp và tìm kiếm, Facebook xã hội hóa thế giới cá nhân. Trong ngành cà phê, chúng tôi tìm một lối đi riêng để thuyết phục khách hàng. Chúng tôi chuẩn bị một quan điểm mới, một sự lựa chọn mới cho cộng đồng cà phê thế giới. Và có một điều như ông nói, đây là một vấn đề rất thuần túy kinh tế và mang tính cạnh tranh, vì thế cho phép chúng tôi giữ bí mật điều này cho tới khi nào điều đó chúng tôi muốn công bố.>> Tra cứu điểm thi đại học 2012 nhanh, chính xác nhất>> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
Roland Schatz