GĐ Facebook VN: Dấu ấn kinh tế năm 2012 là sự lung lay của các ông lớn

09/01/2013 07:39
Hoàng Lực (thực hiện)
(GDVN) - “Theo tôi dấu ấn kinh tế Việt Nam năm 2012 chính là lung lay của các ông lớn, đến nay không chỉ doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn ngay cả tập đoàn lớn cũng điêu đứng…” – Ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc phát triển và hoạch định chính sách của Facebook ở Việt Nam.

LTS:
 Kết thúc năm 2012 nhiều khó khăn và thách thức, đã có những doanh nghiệp bứt phá thành công, nhưng cũng có những doanh nhân loay hoay tìm con đường mới để chèo lái con tàu sự nghiệp của mình “vượt bão”; Đã có nhiều giải pháp đưa ra để hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó nhưng cũng cần thêm nữa phương án thiết thực và hiệu quả hơn; Tiếng nói của người tiêu dùng đã chính xác và có trọng lượng hơn nhưng vẫn rất cần những thông tin minh bạch, dễ tiếp cận từ nhiều phía…

Bước sang năm 2013 cũng là thời điểm để họ, những CEO các lĩnh vực, ngành nghề,... chuyên gia kinh tế, lãnh đạo các cơ quan chức năng và cả những người tiêu dùng cùng nhìn lại những ấn tượng đã qua trong năm cũ cũng như bày tỏ mục tiêu, kỳ vọng của mình trong năm mới. Tất cả những nhận định, đánh giá, dự đoán của họ sẽ được phản ánh qua loạt bài của báo điện tử Giáo dục Việt Nam.


Năm 2013, ngành kinh doanh thương mại điện tử được dự đoán sẽ có bước phát triển vượt bậc cùng với số người sử dụng Internet tại Việt Nam tăng lên. Liên quan đến lĩnh vực này, phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trò chuyện cùng ông Huỳnh Kim Tước - Giám đốc phát triển và hoạch định chính sách của Facebook ở Việt Nam.
Ông Huỳnh Kim Tước: Giám đốc phát triển và hoạch định chính sách của Facebook ở Việt Nam
Ông Huỳnh Kim Tước: Giám đốc phát triển và hoạch định chính sách của Facebook ở Việt Nam
- Thưa ông, những dấu ấn nào của nền kinh tế Việt Nam 2012 để lại cho ông nhiều ấn tượng nhất? Ông Huỳnh Kim Tước: Có thể nói là từ trước đến giờ chúng ta thường nghe nói về các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn còn những tập đoàn lớn thì vững chắc. Nói như cảm nhận của các doanh nghiệp nhỏ và người dân thì các tập đoàn lớn rất an toàn và bất khả xâm phạm.  
Tuy nhiên, trong năm 2012, sự cảm nhận đó đã bị xóa tan khi chúng ta chứng kiến hàng loạt tên tuổi lớn bị ảnh trầm trọng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, như đầu tư ngoài nghành và sức ép chung của nền kinh tế khó khăn,... Với trên 40.000 doanh nghiệp phá sản ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và thu nhập hàng chục nghìn lao động. Qua đó đương nhiên là niềm tin của người tiêu dùng (consumer confidence) sẽ bị giảm đi.   Nhưng chính những khó khăn của một số tập đoàn và thương hiệu lớn vẫn giữ vững đà phát triển tạo tâm lý yên tâm cho người tiêu dùng và niềm tin của nhà đầu tư (Investor confidence). Theo cá nhân tôi nhận định thì dấu ấn lớn trong nền kinh tế Việt Nam trong năm 2012 có thể nói là: “sự lung lay của các ông lớn”.- Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, phát triển các kênh thương mại điện tử là hướng đi mới với nhiều cơ hội, cũng như thách thức, ông có đánh giá gì về ngành thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2012 và cơ hội của ngành thương mại điện tử năm 2013? Ông Huỳnh Kim Tước: Hiện nay tỷ lệ người dùng internet tại Việt Nam là 38%, cao hơn một ố nước láng giềng như Thái Lan, Philippin, và Indonesia. Và theo thống kê (EIU, Global Bank, Kleiner Perkins) thì Việt Nam có mức tăng trưởng người dùng internet băng thông rộng trên điện thoại di động là 358%.   Như vậy Việt Nam có một nền tảng tốt để có thể phát triển thương mại điện tử và đây cũng là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm ra hướng đi mới cho mình thông qua kênh thương mại điện tử. Thách thức cho Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển trong khu vực nói chung là phương thức thanh toán (payment) và hậu cần (logistics). Cụ thể là các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử nhưng phải tốn nhiều chi phí vận hành như một doanh nghiệp truyền thống và như vậy các doanh nghiệp chỉ sử dụng internet như là một kênh quảng bá chứ chưa thật sự chưa kinh doanh trên kênh thương mại điện tử theo đúng nghĩa. Vì thế, chi phí vận hành vẫn cao và chưa khai thác được sức mạng của internet và kênh thương mại điện tử.  Theo báo cáo của VECOM 2012 cho thấy, chỉ có 29% doanh nghiệp cho phép nhận đơn đặt hàng qua trang web.  Tuy tỷ lệ doanh nghiệp cho phép đặt hàng qua trang web có phần tăng trưởng tốt trong những năm qua nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp chúng ta vẫn chưa khai thác hết các cơ hội so với tốc độc phát triển internet Việt Nam những năm qua.  Năm 2012 cũng cho thấy sự thay đổi của mô hình mua theo nhóm và sự ưu ái của khách hàng dành cho các mô hình này không còn nóng như 2 năm trước đây. Năm 2013 thì các mô hình kinh doanh theo nhóm nói riêng và hoạt động kinh doanh trực tuyến nói chung cần có sự tối ưu hóa trong vận hành. 
Xu hướng tiếp thị trực tuyến – Online Marketing được dự đoán sẽ phát triển trong năm 2013
Xu hướng tiếp thị trực tuyến – Online Marketing được dự đoán sẽ phát triển trong năm 2013


Tức là doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ giảm các chi phí hoạt động offline bằng cách dùng công nghệ và ứng dụng để thực hiện những công việc offline như trước kia. Ví dụ như thay vì đơn vị cung cấp giải pháp mua theo nhóm phải có nhân viên tiếp thị liên lạc với các nhà cung ứng để giao dịch thì giờ  đây sẽ cho phép các nhà cung ứng tự đăng ký thông tin khuyên mãi trên ứng dụng mà không cần phải thông qua nhân viên tiếp thị.- Theo ông, lĩnh vực kinh doanh trên mạng nào sẽ hấp dẫn và thu thút được lượng lớn tiền đầu tư trong năm 2013?Ông Huỳnh Kim Tước: Riêng với lĩnh vực kinh doanh trên mạng thì sẽ là bức tranh sôi động hơn và mạnh hơn 2012. Khi kinh tế khó khăn thì mạng online sẽ là nơi mà mọi người sẽ tìm đến để khai thác các tiềm năng kinh doanh, đặt biệt là các nhà kinh doanh nhỏ và các bạn freelancers (các ngành nghề tự do). Đối với lĩnh vực online thì hoàn toàn khác với các lĩnh vực khác, cho nên các ngành nghề liên quan đến online vẫn thu hút các nhà tuyển dụng, đặt biệt là các ngành nghề liên quan đến mobile internet.  
Ông Huỳnh Kim Tước sang Mỹ theo gia đình từ năm 12 tuổi, đã tốt nghiệp ngành Tâm lý tại ĐH Texas và học cao học ngành Quản trị công quyền. Trong thời gian học cao học, anh tham gia chương trình giúp phát triển kinh tế cho những khu vực khó khăn của cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton.

Năm 1996, ông Tước về Việt Nam. Trong quá trình sử dụng các dịch vụ của Google và thường gửi về cho nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến này những ý kiến đóng góp để hoàn thiện sản phẩm. Khi Google tuyển cố vấn tại Việt Nam, Huỳnh Kim Tước ứng tuyển, và sau nhiều cuộc kiểm tra, trắc nghiệm, phỏng vấn... rất chuyên nghiệp của Google, ông Tước được mời sang trụ sở Google tại Mỹ và trở thành Cố vấn cao cấp của hãng tại thị trường Việt Nam.

Từ tháng 2/2011, ông Huỳnh Kin Tước đảm nhận vị trí Giám đốc phát triển và hoạch định chính sách của Facebook ở Việt Nam.
- Ông đánh giá như thế nào về cơ hội triển khai tiếp thị trực tuyến trên các mạng xã hội? T
heo ông thì các doanh nghiệp Việt Nam đã khai thác tốt lĩnh vực này chưa? 
Ông Huỳnh Kim Tước:  Mô hình tiếp thị thông qua kênh truyền miệng là cách tiếp thị tốt nhất của nhân loại mà các trang mạng xã hội mô phỏng và nhân bản lên trên diện rộng.  Trước khi có internet thì chúng ta dựa vào lời khuyên của người thân và bạn bè để đến với các sản phẩm và dịch vụ.  Giờ đây chúng ta có thể tiếp cận với nhiều bạn bè hơn khắp nơi trên thế giới, và qua đó biết nhiều sản phẩm mới mẽ hơn và hấp dẫn hơn.  Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã triển khai khá tốt trên các mạng xã hội. Tuy nhiên, tốt ở đây không đồng nghĩa với số lượng fan nhiều nhất, mà liên quan đến chất lượng nội dung trên các trang thông tin của mình.  Vì thế nếu doanh nghiệp muốn khai thác kinh doanh tốt và bền vững trên các trang mạng xã hội thì không nên dùng các kỹ xảo hoặc các hình thức ăn nhanh đánh lẹ để rồi làm phiền lòng chính những khách hàng của mình.   Kinh doanh trực tuyến cũng như kinh doanh thực, phải có kiến thức, kiên nhẫn, và có đạo đức trong kinh doanh. Tức là không nên nghĩ theo kiểu tiếp thị trực tuyến rồi qua đó chúng ta ứng xử với người dùng như là con số theo kiểu “ăn xổi ở thì”, mà nên nghĩ rằng dùng internet để tiếp cận với với khách hàng, mà đã là khách hàng thì nên cung cấp thông tin trung thực, hữu ích và kịp thời, không spam,...- Có ý kiến cho rằng chúng ta hiện nay có rất nhiều trang mạng, website mua bán trực tuyến…nhưng rõ ràng người tiêu dùng đang hoang mang khi sử dụng dịch vụ thương mại điện tử vì còn nghi ngờ tính chuyên nghiệp và trung thực của các đơn vị bán hàng trực tuyến, ông có đánh giá gì về thực trạng mua bán trực tuyến của Việt Nam hiện nay?  
Ông Huỳnh Kim Tước: Trước hết là không thể nào nói rằng website mua bán nào tại Việt Nam cũng không trung thực, mà chỉ có một số nhỏ thôi. Hơn thế nữa, việc không trung thực hoàn toàn không liên quan đến phương tiện (website, mạng xã hội, internet) mà đó là do con người.   Chúng ta nên xem xét từng trường hợp và từng cá nhân chứ không nên nói chung rằng website mua bán trực tuyến Việt Nam không trung thực. Có thể vì tâm lý bầy đàn và thiếu kiến thức về mô hình mới trên internet nên khi có một website làm ăn xấu thì tất cả bị ảnh hưởng.  Vì thế chúng ta cần xem xét hành vi của người vận hành website mua bán chứ không nên chỉ trích loại hình website mua bán. Trong xã hội chúng ta đã từng sai lầm khi phân biệt đối xử con người chỉ vì màu da, quốc tịch, hay giới tính của họ, mà đáng lẻ ra chúng ta chỉ nên đánh giá hành vi của họ thôi. - Xin trân trọng cảm ơn ông! 
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Hoàng Lực (thực hiện)