Phó TGĐ VietJetAir: Bay giá rẻ không có nghĩa kém chất lượng

02/12/2011 15:40
Tiểu Phương (thực hiện)
(GDVN) - Theo ông Nguyễn Đức Tâm, phó TGĐ VietJetAir: Những ai giữ suy nghĩ giá rẻ là hàng cũ, kém chất lượng... là hoàn toàn sai lệch ở VietJetAir.
Nhân sự kiện VietJetAir chính thức mở đường bay thương mại tại thị trường hàng không Việt Nam, phóng viên báo điện tử Giáo Dục Việt Nam đã có buổi trao đổi với ông Nguyễn Đức Tâm - phó TGĐ hãng hàng không VietJetAir quanh những vấn đề liên quan tới hàng không giá rẻ và sự cạnh tranh của các hãng hàng không trên thị trường nội địa.
“Giá rẻ không có nghĩa là hàng cũ, kém chất lượng”

-  Thưa ông, hiện nay có nhiều hãng hàng không cạnh tranh đã khai thác thị trường hàng không giá rẻ từ rất lâu như Vietnam Airlines, Jetstar Pacific... nhưng vẫn kêu lỗ. Vậy, với tư cách là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam được cấp phép bay trong nước và quốc tế, hoạt động theo mô hình hàng không giá rẻ, VietJetAir đã chuẩn bị chiến lược dài hạn cho chương trình này như thế nào?
Ông Nguyễn Đức Tâm: Trong kinh doanh hàng không, lỗ và lãi chỉ trong gang tấc. Khi VietJetAir mở ra một dịch vụ khai thác hàng không mới, bao giờ cũng mong muốn mình có lãi. Nhưng có làm được hay không còn phụ thuộc vào chiến lược mà chúng tôi đã đặt ra ngay từ đầu. Phương châm của chúng tôi là tạo ra nhiều cơ hội đi máy bay với chi phí thấp hơn cho người dân trong nước và khách du lịch đến Việt Nam, thúc đẩy giao thương, du lịch và đầu tư.-   Tuy nhiên, có một thực tế là sau một số sự cố không hài lòng về hãng hàng không giá rẻ, người tiêu dùng Việt tỏ ra e ngại khi sử dụng dịch vụ giá rẻ này. Vậy VietJetAir có những "độc chiêu" nào trấn an người tiêu dùng?Có lẽ, mọi người chưa hiểu được ý nghĩa của dịch vụ hàng không giá rẻ. Trong hàng không, giá cấu thành lên giá của hàng không, “giá rẻ” hay “không rẻ” đều như nhau vì tiêu chuẩn máy bay như nhau, chi phí thuê máy bay như nhau (chiếm 16%), kĩ thuật bảo dưỡng thì cùng một tiêu chuẩn (chiếm khoảng 14%). Yếu tố thứ 3 là về nhiên liệu. Hiện nay, theo tính toán của VietJetAir, nhiên liệu chiếm khoảng 46% chi phí. Cộng tất cả lại, cấu thành giá cố định của tất cả các hãng hàng không chiếm khoảng hơn 70%. Vậy đặt ra câu hỏi là: Giá rẻ là ở đâu, làm thế nào để duy trì hoạt động, giảm đi một vài phần trăm để hạ giá cho người tiêu dùng. Trong đó, chi phí chủ yếu có thể giảm được là chi phí phục vụ ở các sân bay, chi phí phục vụ dịch vụ trên không, chi phí phòng vé, bán vé, hoa hồng, chi phí quảng cáo... Trong gần 30% còn lại, chi phí nào giảm được 5 – 10% thì giá vé máy bay mới rẻ được! Nhiều người từ trước tới nay vẫn cứ nghĩ: Giá rẻ là hàng cũ, hàng kém chất lượng, điều này là hoàn toàn sai lệch. Việc giảm chi phí được hay không phụ thuộc vào vấn đề sử dụng nhân lực hay giảm thiểu các dịch vụ, trong đó, nhân lực là yếu tố hàng đầu.
Với chiến lược kinh doanh theo mô hình hàng không chi phi thấp, VietJetAir đã quyết định lựa chọn dòng tàu bay chủ đạo là Airbus A320 mới, tập trung vào các sản phẩm tàu bay mới để tiết kiệm chi phí nhiên liệu, bảo dưỡng, vận hành.
Với chiến lược kinh doanh theo mô hình hàng không chi phi thấp, VietJetAir đã quyết định lựa chọn dòng tàu bay chủ đạo là Airbus A320 mới, tập trung vào các sản phẩm tàu bay mới để tiết kiệm chi phí nhiên liệu, bảo dưỡng, vận hành.
“Giả rẻ hơn, bay nhiều thêm”- Ra đời trong hoàn cảnh thị trường hàng không nội địa đã xuất hiện các tên tuổi lớn, có khả năng cạnh tranh rất lớn như Vietnam Airlines, Jetstar Pacific... VietJetAir sẽ làm gì để nổi bật tính ưu việt của hãng hàng không công ty mình? Chúng tôi xây dựng hãng hàng không thế hệ mới, sự khác biệt của chúng tôi chính là thân thiện, vui vẻ, an toàn và giá rẻ. Đó là mục tiêu mà chúng tôi đã và đang phấn đấu. Với phương châm “Giả rẻ hơn, bay nhiều thêm”, VietJetAir hướng đến mục tiêu mở rộng thị trường hàng không Việt Nam tạo cơ hội cho mọi người dân có thể đi máy bay và cung cấp cho khách hàng Việt Nam và khách du lịch nhiều sản phẩm và dịch vụ hàng không chi phí thấp, hiệu quả, chất lượng, và an toàn.
VietJetAir: “Ưu điểm của chúng tôi là: Thân thiện, vui vẻ, giá rẻ, an toàn”
VietJetAir: “Ưu điểm của chúng tôi là: Thân thiện, vui vẻ, giá rẻ, an toàn”
- Chính thức gia nhập thị trường hàng không Việt Nam, ông có kỳ vọng thế nào vào hoạt động của hãng mình?Chúng tôi mong muốn sẽ trở thành hãng hàng không được yêu thích ở Việt Nam và khu vực. Theo đó, tháng 12/2011, VietJetAir sẽ bắt đầu hoạt động với 2 máy bay cất cánh. Đến tháng 1/2012 sẽ có thêm 1 máy bay, tiếp tục sau đó đến cuối năm 2012 sẽ có 6 máy bay. Trước mắt, chúng tôi đầu tư khai thác ở đường bay nội địa như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Cam Ranh, Đà Lạt, Hải Phòng. Tiếp theo giai đoạn 2 sẽ triển khai một số đường bay quốc tế.- Tháng 10/2011, Tập đoàn hàng không giá rẻ hàng đầu châu Á - Air Asia - chính thức phát đi thông tin rút khỏi kế hoạch liên doanh với hãng hàng không tư nhân của Việt Nam VietJetAir. Trong khi VietJetAir không chỉ bay nội địa mà còn bay quốc tế. Tuyên bố trên của VietJetAir Air Asia có ảnh hưởng tới việc khai thác các đường bay quốc tế hay không, thưa ông?
Theo thông lệ bình thường, trên thế giới, thương hiệu nào nổi tiếng thì đều có giá trị, ai sử dụng được nó thì đều được hưởng lợi.

-  Mới đây, thông tin về việc Jetstar Pacific kinh doanh thua lỗ và có thể phải chuyển 70% cổ phần sang Vietnam Airlines, cũng hoạt động trên phương châm “hàng không giá rẻ”, VietJetAir có sợ mình giẫm phải những khó khăn mà Jetstar Pacific đã gặp phải hay không?

Tôi chưa có thông tin gì về việc đó. Nếu điều đó xảy ra thì không có gì lạ vì trước đây, Jetstar Pacific nằm trong VNA, giờ có trở lại thì cũng như trước đây, không có gì mới cả. Đối với tôi, không có gì ngạc nhiên và cũng không có bàn luận gì. 

- Xin cảm ơn ông về buổi trao đổi này!
VietJet Air chính thức cất cánh từ 25/12

Ngày 2/12/2011, Công ty Cổ Phần hàng không VietJet đã chính thức khai trương hệ thống thương mại trên toàn quốc và ra mắt hãng hàng không thế hệ mới VietJetAir, đánh dấu sự tham gia của hãng vào thị trường hàng không Việt Nam với mô hình hàng không chi phí thấp (Low Cost Carrier - LCC).

Theo đó, chuyến bay đầu tiên sẽ cất cánh ngày 25/11 tuyến Hà Nội - TP.HCM. Mức giá thấp nhất trên đường bay này là 900.000 đồng/chiều, thay đổi tùy theo thời điểm khách mua. Dự kiến, mỗi ngày VietJet Air sẽ bay 2 chuyến khứ hồi.

Đối với các đường bay khác, VietJet Air dự định sẽ mở bán vé cho chặng bay TP.HCM-Đà Nẵng từ tháng 2/2012, với mức giá từ 455.000 đồng/chặng.

VietJetAir hiện khai thác dòng tàu bay Airbus A320 mới, 3 trục đường nội địa chính của Việt Nam là TP.HCM, Đà Nẵng và Hà Nội. Từ giữa năm 2012, VietJetAir có kế hoạch mở rộng mạng đường bay tới các tỉnh thành khác của Việt Nam và các điểm đến trong khu vực.

Việc bán vé sẽ được triển khai qua website bán vé www.vietjetair.com, điện thoại (tổng đài 19001886), 120 đại lý, phòng vé trên toàn quốc và tại các điểm giao dịch của Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP.HCM (HDBank).
Tiểu Phương (thực hiện)