Bé 4 tuổi: “Hôn thế này mới ra dáng người lớn!”

13/05/2011 08:05
(GDVN) - Con của chúng ta đang có hiện tượng “lớn trước tuổi”. Không còn hiếm những “ông cụ non”, những “bà sẻ già” đang học làm người lớn.

(GDVN) - Ngày nay, con của chúng ta đang có hiện tượng “lớn trước tuổi”. Không còn hiếm những “ông cụ non”, những “bà sẻ già” đang học làm người lớn.

{iarelatednews articleid='1638,676'}

Có những câu chuyện cười ra nước mắt trước những hành động của trẻ con khiến cha mẹ phải định hướng cho con trẻ tiếp cận với cuộc sống.

Trở về nhà sau một năm du học, tôi đã choáng váng suýt ngất trước những hành động của cô cháu gái mới gần 4 tuổi.

Hôn vào má cháu, nó đẩy vội tôi ra, nhăn mặt xua tay: “Sao dì lại hôn như thế? Phải hôn như thế này này…”. Nói xong, nó choàng tay qua cổ tôi rồi hôn thẳng vào miệng tôi, mối quấn quýt với môi dì và nghẹo đầu bên nọ nghẹo đầu bên kia.

Không thể tin nổi, tôi hỏi “Ai dạy con hôn như thế?”. Con bé hồn nhiên trả lời “Con xem trên TV người ta toàn làm như thế. Mà ở lớp con đi học, các bạn dạy phải hôn như thế mới ra dáng người lớn”. Nghe con trả lời thế, cả nhà chị tôi cười ầm lên. Còn tôi chỉ biết lắc đầu và bó tay chấm com.

Nhận ca sỹ đẹp trai làm… chồng

Đi sang thăm gia đình cô bạn thân, tôi lại càng choáng hơn. Bạn tôi lập gia đình sớm nên có con gái cũng đã hơn 3 tuổi. Vừa gặp nhau, cô bạn tôi đã say sưa kể chuyện về con gái rượu với vẻ đầy tự hào.

Thấy tôi không tập trung lắm, cô bạn gọi cả con ra, và tiếp theo là một màn kích động biểu diễn để phô “tài nghệ” của con. Cô bạn tôi với cái điều khiển rồi bật nhạc nhảy xập xình. Chẳng cần ai bảo, như có chất xúc tác của phản ứng hóa học, con bé liền xoay người, lắc hông, môi mở khẽ, mắt liếc bên nọ bên kia, một tay để lên đầu, tay kia uốn dẻo lần từ ngực xuống bụng rồi xuống hông…

Tôi không thể tin đây là một bé gái mới chỉ hơn 3 tuổi bởi trước mắt tôi là hình ảnh của một vũ công rất “sành” về lắc cột…

Sau màn nhảy nhót, cô bé làm nũng mẹ đòi mua kẹo. Vì còn mãi “buôn” với tôi nên cô bạn bảo con: “Đây, con cầm điện thoại của mẹ gọi cho anh Tuấn Hưng đi”.

Tôi hỏi Tuấn Hưng là ai, bạn cười bảo: “Từ ngày TV phát sóng phim “Cho một tình yêu” có Mỹ Tâm và Tuấn Hưng đóng, nó chỉ thích anh Tuấn Hưng thôi và nhận anh Tuấn Hưng là chồng”.

 

Tôi liền gọi con bé lại hỏi: “Thế sao con lại thích chú Tuấn Hưng mà không phải chú Quang Dũng? Chú Quang Dũng cũng đóng phim đó cơ mà” – “Vì con thấy anh Tuấn Hưng đẹp trai hơn ạ”. Tỗi ngã ngửa trước câu trả lời của con bé.

Sau khi được mẹ đưa máy, con bé liền cầm máy đưa lên tai, nét mặt bỗng nhiên thay đổi hẳn, từ vòi vĩnh nũng nịu sang đanh đá: “Alo, anh Tuấn Hưng à. Anh đang ở đâu đấy? Thế à, về nhà ngay đi, em nấu cơm rồi. Được rồi, ừ. Đừng có mà la cà đấy không em xử lý đấy…”.

Cứ nói xong một câu, con bé lại giữ máy một chút cho giống kiểu có người ở đầu dây bên kia đang trả lời. Lần này thì tôi thật sự tá hỏa, cứ như là con bé 3 tuổi đang đi đóng phim, và dường như không phải bé đang cố giả vờ nói chuyện mà là đang diễn lại một cách tự nhiên câu chuyện điện thoại giữa mẹ và bố nó…

Trẻ hóa trẻ con

Còn cả một nghìn lẻ một câu chuyện về những đứa trẻ có biểu hiện bắt chước kiểu người lớn. Rõ ràng, ngày càng có nhiều thức tác động ảnh hưởng đến nhận thức và phản ứng của trẻ. Nào là các phim ảnh trên tivi, mạng Internet, nào là các tạp chí quảng cáo, nào là học từ những đứa trẻ xung quanh,… nhưng phần nhiều có lẽ là do học theo bố mẹ. Nhiều khi bố mẹ chỉ là vô tình có một câu nói, có một hành xử lạ… thì con mắt của con trẻ cũng chụp được ngay và chúng dễ dàng bắt chước lại, thậm chí còn phát triển vấn đề theo cách hiểu của chúng nữa.

Tâm hồn con trẻ như trang giấy trắng. Nếu người lớn biết cách để viết lên đó những điều hay thì trang giấy đó sẽ ngay ngắn sạch đẹp. Còn nếu người lớn vô tình chỉ vẽ lên đó những hình thù nguệch ngoạc thì trang giấy đó sẽ biến thành giấy nháp bỏ đi. Chính vì thế, nuôi dạy con cái cũng là cả một nghệ thuật. Những bậc phụ huynh cần có sự nghiêm túc bàn bạc trao đổi về cách dạy con.

Trước mặt con trẻ, bố mẹ cần biết giới hạn hành động đến mức nào, nên lựa chọn những kênh truyền hình, văn bản phẩm, đồ chơi nào là hợp lý đối với từng độ tuổi của trẻ. Có thế, tâm sinh lý bé mới phát triển đúng hướng theo đúng định mức tâm lý độ tuổi của mình.

Hồng Trang

Hãy chia sẻ những câu chuyện, quan điểm của bạn và những người thân về cách nuôi dạy con cái vào email: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc phản hồi phía dưới.

{jcomments on}