Cha mẹ ơi, xin đừng so sánh!

07/06/2011 23:58
“Trời ơi! Đồ con cái vô tích sự, chí có mỗi ăn với học mà cũng không xong. Mang sách vở sang nhà thằng Huy con bác Liên xem nó học thế nào mà giỏi thế!”.

“Trời ơi! Đồ con cái vô tích sự, chí có mỗi ăn với học mà cũng không xong. Mang sách vở sang nhà thằng Huy con bác Liên xem nó học thế nào mà giỏi thế!”.

{iarelatednews articleid='2929'}

Từ chuyện học

Gần ngày thi tốt nghiệp, không khí trong nhà Hà (học sinh lớp 12, trường Phạm Hồng Thái) trở nên căng thẳng nhưng Hà còn cảm thấy ngột  ngạt hơn do những áp lực mà mẹ gây nên. Chẳng là, trong kì thi thử ở trường, do ôn tập chưa kỹ nên điểm số của Hà không được như mong muốn, thế là mẹ Hà lại ca bài ca muôn thưở: “Trời ơi! Đồ con cái vô tích sự, chí có mỗi ăn với học mà cũng không xong. Mang sách vở sang nhà thằng Huy con bác Liên xem nó học thế nào mà giỏi thế!”.

Không chỉ thế, do Huy bằng tuổi nên từ ngày đi học mẫu giáo, hai người luôn bị đem ra so sánh, từ chuyện điểm số, đến chuyện tương lai nghề nghiệp sau này. Bởi lẽ, mẹ Hà cũng muốn con thi vào trường y để có tương lai tốt đẹp như Huy, nhưng bà đâu có biết mơ ước từ lâu của cô con gái là trở thành một nhà báo giỏi. “Nhiều lúc cũng thấy tủi thân, buồn và tức lắm vì mẹ cứ so sánh này nọ, nên khi gặp Huy mình cũng thấy không thoải mái, ghen ghét kiểu gì ấy.” Hà chân thật nói.
 

Mẹ ơi, xin đừng so sánh!
Cha mẹ ơi, xin đừng so sánh!


Đến chuyện ăn

Ngày hai đứa cháu ngoại ra đời, bà Liên (Thụy Khuê, Hà Nội) đã rất vui mừng vì niềm vui từ lâu có cháu bế bồng đã thành hiện thực. Hai đứa cháu chỉ sinh cách nhau vài ngày nhưng con của chị Hằng thì bụ bẫm còn con chị Trang lại còi hơn. Thế là, chồng chị Trang luôn so sánh giữa hai đứa: nào là chiều cao, cân nặng, thậm chí cả độ nhanh nhẹn, thông minh. Cũng từ đó, cu Tí nhà chị Trang bắt đầu vào một cuộc chạy đua ngầm nhưng không kém phần quyết liệt để bằng được con chị Hằng. Bất cứ đồ ăn, thức uống, đồ chơi nào mà con chị Hằng có là ngay lập tức cu Tí cũng có luôn. Rồi một thực đơn với đầy đủ chất dinh dưỡng cũng sẵn sàng. Quả thật, hai vợ chồng chị Trang đã dành hết sức lực để chăm cho cậu con trai nhỏ nhưng dường như kết quả vẫn chưa mấy khả quan vì cu Tít vẫn rất lười ăn, mỗi giờ ăn đối với cậu là cả cực hình.

Rồi chuyện đi làm

Thu, sinh viên năm cuối trường Đại học Quốc gia Hà Nội, chỉ còn một tháng nữa là tốt nghiệp. Nhưng trước đó từ lâu, Thu đã thuộc lòng những “tấm gương” mà bố cô kể, đó là: “Chị Thủ y- con bác Thành, có hai bằng đại học, vừa ra trường đã xin được việc làm ngay, một tháng kiếm được 10 triệu. Rồi anh Trường - con bác Cương tốt nghiệp trường Kiến trúc mấy năm, đã xây được cái nhà đẹp long lanh cho bố mẹ”. Thu biết, những câu chuyện bố kể chỉ là muốn mình nỗ lực để đạt được như thế, nhưng Thu vẫn thấy ấm ức khi bị so sánh vì theo Thu: “Mỗi người là một cá tính khác nhau, có những ưu điểm và hạn chế riêng nên những so sánh như thế  là khập khiễng” nên mỗi khi bố nói như vậy, Thu chị ậm ừ cho qua chuyện.

Cha mẹ nào cũng luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con nên nhiều khi họ cho rằng có so sánh như vậy thì con mình mới có động lực đề cố gắng. Song sự thật đó không phải là động lực mà biến thành áp lực khiến con cái trở nên tự ti, mặc cảm thậm chí quay lại căm ghét hoặc thù hận những “tấm gương” đó. Cho nên, cha mẹ hãy để con cái phát triển một cách tự nhiên và phát huy hết những sở trường của chúng chứ đừng bắt con mình trở thành bản sao hay khuôn mẫu của bất kì ai.

Theo AFamily